Tham khảo ngay đề thi thử vào lớp 10 2021 môn văn phòng GD ĐT huyện Tân Yên, Bắc Giang hay nhất dành cho các em học sinh lớp 9. Cùng Đọc tài liệu thử sức với đề thi dưới đây nhé:
Đề thi thử vào 10 môn văn phòng GD ĐT huyện Tân Yên, Bắc Giang
Câu 1. (3 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
“Ai về đất Lục quê tôi
Thăm cảnh Suối Mỡ du chơi lạ lùng
Thăm đền Thượng viếng đền Trung
Đường cheo leo dốc gập ghềnh suối khe
Lùm cây bóng mát bao che
Nước trong ta tắm suối khe ta ngồi
Trên ngàn trùng gió rung rinh thôi
Dưới lòng khe cá lội bướm bay
Chim rừng thánh thót vui thay
Nước xô thác đổ tối ngày không ngơi”...
a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ đó?
b. Câu đầu đoạn thơ có nhắc về “đất Lục”, theo em đó là địa danh nào? Ở đâu?
c. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong đoạn thơ?
d. Đoạn trích đã bồi đắp cho em tình cảm nào về quê hương Bắc Giang? Hãy trình bày ngắn gọn cảm xúc đó (khoảng từ 3 đến 5 câu văn).
Câu 2. (2 điểm)
Vừa qua trên mạng xã hội đã chia sẻ rất nhiều về câu chuyện cảm động “Mười năm cõng bạn đi học” của bạn Minh Hiếu (Trường THPT Triệu Sơn - tỉnh Thanh, Hóa). Hành động của bạn Minh Hiếu thể hiện một tình bạn đẹp! Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 3. (5 điểm)
Cảm nhận của em về hình ảnh anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long qua phần trích sau:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi.
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.
(Trích “Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long).
-Hết-
Vậy là Đọc tài liệu đã giới thiệu tới các em đề thi thử vào lớp 10 môn Văn, mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập. Đừng quên còn rất nhiều tài liêu đề thi thử vào 10 môn văn khác của các tỉnh thành trên cả nước nhé.
Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2021 phòng GD ĐT huyện Tân Yên, Bắc Giang (tham khảo)
Câu 1.
a, Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: tự sự.
b, Đất lục ở đây có thể là để chỉ Rừng Nguyên Sinh Khe thuộc tỉnh Bắc Giang
c, Các từ láy : lạ lùng , cheo leo , rung rinh , thánh thót
Tác dụng : Dùng diễn tả cảnh vật ở quê hương Bắc Giang , làm hiện ra trước mắt ta một hình ảnh hùng vĩ của suối , của núi non có gió thổi rung rinh , hoặc là sự trù phú về động vật qua hình ảnh con chim hót lên tiếng hót thánh thót
Ngoài ra các từ láy còn làm câu thơ lời văn thêm sinh động hấp dẫn.
d, Qua các câu thơ , ta nhận thấy tình cảm gắn bó sâu sắc với cảnh vật ở Bắc Giang , nơi có núi ngàn rộng lớn , có suối trong vắt , tiếng suối chảy róc rách nghe vui tai . Đây là quê hương của tác giả , là nơi nhà thơ được sinh ra và lớn lên , là quê hương thiêng liêng cao quý của tác giả . Từ tình yêu với quê hương Bắc Giang , đã dẫn đến cho ta tình yêu đất nước . Mỗi chúng ta phải biết góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 2.
Các em có thể hiểu đề bài này cụ thể như sau: Nghị luận về tình bạn đẹp, lấy dẫn chứng cụ thể bằng tình bạn của Minh Hiếu - Tất Minh nổi tiếng vừa qua.
Yêu cầu kĩ năng
- Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ về tình bạn
- Dạng đề: Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: những sự việc, con người trong thực tế đời sống
- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, bình luận.
Yêu cầu nội dung
- Luận điểm 1: Giải thích khái niệm về tình bạn
- Luận điểm 2: Vai trò, ý nghĩa của tình bạn là gì?
- Luận điểm 3: Biểu hiện của tình bạn đẹp thông qua tình bạn của Minh Hiếu - Tất Minh.
- Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề, phê phán những tình bạn vụ lợi
- Luận điểm 5: Kinh nghiệm, bài học cho bản thân.
Với dung lượng 200 chữ, các em có thể rút ngắn các ý và trình bày thật ngắn gọn, súc tích cho chủ đề này.
Câu 3.
Đề bài: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
Tránh nhầm lẫn với đề văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa, nội dung bài cảm nhận về nhân vật anh thanh niên ngoài việc phân tích các em cần kết hợp nêu cảm nghĩ, cảm nhận của mình về điều vừa đưa ra phân tích. Có thể bám theo các luận điểm chính sau đây để thực hiện bài văn cảm nhận của mình.
- Luận điểm 1: Anh thanh niên có sự say mê và trách nhiệm cao đối với công việc của mình.
- Luận điểm 2: Anh thanh niên có những lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng.
- Luận điểm 3: Anh thanh niên mang một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống
- Luận điểm 4: Anh thanh niên có tính cách cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.
- Luận điểm 5: Anh thanh niên cũng là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.
-/-
Mong rằng với trọn bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm này thì các em có thể hoàn thiện kĩ năng làm văn và giải đề tốt hơn. Chúc các em học tốt!