Cảm nhận về anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa, khám phá những khía cạnh sâu sắc nhất của nhân vật, từ lòng yêu nghề, sự cống hiến thầm lặng đến tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống. Bằng những gợi ý cụ thể và phân tích chuyên sâu và tuyển chọn những bài văn mẫu hay do Đọc tài liệu sưu tầm và biên soạn, các em sẽ có đủ tự tin để viết một bài văn đầy cảm xúc và thuyết phục về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
.Hãy cùng bắt đầu hành trình khám phá vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên nhé!
Hướng dẫn cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
1. Phân tích yêu cầu đề bài
- Yêu cầu về nội dung: phân tích và nêu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên.
- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh... xoay quanh nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa.
- Phương pháp lập luận chính: phân tích, cảm nhận.
2. Luận điểm nhân vật anh thanh niên
Cũng tương tự như với đề văn phân tích nhân vật anh thanh niên, nội dung bài cảm nhận về nhân vật anh thanh niên ngoài việc phân tích các em cần kết hợp nêu cảm nghĩ, cảm nhận của mình về điều vừa đưa ra phân tích. Có thể bám theo các luận điểm gợi ý sau đây:
- Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc
- Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng
- Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống
- Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.
- Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.
3. Khái quát nhân vật anh thanh niên
Đọc kỹ truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" để nắm vững nội dung, cốt truyện và đặc biệt là hình tượng nhân vật anh thanh niên.
- Anh thanh niên không có tên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn Cao 2600 mét làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
- Anh là một người rất yêu công việc và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Phẩm chất tốt đẹp: khiêm tốn, giản dị, ham học hỏi, đọc sách, giàu tình cảm, chu đáo, cởi mở, quan tâm tới người khác; biết sắp xếp, tổ chức cuộc sống, ngăn nắp, khoa học, chủ động...
- Anh thanh niên là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam với nhiều phẩm chất tốt đẹp, sống có lý tưởng, biết làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh, hy sinh tuổi trẻ, cống hiến cho đất nước.
4. Sơ đồ tư duy cảm nhận về nhân vật anh thanh niên
Cảm nhận nhân vật anh thanh niên bằng sơ đồ tư duy
>>> Tham khảo thêm sơ đồ tư duy Lặng lẽ Sa Pa
Lập dàn ý cảm nhận nhân vật anh thanh niên
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa:
+ Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí, các tác phẩm của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ ngọt ngào, giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng, gần gũi.
+ Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai, ca ngợi những con người lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước.
- Khái quát về nhân vật anh thanh niên: đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng, những con người lao động bình thường mà cao cả, những con người đầy quan tâm, đầy trách nhiệm đối với đất nước.
2. Thân bài cảm nhận anh thanh niên
a) Khái quát về anh thanh niên
- Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.
- Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người".
b) Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên
Phân tích những chi tiết, lời thoại, hành động của anh thanh niên để hiểu rõ tính cách, phẩm chất và tâm hồn của nhân vật.
Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc
- Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.
- Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
- Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:
+ có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới".
+ “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".
=> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.
- Thái độ của anh với công việc:
+ Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.
+ Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.
* Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng
- Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...
- Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."
* Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống
- Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:
+ Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;
+ Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình
+ Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình
+ Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.
=> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học, đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đời, say mê cuộc sống.
* Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.
- Niềm vui được đón tiếp khách dào dạt trong anh, bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói:
+ Biếu bác lái xe củ tam thất.
+ Tặng bó hoa cho cô gái.
+ Tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ.
- Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng chân thành, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm, giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.
* Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép
- Khi ông họa sĩ bày tỏ ý muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối vì tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy.
- Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét...
=> Anh chỉ dám nhận phần nhỏ bé, bình thường so với bao nhiêu người khác.
c) Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn.
- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:
+ Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.
+ Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh.
- Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp.
- Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi.
d) Liên hệ bản thân: Rút ra bài học từ nhân vật, liên hệ với cuộc sống và lý tưởng của bản thân.
3. Kết bài
- Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên: là một hình tượng điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam đang xây dựng đất nước với lý tưởng cao đẹp đó là sống và cống hiến.
- Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay: Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.
>>> Hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa
TOP 15+ bài văn hay cảm nhận về nhân vật anh thanh niên
Đoạn văn ngắn số 1 cảm nhận anh thanh niên
Anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một hình ảnh đẹp đẽ, sáng ngời về người lao động trẻ trong thời kỳ xây dựng đất nước. Anh sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao ngất, công việc thầm lặng mà vô cùng quan trọng: đo gió, đo mưa, góp phần vào dự báo thời tiết phục vụ sản xuất và chiến đấu. Nhưng không vì thế mà anh cô đơn, buồn tẻ. Ngược lại, anh tràn đầy sức sống, yêu đời, yêu nghề, luôn tìm thấy niềm vui trong công việc và cuộc sống. Anh tự trồng hoa, nuôi gà, đọc sách, thậm chí còn làm "cuộc cách mạng" cải tạo rau xanh. Lòng mến khách, sự quan tâm đến người khác của anh cũng thật đáng quý. Anh hồ hởi đón tiếp những vị khách xa lạ, ân cần chăm sóc họ như người nhà. Qua nhân vật anh thanh niên, Nguyễn Thành Long đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc về ý nghĩa của lao động và sự cống hiến thầm lặng. Dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ công việc gì, chỉ cần có tình yêu nghề, yêu cuộc sống, chúng ta đều có thể tỏa sáng và mang lại niềm vui cho mình và cho đời.
Đoạn văn ngắn số 2 cảm nhận anh thanh niên
Anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một hình ảnh đẹp đẽ về người lao động trẻ tuổi, tận tụy và giàu lòng yêu nghề. Dù sống một mình trên đỉnh núi cao, công việc thầm lặng, anh vẫn giữ được sự lạc quan, yêu đời và tinh thần trách nhiệm cao. Anh không chỉ làm tốt công việc của mình mà còn sẵn sàng giúp đỡ người khác, thể hiện qua việc hướng dẫn ông họa sĩ và bác lái xe đến thăm "nhà". Anh khiêm tốn, không tự cao tự đại, luôn coi trọng và đề cao những đóng góp của người khác cho xã hội. Qua hình ảnh anh thanh niên, Nguyễn Thành Long đã gửi gắm thông điệp về ý nghĩa của lao động, sự cống hiến thầm lặng và vẻ đẹp của tâm hồn con người.
Đoạn văn ngắn số 3 cảm nhận anh thanh niên
Trong "Lặng lẽ Sa Pa", nhân vật anh thanh niên hiện lên như một người trẻ tràn đầy nhiệt huyết, sống hết mình vì công việc và lý tưởng. Dù làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, cô đơn trên đỉnh núi cao, anh vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời. Anh yêu công việc của mình, thấy nó "tuyệt lắm" và luôn tận tụy với nó. Anh không chỉ là một người làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đơn thuần, mà còn là một người bạn chân thành, hiếu khách. Anh sẵn sàng chia sẻ những củ tam thất quý giá với người khác, tỉ mỉ hướng dẫn cách pha trà, thể hiện sự quan tâm và tình cảm chân thành. Anh thanh niên là hình ảnh đẹp của người lao động mới, có tinh thần trách nhiệm cao, cống hiến hết mình cho đất nước, sống có lý tưởng và luôn lạc quan yêu đời.
Đoạn văn ngắn số 4 cảm nhận anh thanh niên
Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long không chỉ tái hiện bức tranh thiên nhiên Sa Pa rộng lớn, thơ mộng mà còn xây dựng thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng, tiêu biểu nhất có thể kể đến nhân vật anh thanh niên. Anh thanh niên tuổi còn trẻ, mới 27 tuổi nhưng đã sống và làm việc một mình trên trạm khí tượng đỉnh núi Yên Sơn, xung quanh chỉ có cỏ, cây, mây núi Sa Pa. Với anh thanh niên, công việc chính là niềm vui giúp anh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của hoàn cảnh sống. Làm công tác khí tượng, anh thanh niên thường xuyên đúng giờ "ốp" là lại ra ngoài trời đo đạc, tính toán về mây, mưa, gió, nắng, chấn động mặt đất. Tất cả những số liệu anh đo giúp cho việc dự báo thời tiết chính xác hơn, những thông tin được đưa đến người dân, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Anh thanh niên là một người yêu nghề và ý thức về công việc. Anh ý thức được mình với công việc là đôi, công việc của anh còn gắn với bao anh em, đồng chí. Cuộc sống của anh thanh niên tưởng như chỉ có công việc nhưng không nhạt nhẽo như vậy, anh còn trồng hoa, đọc sách, nuôi gà, làm cho đời sống tinh thần của chính mình luôn tươi mới. Trong cuộc sống sinh hoạt, anh là người cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, điều này được thể hiện trực tiếp qua cách anh quan tâm tặng củ tam thất cho bác lái xe, tặng hoa cho cô kĩ sư trẻ. Anh còn rất khiêm tốn và thành thực, anh cảm thấy công việc của mình chỉ là nhỏ bé, không đáng kể công. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh cảm thấy rất ngại, nghĩ rằng mình không xứng và giới thiệu những người khác xứng đáng được vẽ hơn anh, đó là ông kỹ sư vườn rau hay anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét. Qua nhân vật anh thanh niên, tác giả muốn gửi gắm tới thế hệ trẻ về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác.
Cảm nhận về anh thanh niên bài văn mẫu số 5
Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long, lòng ta cứ xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu. Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió, đo mưa, đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Anh quan niệm: “khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”. Anh hiểu rõ: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu, lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh, toát lên qua nét mặt, cử chỉ: anh biếu bác lái xe củ tam thất, mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”, hồn nhiên kể về công việc, đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ. Khó người đọc nào có thể quên, việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết. Bó hoa cho cô gái, nước chè cho ông hoạ sĩ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu. Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng, tận tình đáng quý.
Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sĩ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay. Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông họa sĩ những người khác đáng vẽ hơn mình: “Không, không, bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn.”. Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn. Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”. Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa pa, thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng, những chi tiết chân thực tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ. Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên đã khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng.
Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
Cảm nhận về anh thanh niên bài văn mẫu số số 6
Nguyễn Thành Long là cây bút chuyện viết về truyện ngắn và kí, các tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và đậm chất trữ tình. Nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Thành Long thường là những con người giàu nhiệt huyết và luôn sống hết mình cho tổ quốc. Trong đó, nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” là một ví dụ điển hình. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm đến người đọc nhiều giá trị sâu sắc.
Anh thanh niên ấy hai mươi bảy tuổi, tác giả chỉ gọi bằng ba cụm từ ấy chứ không có tên, anh công tác tại một trạm khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ làm bạn với mây mù và thiên nhiên. Anh là một người có lòng yêu nghề, có trách nhiệm cao trong công việc, điển hình nhất là việc anh đã từ bỏ thành phố phồn hoa để thực hiện lý tưởng sống của mình. Cuộc sống của anh trên đỉnh núi cao với biết bao thiếu thốn nhưng anh lại lấy làm sang trọng, bởi anh biết rằng công việc của anh tuy nhỏ bé nhưng lại liên quan tới công việc chung của cả nước, của đồng bào. Với anh, công việc là tất cả, là niềm vui và là lẽ sống. Anh sống hết mình vì công việc, cố gắng hết sức mình cống hiến cho đất nước.
Anh thanh niên có một đời sống rất giản dị, tao nhã và thơ mộng biết nhường nào. Sống một mình trên cao người ta thường cho mình tự do, nhưng không vì thế mà anh đánh mất đi sự ngăn nắp của mình. Căn nhà ba gian lúc nào cũng sạch sẽ, bàn ghế, sổ sách… lúc nào cũng gọn gàng. Điều đó cho thấy anh đã khước từ sự cẩu thả để bản thân luôn là một con người có tính kỉ luật cao. Anh còn rất thích đọc sách. Anh coi chúng như bạn và tự giác học tập từ đó. Đọc sách đã trở thành một trong những thú vui tao nhã và không thể thiếu trong cuộc sống của chàng thanh niên trẻ tuổi.
Đối với mọi người, anh là một con người chân thành và cực kì hiếu khách: anh tặng bác lái xe một giỏ tam thất, giỏ trứng dành cho khách ăn trưa, tặng bó hóa cho cô gái… Không chỉ có thế, anh còn tự tay pha nước trà cho khách, trò chuyện một cách rất thân mật. Anh lấy làm vui vì có người tới thăm anh, vì ở trên cao lâu ngày, anh mắc chứng “thèm người”.
Công việc tuy khó khăn vất vả nhưng anh luôn cảm thấy mình thật bé nhỏ so với người khác, anh còn nghĩ mình không là gì so với người bạn của anh đang công tác trên đỉnh Phan-xi-păng. Khi ông họa sĩ ngỏ lời muốn vẽ anh, anh lại thấy mình thật không xứng đáng vì quanh anh còn nhiều người xứng đáng hơn như ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu khoa học về sét. Phải chăng vẻ đẹp ấy chính là vẻ đẹp của một lối sống quên mình mà nhà thơ Tố Hữu đã phải trăn trở:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)
Qua phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, ta thấy tác phẩm đã thành công với tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, cách miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ mộc mạc và giản dị. Thông qua anh thanh niên, phải chăng tác giả Nguyễn Thành Long như muốn khẳng định rằng cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng của biết bao con người từ mọi miền đất nước bất kể ngành nghề, tuổi tác hay giới tính. Đó là những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu. Mỗi người một nhiệm vụ, chúng ta cần phải trân trọng và hoàn thành tốt trách nhiệm của bản thân để không chỉ làm đẹp cho chính mình mà còn làm giàu cho xã hội. Ý nghĩa của cuộc sống phải chăng cũng là thế?
Cảm nhận về anh thanh niên bài văn mẫu số 7
Trong những trang văn nhẹ nhàng mà sâu lắng của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, một con người bình dị mà cao đẹp, khiến người đọc không khỏi cảm phục và yêu mến.
Anh thanh niên hiện lên qua lời kể của bác lái xe với ông họa sĩ và cô kĩ sư như một chàng trai cô độc giữa núi rừng Sa Pa. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất... rồi ghi chép, báo về trung tâm. Công việc ấy đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao. Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng chỉ có cỏ cây, mây mù làm bạn. Thế nhưng, anh không hề cảm thấy cô đơn, buồn tẻ. Anh tâm sự: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Câu nói ấy đã thể hiện một quan niệm sống tích cực, một tình yêu nghề sâu sắc.
Không chỉ yêu nghề, anh thanh niên còn là một người sống có lý tưởng. Anh hiểu rõ công việc của mình tuy nhỏ bé nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, với cuộc sống của mọi người. Anh tâm niệm: "Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Lời nói ấy đã thể hiện một tinh thần trách nhiệm cao, một ý thức công dân sâu sắc.
Anh thanh niên còn là một người có tâm hồn phong phú, giàu tình cảm. Anh yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Anh tự tạo cho mình một cuộc sống đầy ý nghĩa với những thú vui như nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Anh còn là một người hiếu khách, nhiệt tình. Anh sẵn sàng đón tiếp những người khách lạ, chia sẻ với họ những điều tốt đẹp nhất của mình.
Qua hình ảnh anh thanh niên, Nguyễn Thành Long đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống, về lẽ sống của con người. Cuộc sống không phải chỉ là những gì ta nhận được, mà còn là những gì ta cống hiến. Hạnh phúc không phải chỉ là những gì ta có, mà còn là những gì ta làm cho người khác.
Anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" là một tấm gương sáng về tinh thần lao động, về lòng yêu nước, về lối sống có lý tưởng. Hình ảnh ấy đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ bạn đọc, nhắc nhở chúng ta về những giá trị đích thực của cuộc sống. Anh thanh niên không chỉ là một nhân vật văn học, mà còn là một biểu tượng đẹp của người lao động mới, của tuổi trẻ Việt Nam.
Cảm nhận nhân vật anh thanh niên bài văn mẫu số 8
Nguyễn Thành Long là một nhà văn nổi tiếng, với những tác phẩm đặc sắc để lại dấu ấn. Kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai mùa hè năm 1970 đã cho mọi người thấy được một Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó, nổi bật lên là nhân vật anh thanh niên, sống một mình trên núi cao làm công việc đo khí tượng. Anh luôn thèm khát được gặp người để thỏa lòng mong ước.
Nhắc đến Sa Pa, trong đầu mỗi người đã hiện ra một vùng đất mát mẻ, có tuyết mỗi khi đông về, là nơi tham quan, nghỉ ngơi rất thú vị. “Lặng lẽ Sa Pa” cho ta biết được một mặt khác ở vùng đất bao người muốn đến này. Đó là Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm để cống hiến một phần của mình cho đất nước bằng sự đam mê.
Mở đầu câu chuyện, anh thanh niên hiện lên vô cùng rõ nét qua câu chuyện của bác lái xe và người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ. Anh mới hai mươi bảy tuổi, một mình thích thú với công việc đo khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét. Điều thú vị nhất ở anh chàng này là anh ta “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.
Khi lên đỉnh núi Yên Sơn cao ngất, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã gặp một chàng trai “tầm vóc nhỏ nhắn, nét mặt rạng ngời”. Anh sống một mình trong căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm. Tuy anh sống một mình, nhưng chưa bao giờ anh buông thả bản thân, anh vẫn luôn chăm chút cho những góc riêng trong cuộc sống của mình. Anh trồng hoa, nuôi gà, anh mang lại cho cuộc sống của mình rất nhiều niềm vui. Khi có khách đột xuất anh hào hứng chào đón, giới thiệu với họ về cuộc sống của mình, đưa họ đi hái hoa và ca ngợi những người bạn khác cũng đang làm việc ở Sa Pa. Cuộc sống cô đơn đấy không làm anh bị mai mờ mà nó làm cho anh thanh niên được nổi bật hơn về những đức tính mà một người trưởng thành nên có.
Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, còn rất trẻ, chưa có người yêu đáng ra phải bay nhảy với cuộc sống, phải vui chơi ở phố phường nhộn nhịp. Anh lại chọn rời xa nơi thành thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bó với công việc vất vả mà vô cùng cô đơn này “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đầy những khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao, vậy mà anh lại đam mê với nó. Công việc phải luôn canh đúng giờ, đối mặt với gió, bão, tuyết, hoang thú và sự cô đơn.
Áp lực công việc không có ai để chia sẻ, với một người bình thường chắc họ đã buồn rầu mà sống chẳng có ý nghĩa, nhưng anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.
Cuộc sống riêng của anh là khi không làm việc anh lại đọc sách, nó như người bạn tâm tình, sách mang đến cho anh niềm vui, sự sẻ chia, nguồn kiến thức bổ ích và thỏa tâm hồn ham nghiên cứu của anh. Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả. Lời nói thật thà ấy, không những thể hiện lòng khiêm tốn mà còn vẽ ra trước mắt một đội ngũ tri thức đang âm thầm ngày đêm làm việc, cống hiến, hi sinh. Sự cống hiến ấy đã giúp cho chúng ta hiểu giá trị của những con người đang âm thầm làm việc, hi sinh bản thân mình vì lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là những gương sáng chúng ta cần học tập và noi theo.
“Lặng lẽ Sa Pa” là một tác phẩm hay và đặc sắc. Hình ảnh anh thanh niên vô cùng nổi bật, qua đó ta hiểu thêm về cuộc sống vất vả của những con người thầm lặng và những đức tính vô cùng đẹp của họ.
Cảm nhận nhân vật anh thanh niên bài số 9
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là câu chuyện đẹp, nhẹ nhàng và bình dị kể về cuộc sống của những con người trong thời kỳ xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Trong đó tác giả làm toát lên vẻ đẹp hiếm có của anh thanh niên làm nhiệm vụ trên núi cao và khát vọng sống, khát vọng cống hiến bất diệt.
Với giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng; những trang viết mộc mạc, chân thực của Nguyễn Thành Long đã khiến cho trái tim người đọc thổn thức, chộn rộn. Hình ảnh anh thanh niên được khắc họa đậm nét trong từng trang viết. Người đọc có một cái nhìn mới mẻ, khách quan hơn đối với những người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho quê hương, tổ quốc. Anh thanh niên không có tên cụ thể, tác giả chỉ gọi anh là “anh thanh niên”, có lẽ đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Qua ngòi bút của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên hiện lên là người làm công tác khí tượng thủy văn, đo gió, đo mây. Trước hết anh là một người yêu nghề, nhiệt huyết đối với nghề, không quản ngại khó khăn để hoàn thành công việc được giao. Cuộc sống của anh vốn bình lặng và giản dị, “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”.
Với một vài chi tiết đó, chúng ta đã hình dung được cuộc sống buồn chán, tẻ nhạt của anh. Một người đang ở độ tuổi sung sức nhưng lại sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng đánh đổi tuổi trẻ để mang lại sự ấm no, hạnh phúc. Chi tiết bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” cũng hoàn toàn đúng với cuộc sống hiện tại của anh. Đối lập với sự bình lặng, êm đềm của công việc là tâm thế bình tĩnh, lòng nhiệt huyết và yêu nghề sâu sắc. Đây chính là đức tính đáng quý của anh thanh niên trong mắt mọi người.
Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người đáng kính, anh không ngại khó khăn, thử thách vẫn dấn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng. Bởi với anh đó chính là lẽ sống. Anh đã tự tìm thú vui cho bản thân mình trong những quyển sách. Có lẽ đây là điều mà rất nhiều người trẻ cần phải học tập. Đó chính là việc không được chùn bước, phải luôn ngẩng cao đầu và nhiệt huyết hết mình với công việc.
Khi con người ta sống một mình quá lâu, thường thì sẽ rơi vào cảm giác cô đơn đến cùng cực, sống khép kín và ngại giao tiếp với mọi người. Ấy vậy mà anh lại rất khát người “thèm người”. Chính đức tính này đã tạo nên lòng hiếu khách muốn san sẻ, sự nhiệt tình mỗi khi có người đến đây chơi. Tấm lòng này đã để lại trong lòng ông họa sỹ và cô kỹ sư trẻ nhiều tình cảm đặc biệt. Anh đã hồ hởi kể về cuộc sống của mình, về đồng nghiệp, về nét đẹp của Sa Pa trầm lặng. Anh thanh niên đã lặng lẽ tặng hoa cho cô kỹ sư trẻ cũng như gói trà cho ông họa sỹ già. Tất cả những cử chỉ ân cần đó khiến người khác khâm phục và ngưỡng mộ.
Theo mạch kể của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên còn là một người rất khiêm tốn. Mặc dù công việc vất vả, khó nhọc nhưng anh không bao giờ kêu than hay tự hào về mình điều gì hết. Anh luôn thấy mình nhỏ bé trước người khác, đặc biệt là hành động ông họa sỹ đòi phác họa chân dung thì anh đã bảo “bác đừng vẽ cháu, cháu sẽ giới thiệu cho bác một người xứng đáng hơn”. Đây chính là một tinh thần rất đáng quý và đáng học tập cho thế hệ trẻ.
Như vậy với cốt truyện nhẹ nhàng, tình cảm nhưng Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã gieo vào lòng người đọc xúc cảm về hình ảnh một con người hi sinh thầm lặng ở một nơi hoang vắng. Chúng ta càng thêm trân trọng hơn những con người đang ngày đêm vì đất nước.
Cảm nhận nhân vật anh thanh niên bài số 10
Nguyễn Thành Long thuộc thế hệ nhà văn, nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông thường viết truyện ngắn pha chất ký. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là cái kết của chuyến đi Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Đó cũng là khoảng thời gian mà phong trào “ba sẵn sàng” ở miền Bắc đang diễn ra sôi nổi. Đọc truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa, người đọc ấn tượng sâu sắc hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu luôn chân thành, cần mẫn và say mê trong công việc dù vượt qua nhiều khó khăn gian khổ.
Anh thanh niên là một người luôn miệt mài với công việc. Một mình anh sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Trong suốt bốn năm trời, hàng ngày anh “có nhiệm vụ đo gió, đo nắng, đo mưa, đo chấn động mặt đất, dự vào báo thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Ngày qua ngày anh sống trong bóng đêm với mưa sương gió tuyết, ít ai thấy bóng người. Bác lái xe nói anh là người “cô độc nhất thế gian” nhưng anh lại nói “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí khác. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”.
Qua lời tâm sự của anh thanh niên, người đọc nhận thấy hình ảnh một người trẻ tuổi yêu nghề và sẵn sàng cống hiến. Dường như anh nhận ra rằng công việc của mình đang làm vô cùng quan trọng và có tính tập thể cao bởi gắn liền với rất nhiều đồng chí. Anh không nhận thấy mình lạc lõng giữa nơi núi rừng heo hút, không thấy mình cô độc vì ngoài công việc ra anh còn có một người bạn để trò chuyện, đó chính là những cuốn sách. Anh nói “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện, nghĩa là có sách ấy mà”.
Mặc dù sống trong điều kiệu thiếu thốn và khắc nghiệt nhưng anh thanh niên luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Anh tự sắp xếp cuộc sống, dù một mình ở trên đỉnh núi cao anh vẫn có bầy gà đẻ trứng, có trà ngon, có vườn hoa. Điều đó cho người đọc thấy được anh biết vượt qua khó khăn để yêu đời và tận hưởng cuộc sống bình dị chốn rừng hoang. Anh không ngại khó, ngại khổ dầm mình trong “mưa tuyết”. Anh kể rằng “Gian khổ là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng… Ở đây có cả mưa tuyết đấy”, rồi “ngọn đèn bão vặn to cỡ nào cũng không đủ sáng”, “gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ đợi mình ra là ào ào xô tới”.
Anh thanh niên kể về sự lặng im lúc một giờ sáng đó mới thật đáng sợ “nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung”. Công việc của người thanh niên trên đỉnh núi Yên Sơn vất vả cực nhọc như thế đấy. Cái lúc một giờ sáng, khi mà người ta còn đang say giấc ngủ, anh vẫn tỉnh dậy vượt cái gió, cái lạnh, bão tuyết và sự lặng im đến rợn người của núi rừng hoang vu để hoàn thành công việc. Anh kể “những lúc im lặng lạnh cóng mà lại như hừng hực cháy”.
Có lẽ, cái điều làm anh không ngại khó ngại khổ, vượt qua tất cả mọi cản trở chính là cái sự hừng hực ấy, cái nhiệt tình, bản lĩnh và sống hết mình của sức trẻ. Phải chăng khắc họa hình ảnh anh thanh niên, Nguyễn Thành Long muốn phần nào nhấn mạnh sự nhiệt tình, chăm chỉ và khát khao muốn cống hiến của những người thanh niên thời ấy gắn với phong trào “ba sẵn sàng”.
Không chỉ cần mẫn trong công việc, vượt mọi khó khăn thử thách, anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa còn là một người chân thành. Anh có những đóng góp quan trọng trong phục vụ sản xuất và chiến đấu, góp một phần không nhỏ cho đất nước nhưng anh vẫn rất khiêm tốn. Khi bác họa sĩ già phác họa chân dung của mình trong cuốn sổ tay, anh ngượng ngùng và vui vẻ giới thiệu những người đáng vẽ hơn mình cho bác họa sĩ. Anh giới thiệu “ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa”, rồi anh say sưa kể về người kỹ sư với một sự ngưỡng mộ “ngày này qua ngày khác ông ngồi dưới vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn thụ phấn cho hoa su hào”, “tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày lúc chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong”.
Anh ca ngợi ông kỹ sư già đã tận tâm trong công việc để “su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn ngọt hơn trước”. Nghe qua cách kể chuyện hào hứng của anh về người kỹ sư và việc từ chối được vẽ chân dung, người đọc nhận thấy anh thanh niên luôn khiêm tốn khi được khen ngợi những hi sinh thầm lặng của mình nhưng lại rất trân trọng những cống hiến của mọi người xung quanh.
Anh không chỉ giới thiệu bác họa sĩ vẽ chân dung ông kỹ sư nông nghiệp mà còn cả “đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan” anh. Anh nhận thấy xung quanh còn bao nhiêu người đáng vẽ hơn mình, đóng góp nhiều hơn mình. Anh thốt lên “ông kỹ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá”. Đọc tới đây, ta càng thêm yêu quý anh thanh niên nhiều hơn, anh cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống, thấy cuộc đời đẹp và ý nghĩa hơn khi chứng kiến bao người đang ngày đêm miệt mài, hi sinh và đóng góp cho tổ quốc.
Người đọc không chỉ nhận thấy sự chân thành trong đức tính khiêm tốn, mà còn thấy được sự tinh tế, hiếu khách và quan tâm đến mọi người. Anh gây được thiện cảm với bác họa sĩ và cô kỹ sư ngay lần gặp mặt đầu tiên. Bác lái xe được anh biếu một “củ tam thất” cho vợ bác mới ốm dậy. Anh đón nhận cuốn sách bác mua hộ với tâm trạng hào hứng, mừng vui. Và một chi tiết rất nhỏ thôi nhưng đủ để người đọc nhận ra sự tinh tế và hiếu khách của anh đó là tặng bó hoa cho cô gái “rất tự nhiên như một người đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái”. Tất cả những cử chỉ quan tâm ấy tới tất cả mọi người, chúng ta càng thấy thêm yêu mến và quý trọng anh thanh niên nhiều hơn.
Với một ngợi ca chân thành, nhà văn Nguyễn Thành Long đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp về sự cống hiến thầm lặng của con người trong những năm bảy mươi của thế kỷ trước. Người thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là biểu tượng của con người và những thanh niên thời ấy vượt qua khó khăn, vẫn miệt mài, say mê trong công việc, sống chân thành, khiêm tốn và đóng góp sức trẻ, nhiệt huyết cho sự phát triển của đất nước.
Cảm nhận nhân vật anh thanh niên bài số 11
Trong bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng của "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, một con người bình dị mà cao đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Anh thanh niên hiện lên với vẻ ngoài giản dị, chân chất. Tuy đã hai mươi bảy tuổi, anh vẫn giữ được nét trẻ trung, hồn nhiên của tuổi trẻ. Anh sống một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng chỉ có "cây cỏ và mây mù lạnh lẽo làm bạn", nhưng không vì thế mà anh cảm thấy cô đơn, buồn tẻ. Ngược lại, anh luôn tràn đầy năng lượng và yêu đời. Anh tự tìm niềm vui trong công việc, say mê đọc sách và trồng hoa. Cuộc sống của anh tuy giản dị nhưng lại rất phong phú và ý nghĩa.
Điều đáng quý nhất ở anh thanh niên là tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất... để phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc tuy vất vả, đơn điệu nhưng anh chưa bao giờ cảm thấy nhàm chán. Anh tâm sự: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Anh luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, bất chấp khó khăn, gian khổ. Anh không chỉ làm việc vì trách nhiệm mà còn vì tình yêu với nghề, với đất nước.
Anh thanh niên còn là một người có tấm lòng nhân hậu, yêu thương mọi người. Anh sẵn sàng chia sẻ những củ tam thất quý giá với ông họa sĩ và cô kĩ sư, dù đó là kết quả của bao ngày lao động vất vả. Anh quan tâm đến mọi người xung quanh, luôn cố gắng giúp đỡ họ. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung mình, anh đã từ chối và giới thiệu những người khác xứng đáng hơn. Anh không muốn mình là trung tâm của sự chú ý, mà muốn mọi người nhìn thấy những đóng góp thầm lặng của những người khác.
Anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" là hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động mới, những con người sống có lý tưởng, có trách nhiệm với công việc và đất nước. Họ không ngại khó khăn, gian khổ, luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung. Họ là những bông hoa đẹp tô điểm cho cuộc sống, là những tấm gương sáng để chúng ta học tập.
Qua hình ảnh anh thanh niên, Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm thông điệp về ý nghĩa của cuộc sống và lao động. Cuộc sống không chỉ là những phút giây hưởng thụ cá nhân, mà còn là sự cống hiến, là việc làm những điều có ích cho xã hội. Lao động không chỉ là cách để kiếm sống, mà còn là niềm vui, là sự sáng tạo, là cách để khẳng định giá trị bản thân.
Hình ảnh anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" sẽ mãi là nguồn cảm hứng cho chúng ta, nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa của cuộc sống, về tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương con người. Anh là một tấm gương sáng để chúng ta soi vào, để chúng ta học tập và noi theo.
Cảm nhận nhân vật anh thanh niên bài số 12
Nói đến Nguyễn Thành Long, người ta lại nhắc đến một cây bút cần mẫn, nhiệt thành đi sâu vào thực tiễn, tìm kiếm chất liệu từ cuộc đời để phản ánh cuộc đời một cách chân thực. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả chuyến hành trình thực tế ấy tại Lào Cai. Truyện khắc họa nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng với biết bao phẩm chất cao đẹp về lý tưởng và lẽ sống đáng quý của con người.
Không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, nhưng người đọc biết đến anh thanh niên qua những lời chuyện trò của bác lái xe trên chuyến hành trình trở về thành phố từ đỉnh Yên Sơn. Hình ảnh ấy lại được khắc họa rõ ràng hơn trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa anh và mọi người khi xe dừng lại nghỉ ở giữa hành trình. Dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng anh thanh niên đã giúp mọi người có thêm những suy nghĩ mới mẻ: Trong cái lặng im của Sa Pa […] Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét với công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ chiến đấu và sản xuất cho đồng bào ta. Việc làm tuy mang lại nhiều ý nghĩa nhưng cũng dễ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi ngày cứ đều đặn bốn lần, bất kể nắng, gió hay mưa bão, anh đều phải thực hiện nhiệm vụ của mình và báo về trung tâm.
Công việc không khó nhưng gian khổ, “gian khổ nhất là lần ghi và báo lúc một giờ sáng. Rét, có cả mưa tuyết. Nửa đêm, chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão có vặn to đến mức nào cũng cảm thấy không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và cái im lặng bên ngoài chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. Gian khổ trong công việc là vậy, gian khổ trong hoàn cảnh sống lại càng lớn hơn gấp bội.
Một mình quanh năm giữa “bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”, cô đơn lặng lẽ, không một bóng người. Có lúc lại “thèm người” đến độ lăn cây chặn giữa đường để có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò cùng hành khách trên xe. Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng điều gì đã giúp anh vượt lên hoàn cảnh ấy? Phải chăng đó là ý thức công việc, là lòng yêu nghề khi thấy được công việc lặng thầm này mang lại lợi ích cho cuộc sống và cho mọi người.
Miệt mài với công việc, xem công việc là bạn nên không thấy cô đơn. Anh hiểu rằng công việc của mình mang lại lợi ích cho cuộc sống, giúp quân ta đánh thắng trận, giúp đồng bào ta sản xuất được mùa. Vì vậy, dù không có ai đôn đốc, thúc giục hay giám sát, anh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Anh yêu công việc của mình, anh xem đó là niềm vui, là người bạn thân thuộc và kể về điều đó một cách say sưa, đầy tự hào. “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cất nó đi cháu buồn chết mất”, lời tâm sự của anh với bác họa sĩ cũng chính là lời bộc bạch chân thành cho lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm ở anh thanh niên.
Giá trị đích thực của con người chính là ở lý tưởng và lẽ sống của mình. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa chính là người dung hòa được lý tưởng và lẽ sống ấy. Anh biết cách sắp xếp công việc hợp lý, biết tìm niềm vui trong cuộc sống, tổ chức cuộc sống ở trạm khí tượng ngăn nắp, đầy đủ và thú vị. Những vườn hoa thược dược đầy màu sắc, những chú gà mái cho quả trứng to tròn, những chú gà con tíu tít, những quyển sách chứa đựng biết bao điều thú vị. Cuộc sống buồn tẻ nhưng với cái nhìn lạc quan và sự chủ động của người con trai đầy lý tưởng đã làm cuộc sống ấy trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Anh thanh niên là một người cởi mở, trân quý tình cảm của mọi người và dành rất nhiều tình cảm đến những người xung quanh mình. Anh gửi củ tam thất cho vợ của bác lái xe, gửi làn trứng cho bác họa sĩ, gửi tặng đóa hoa cho cô kỹ sư. Đằng sau những món quà giản đơn ấy là sự quan tâm chân thành và chu đáo từ một tâm hồn hồn hậu. Bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” nhưng chính anh lại tâm sự với bác họa sĩ mình với công việc “là một đôi” chứ không phải một mình. Quả thật những người có lý tưởng đẹp sẽ có những suy nghĩ đẹp.
Công việc dù vất vả, dù mang lại nhiều lợi ích thế nhưng anh lại là người vô cùng giản dị, khiêm tốn. Anh cảm thấy mình là một người bình thường như biết bao người đang cống hiến tuổi trẻ cho đất nước, bởi thế, khi bác họa sĩ ngỏ ý định vẽ chân dung, anh từ chối và giới thiệu “những người khác đáng vẽ hơn”. Chỉ với một số chi tiết xuất hiện trong chốc lát nhưng chân dung, tinh thần của anh thanh niên hiện ra khá rõ nét với những nét đẹp về tình cảm, tâm hồn, cách sống, quan niệm sống và quan niệm về công việc.
Trong truyện ngắn này còn xuất hiện một số nhân vật khác đã góp phần làm rõ nét hơn nhân vật chính. Đó là bác lái xe, cầu nối khiến người đọc mong chờ gặp anh, là ông họa sĩ với cảm giác xúc động, bối rối “vì họ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết”. Chính nỗi xúc động và bao điều suy tư của ông họa sĩ đã làm cho chân dung anh thanh niên sáng đẹp hơn lên và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng. Đặc biệt nhất chính là cô kỹ sư trẻ soi chiếu vào cái đẹp của anh thanh niên để người đọc hiểu thêm về cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, về thế giới những con người như anh. Đây chính là thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện mình.
Với tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên từ điểm nhìn của bác họa sĩ, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa thành công hình ảnh đẹp của người lao động bình thường. Anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao, anh không có tên, chỉ gọi một cách khái quát là thanh niên với cách gọi nói lên sức trẻ, lý tưởng, nhiệt huyết cùng mong muốn hiến dâng mọi thứ tuyệt vời cho đất nước.
“Chỉ có cuộc sống vì người khác mới đáng quý”. Câu nói ấy của A. Enstein khiến người ta suy nghĩ về lý tưởng và lẽ sống của con người trong thời đại ngày nay. Sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận đã phác họa hình ảnh anh thanh niên - người trai lý tưởng mang lẽ sống cao đẹp của cuộc sống thời đại lúc bấy giờ. Đó là những con người lặng thầm, làm những công việc lớn lao hiến dâng cho cuộc sống.
Cảm nhận về anh thanh niên bài văn mẫu số 13
Trong chuyến hành trình đến "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn có cơ hội gặp gỡ những con người đáng mến, trong đó có anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Anh đã để lại trong lòng chúng ta ấn tượng sâu sắc về một người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, sống hết mình vì lý tưởng và cống hiến.
Điều đầu tiên làm ta ấn tượng ở anh thanh niên là tình yêu nghề, sự tận tâm với công việc. Dù sống một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm chỉ có "cây cỏ và mây mù lạnh lẽo làm bạn", anh vẫn không cảm thấy cô đơn hay buồn chán. Anh tìm thấy niềm vui trong công việc, coi đó là người bạn đồng hành không thể thiếu. Anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không ngại khó khăn, gian khổ. Sự tận tụy và tâm huyết của anh với công việc khiến ta cảm phục và ngưỡng mộ.
Bên cạnh đó, anh thanh niên còn là một người có tâm hồn lạc quan, yêu đời. Anh tự tạo niềm vui cho mình bằng cách đọc sách, trồng hoa, nuôi gà. Anh không chỉ sống cho riêng mình mà còn quan tâm đến mọi người xung quanh. Anh sẵn sàng chia sẻ những củ tam thất quý giá với ông họa sĩ và cô kĩ sư, dù đó là thành quả của bao ngày lao động vất vả. Sự lạc quan và tình yêu cuộc sống của anh đã truyền cảm hứng cho chúng ta, giúp ta nhận ra rằng hạnh phúc không nằm ở đâu xa mà nằm ngay trong những điều bình dị xung quanh ta.
Không chỉ có vậy, anh thanh niên còn là một người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và giúp đỡ người khác. Anh không ngần ngại giúp đỡ bác lái xe và ông họa sĩ khi họ gặp khó khăn. Anh cũng từ chối lời đề nghị vẽ chân dung của ông họa sĩ, bởi anh cho rằng còn nhiều người khác xứng đáng hơn mình. Sự khiêm tốn và lòng tốt của anh khiến ta cảm thấy ấm áp và trân trọng.
Qua hình ảnh anh thanh niên, chúng ta có thể nhận ra rằng hạnh phúc không chỉ đến từ vật chất mà còn đến từ sự cống hiến, từ việc sống có ích cho xã hội. Anh thanh niên là một tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, sự lạc quan và tình yêu thương con người. Anh đã dạy cho chúng ta bài học quý giá về ý nghĩa của cuộc sống và cách sống đẹp.
Cảm nhận về anh thanh niên bài văn mẫu số 14
Trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên hiện lên như một điểm sáng giữa không gian yên bình của núi rừng Tây Bắc. Anh là một người trẻ tuổi, sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, nơi chỉ có "cây cỏ và mây mù lạnh lẽo". Nhưng anh không hề cô đơn hay buồn chán, mà ngược lại, luôn tràn đầy năng lượng và yêu đời.
Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất... một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao. Anh đã gắn bó với công việc này trong suốt bốn năm, không quản ngại khó khăn, gian khổ. Anh coi công việc là người bạn đồng hành, là niềm vui và là lẽ sống của mình. Không chỉ yêu nghề, anh thanh niên còn là một người có tấm lòng nhân hậu, yêu thương mọi người. Anh sẵn sàng chia sẻ những củ tam thất quý giá với ông họa sĩ và cô kĩ sư, dù đó là kết quả của bao ngày lao động vất vả. Anh quan tâm đến mọi người xung quanh, luôn cố gắng giúp đỡ họ. Anh không muốn mình là trung tâm của sự chú ý, mà muốn mọi người nhìn thấy những đóng góp thầm lặng của những người khác.
Anh thanh niên là hình ảnh đẹp của người lao động mới, có tinh thần trách nhiệm cao, cống hiến hết mình cho đất nước. Anh sống có lý tưởng, có đam mê và luôn lạc quan yêu đời. Anh không chỉ là một người làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đơn thuần, mà còn là một người bạn chân thành, hiếu khách. Qua hình ảnh anh thanh niên, Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm thông điệp về ý nghĩa của cuộc sống và lao động. Cuộc sống không chỉ là những phút giây hưởng thụ cá nhân, mà còn là sự cống hiến, là việc làm những điều có ích cho xã hội. Lao động không chỉ là cách để kiếm sống, mà còn là niềm vui, là sự sáng tạo, là cách để khẳng định giá trị bản thân.
Hình ảnh anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" sẽ mãi là nguồn cảm hứng cho chúng ta, nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa của cuộc sống, về tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương con người. Anh là một tấm gương sáng để chúng ta soi vào, để chúng ta học tập và noi theo.
Cảm nhận về anh thanh niên bài mẫu số 15
Giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Sa Pa, hiện lên hình ảnh anh thanh niên - một người làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Anh là một chàng trai trẻ trung, hồn nhiên, yêu đời và tràn đầy nhiệt huyết.
Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất... một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao. Dù phải đối mặt với sự cô đơn, khắc nghiệt của thiên nhiên, anh vẫn luôn tận tụy, say mê với công việc của mình. Anh coi công việc là "người bạn", là niềm vui và là lẽ sống của mình.
Không chỉ yêu nghề, anh thanh niên còn là một người có trái tim ấm áp, giàu lòng yêu thương. Anh sẵn sàng chia sẻ những củ tam thất quý giá với ông họa sĩ và cô kĩ sư, dù đó là thành quả của bao ngày lao động vất vả. Anh quan tâm đến mọi người xung quanh, luôn cố gắng giúp đỡ họ. Anh không muốn mình là trung tâm của sự chú ý, mà muốn mọi người nhìn thấy những đóng góp thầm lặng của những người khác.
Anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" là đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ xây dựng đất nước. Họ là những người có lý tưởng, có hoài bão, sẵn sàng cống hiến sức trẻ và tài năng của mình cho quê hương. Họ không ngại khó khăn, gian khổ, luôn giữ vững niềm tin và lạc quan vào cuộc sống.
Hình ảnh anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Anh là tấm gương sáng về lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm và sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung. Anh là biểu tượng của tuổi trẻ Việt Nam đầy nhiệt huyết, tài năng và khát vọng vươn lên.
Xem thêm:
- Các đề văn về Lặng lẽ Sa Pa
- Đóng vai ông họa sĩ kể lại Lặng lẽ Sa Pa
- Dàn ý phân tích Lặng lẽ Sa Pa
- Đóng vai nhân vật cô kĩ sư kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa
Các em vừa tham khảo những gợi ý cách làm chi tiết và TOP 15+ bài văn, đoạn văn hay cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Truy cập kho tài liệu Văn mẫu 9 để cập nhật thêm nhiều bài văn hay khác giúp bạn rèn luyện kỹ năng làm văn, chuẩn bị tốt cho các bài thi và kiểm tra môn Văn. Chúc các em học tốt!