Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 môn Hóa Mai Anh Tuấn lần 2

Xuất bản: 12/04/2021 - Cập nhật: 21/04/2021 - Tác giả:

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 môn Hóa Mai Anh Tuấn lần 2 với bộ câu hỏi là các dạng đề quen thuộc theo chuẩn cấu trúc của Bộ GD

Mục lục nội dung

Cùng Đọc tài liệu tham khảo ngay đề thi thử tốt nghiệp môn Hóa năm học 2020-2021 trường Mai Anh Tuấn - Thanh Hóa lần 2 để tổng hợp kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Xem ngay tài liệu tham khảo đề thi thử THPT Quốc gia 2021 này 

(Tải đề thi thử môn Hóa này về máy trong file đính kèm bên dưới)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 môn Hóa Mai Anh Tuấn lần 2

Câu 1: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(hexametylen adipamit).

B. Poli(metyl metacrylat).

C. Poli(vinyl clorua).

D. Poliacrilonitrin.

Câu 2: Dung dịch của amino axit nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Axit glutamic.

B. Glyxin.

C. Alanin.

D. Lysin.

Câu 3: Thủy phân tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và muối có công thức là

A. C17H33COONa.

B. C17H35COONa.

C. C15H31COONa.

D. C17H31COONa.

Câu 4: Chất nào sau đây dễ bị nhiệt phân?

A. K2CO3.

B. NaOH.

C. NaHCO3.

D. NaCl.

Câu 5: Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực trên đất nước ta. Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+, Fe2+, Cu2+, Hg2+,… người ta có thể dùng

A. dimetylete.

B. Ca(OH)2.

C. etanol.

D. H2SO4.

Câu 6: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?

A. Fe.

B. Zn.

C. Cu.

D. Mg.

Câu 7: Este X có công thức cấu tạo là CH3COOCH3. Tên gọi của X là

A. metyl axetat.

B. etyl fomat.

C. metyl propionat.

D. etyl axetat.

Câu 8: Chất nào sau đây là nhôm nitrat?

A. AgNO3.

B. AI(NO3)3.

C. AICI3.

D. Fe(NO3)3.

Câu 9: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

A.  Ag.

B. Al.

C. Fe.

D. K.

Câu 10: Hiđrocacbon nào sau đây có một liên kết đôi trong phân tử?

A. Axetilen.

B. Metan.

C. Benzen.

D. Etilen.

Câu 11: Giấm ăn là một chất lỏng có vị chua, được tạo ra từ sự lên men của rượu etylic. Thành phân chính của giấm là dung dịch của axit X với nồng độ khoảng 2% – 5%. Chất X là

A. axit oxalic.

B. axit axetic.

C. axit fomic.

D. axit lactic.

Câu 12: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. MgCl2.

B. AgNO3.

C. CuSO4.

D. FeCl3.

Câu 13: Crom có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. CrO.

B. CrCl3.

C. Cr2O3.

D. NaCrO2.

Câu 14: Loại tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ nilon-6.

B. Tơ tằm.

C. Tơ nitron.

D. Tơ visco.

Câu 15: Hợp chất nào sau đây là amin bậc hai?

A. CH3N2.

B. C6H5NH2.

C. (CH3)N.

D. CH3NHCH3.

Câu 16: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng

A. Fe3O4.

B. FeCl3.

C. Fe(OH)3.

D. Fe2O3.

Câu 17: Trong thực tế, người ta thường dùng muối nào sau đây để làm xốp bánh?

A. NH4CI.

B. NaCl.

C. NH4HCO3.

D. KNO3.

Câu 18: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Fructozơ.

B. Tinh bột.

C. Glucozơ.

D. Saccarozơ.

Câu 19: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. NaCI.

B. H2S.

C. CH3COOH.

D. Mg(OH)2.

Câu 20: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư?

A. Zn.

B. Mg.

C. Ca.

D. Be.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam Cu trong khí clo dư thu được 2,025 gam CuCl2. Giá trị của m là

A. 0,960.

B. 0,840.

C. 0,768.

D. 1,024.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

B. Kim loại Fe tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt(II).

C. Kim loại Fe phản ứng với khí Clo dư tạo ra muối sắt(II).

D. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính oxi hóa.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

B. Kim loại Al tác dụng được với dung dịch NaOH.

C. Kim loại cứng nhất là Cr.

D. Kim loại Cu oxi hóa được ion Fe3+ trong dung dịch.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Amino axit là những hợp chất hữu cơ tạp chức và có tính chất lưỡng tính.

B. Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, tan nhiều trong nước.

C. Saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.

D. Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng (xúc tác Ni, t°) thu được chất béo rắn.

Câu 25: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng

A. với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa bạc.

B. với dung dịch NaOH, đun nóng.

C. thủy phân trong môi trường axit.

D. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch màu xanh lam.

Tham khảo thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa Quế võ 1 lần 3 (có đáp án)

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở), thu được 0,2 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là

A. C2H7N.

B. CH5N.

C. C4H11N.

D. C3H9N.

Câu 27: Lên men 20 gam glucozơ với hiệu suất 90%, thu được etanol và khí CO2. Hấp thụ hết khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được kết tủa có khối lượng là

A. 22 gam.

B. 18 gam.

C. 20 gam.

D. 10 gam.

Câu 28: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được 0,672 lít khí. Giá trị của m là

A. 0,81.

B. 0,54.

C. 1,775.

D. 1,08.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hidrocacbon mạch hở X (28 < MX < 56), thu được 10,56 gam CO2. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 20,4 gam AgNO3 trong dung dịch NH3 dư. Giá trị của m là

A. 3,00

B. 6,48.

C. 2,00.

D. 1,56.

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

(a) Sục khí HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa trắng.

(b) Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao.

(c) Dung dịch Na2CO3 làm mềm được nước cứng toàn phần.

(d) Thạch cao sống dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.

(e) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Câu 31: Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm C và S vào lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được 17,92 lít hỗn hợp khí ở đktc. Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam X thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào 100ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 17,2.

B. 14,5.

C. 16,3.

D. 15,4.

Câu 32: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

(1) C3H4O2 + NaOH → X + Y

(2) X + H2SO4 loãng → Z + T

(3) Z + dung dịch AgNO3/NH3 dư → E + Ag + NH4NO3

(4) Y + dung dịch AgNO3/NH3 dư → F + Ag + NH4NO3

Chất E và F lần lượt là

A. HCOONH4 và CH3CHO.

B. (NH4)2CO3 và CH3COONH4.

C. (NH4)2CO3 và CH3COOH.

D. HCOONH4 và CH3COONH4.

Câu 33: Cho các phát biểu sau:

(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.

(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.

(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.

(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.

(e) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(g) Để giảm đau sau khi bị kiến đốt, có thể bôi một ít vôi tôi vào vết đốt.

(h) K2Cr2O7 có màu vàng, K2CrO4 có màu da cam.

(i) Chất béo là trieste của etilen glycol với các axit béo.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 34: Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 a mol/l và NaCl 2M (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện 1,25A trong 193 phút. Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm 9,195 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là

A. 0,40.

B. 0,50.

C. 0,45.

D. 0,60.

Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là

A. 57,16.

B. 86,10.

C. 83,82.

D. 57,40.

Câu 36: Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho hỗn hợp gồm x mol Cu và 1,2x mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 4,8x mol H2SO4 loãng.

(b) Cho hỗn hợp NaHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.

(c) Cho x mol Fe vào dung dịch chứa 2,5x mol AgNO3.

(d) Cho dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(e) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch chứa BaCl2.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 5.

Câu 37: Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỷ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là :

A. 31,95%

B. 19,97%

C. 23,96%

D. 27,96%

Câu 38: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:

– Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic,1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.

– Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy trong nồi nước nóng 65°C – 70°C.

– Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.

(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.

(b) Có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.

(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.

(d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch KCl bão hòa.

(e) Có thể dung dung dịch axit axetic 5% và ancol etylic 10° để thực hiện phản ứng este hóa.

(f) Để tăng hiệu suất phản ứng có thể thêm dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm.

Số phát biểu đúng là:

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 68,2 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic, thu được N2, 55,8 gam H2O và x mol CO2. Mặt khác 68,2 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch. Giá trị của x là

A. 3,3.

B. 2,7.

C. 3,1.

D. 2,9.

Câu 40: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, phân tử đều có chứa hai liên kết π Z là ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 28,56 lít O2 (đktc), thu được 45,1 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, m gam E tác dụng với tối đa 16 gam Br2 trong dung dịch. Phần trăm khối lượng của Z trong E là

A. 63,07%.

B. 20,54%.

C. 50,26%.

D. 40,24%.

Trên đây là toàn bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa trương Mai Anh Tuấn - Thanh Hóa lần 2. Các em hãy cùng thử sức và kiểm tra lại bài làm với phần đáp án bên dưới nhé

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 môn Hóa Mai Anh Tuấn lần 2

Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a
1 A 2 D 3 B 4 C 5 B
6 C 7 A 8 B 9 A 10 D
11 B 12 A 13 A 14 D 15 D
16 B 17 C 18 A 19 A 20 C
21 A 22 C 23 D 24 B 25 D
26 A 27 C 28 D 29 A 30 B
31 C 32 B 33 A 34 D 35 B
36 A 37 C 38 B 39 C 40 A

Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa 2021 của các tỉnh khác trên cả nước đã được Đọc tài liệu cập nhật

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM