Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa mã đề 210 là đề thi tham khảo được Đọc Tài Liệu sưu tầm và biên soạn. Qua bộ đề sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải đề thi thử môn hóa 2020.
Đề thi thử môn hóa 2020
Đề thi THPT Quốc gia 2020 môn Hóa mã đề 210 này gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn theo đúng câu trúc đề thi chính thức của Bộ GD&ĐTvà nội dung theo sát chương trình học môn Hóa học lớp 12. Các em có thể làm bài thi online hoặc ghi đáp án từng câu ra giấy với thời gian làm bài là 50 phút rồi sau đó kiểm tra lại kết quả thi của mình qua phần đáp án ở phần cuối tài liệu này.
Có thể tải đề thi thử này về với 2 định dạng PDF hoặc DOC để in ra phía dưới!
Đề thi thử
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.
I. Nhận biết:
Câu 1: Cấu hình electron của nguyên tử S (Z=16) là
A. \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}. \)
B. \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{p^6}.\)
C. \(1{s^2}2{s^2}2{p^5}3{s^2}3{p^5}.\)
D. \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}.\)
Câu 2: Loại phản ứng nào luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Phản ứng hóa hợp.
B. Phản ứng phân hủy.
C. Phản ứng thế trong hóa học vô cơ.
D. Phản ứng trao đổi.
Câu 3: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
A. \(CaC{O_3}\).
B. \(KMn{O_4}.\)
C. \({(N{H_4})_2}S{O_4}.\)
D. \(NaHC{O_3}.\)
Câu 4: .Cho phenolphtalein vào dung dịch nào sau đây sẽ hóa hồng ?
A. dung dịch \(NaN{O_3}.\)
B. dung dịch \(HN{O_3}.\)
C. dung dịch \(KOH.\)
D. dung dịch \({H_2}S{O_4}.\)
Câu 5: Công thức phân tử khí metan là
A. \(C{H_4}.\)
B. \({C_2}{H_4}. \)
C. \({C_2}{H_2}.\)
D. \({C_2}{H_6}.\)
Câu 6: Hợp chất nào sau đây là ancol?
B. \({C_2}{H_5}OH.\)
C. \({C_6}{H_5}OH.\)
D. \(C{H_3}COOH.\)
Câu 7: Cho sơ đồ thử tính dẫn điện của các chất như hình vẽ. Bóng đèn không sáng khi X là
A. dung dịch saccarozo (đường).
B. dung dịch \(NaOH.\)
C. dung dịch \(Ca{{Cl}_2}\).
D. dung dịch \(HCl\).
Câu 8: Este \({C_2}{H_5}COOC{H_3}\) có tên là
A. metyl propionat.
B. etylmetyl este.
C. metyletyl este.
D. etyl propionat.
Câu 9: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. \(n{s^2} \)
B. \(n{s^1}\)
C. \(n{s^2} n{p^1}\)
D. \(n{s^2} n{p^3}\)
Câu 10: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit ?
A. Tinh bột.
B. Xenlulozơ.
C. Glucozơ.
Câu 11: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Trong các khí dưới đây, nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là
A.\( {N_2}\).
B. \({H_2}\).
C. \(C{O_2}\).
D. \({O_2}\).
Câu 12: Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Fe + dung dịch \(Cu{{Cl}_2}\).
B. Fe + dung dịch \(HCl\).
C. Cu + dung dịch \(AgN{O_3}\).
D. Ag + dung dịch \(Fe{{Cl}_2}\).
Câu 13: Thạch cao sống có công thức là
A. \(CaS{O_4}. \)
B. \(CaS{O_4}.2{H_2}O.\)
C. \(CaS{O_4}.{H_2}O.\)
D. \(CaS{O_4}.24{H_2}O.\)
Câu 14: Trong số các kim loại sau, kim loại cứng nhất là
A. Al.
B. Fe.
C. Cr.
Câu 15: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, đun nóng được gọi là phản ứng
A. xà phòng hóa.
B. tráng gương.
C. este hóa.
D. hidro hóa.
Câu 16 : Chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu ?
A. \(NaCl. \)
B. \({H_2}S{O_4}.\)
C. \(HCl.\)
D. \({{Na}_2}C{O_3}.\)
II. Thông hiểu:
Câu 17: Cho phương trình hoá học:
\({N_2} (k) + {O_2} (k) \overset {tia lua dien} \rightleftharpoons 2NO (k) ∆H > 0\)
Hãy cho biết cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên ?
A. Nhiệt độ và nồng độ.
B. Áp suất và nồng độ.
C. Nồng độ và chất xúc tác.
D. Chất xúc tác và nhiệt độ.
Câu 18: Cho các dung dịch có cùng nồng độ, dãy dung dịch nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần về độ pH ?
B. \(HN{O_3}, KOH, NaCl.\)
C. \(KOH, NaCl, HN{O_3}.\)
D. \(NaCl, HN{O_3}, KOH.\)
Câu 19: Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt 3 chất lỏng phenol, stiren và ancol benzylic là
A. Na.
B. dung dich NaOH.
C. dung dịch Brom.
D. quỳ tím.
Câu 20: Dãy nào sau đây đều tác dụng với Na ?
A. \(C{H_3}CH=O, C{H_3}COOH\).
B. \({C_2}{H_5}OH, HCOOH\).
C. \({C_6}{H_6}, {C_6}{H_5}OH\).
D. \(C{H_4}, {C_2}{H_5}OH.\)
Câu 21: Dãy gồm các chất nào sau đây không bị thủy phân ?
A. Glucozơ, etyl fomat, fructozơ.
B. isoamyl axetat, axit axetic, fructozơ.
C. Glucozơ, axit axetic, saccarozơ.
D. Glucozơ, axit axetic, fructozơ.
Câu 22: Cho phản ứng: \({C_4}{H_8}{O_2} + NaOH \overset {t^o} \rightarrow muối + ancol bậc 2\)
. Công thức cấu tạo của \({C_4}{H_8}{O_2}\) là ?A. \(HCOOCH{(C{H_3})_2}.\)
B. \(C{H_3}COO{C_2}{H_5}\).
C. \(HCOO{{[C{H_2}]}_2}C{H_3}\).
D. \({C_2}{H_5}COOC{H_3}\).
Câu 23: Khi cho từ từ khí \(C{O_2}\) đến dư vào dung dịch \(NaAl{O_2}\). Hiên tượng quan sát được là
A. xuất hiện kết tủa keo trắng.
B. lúc đầu xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan hết.
C. không có hiện tượng gì xảy ra.
D. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa bị hoà tan một phần.
Câu 24: Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly–Ala, Phe-Val và Ala-Phe. Cấu tạo của X là
A. Gly-Ala-Val-Phe.
B. Ala-Val-Phe-Gly.
C. Val-Phe-Gly-Ala.
D. Gly-Ala-Phe-Val.
Câu 25: Cho phản ứng:
\(NaCr{O_2} + {{Br}_2} + NaOH → {{Na}_2}Cr{O_4} + NaBr + {H_2}O.\)
Sau khi cân bằng với các số nguyên tối giản thì hệ số của \(NaCr{O_2}\)
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 26: Cho dãy các dung dịch sau: \({C_6}{H_5}N{H_2}\), \(N{H_2}C{H_2}COOH\), \(HOOC{[C{H_2}]_2}CH(N{H_2})COOH {C_2}{H_5}N{H_2}\), \(N{H_2}{[C{H_2}]_2}CH(N{H_2})COOH\). Có bao nhiêu dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím ?
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
B. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.
C. Trong công thức của este RCOOR’, R có thể là nguyên tử H hoặc gốc hidrocacbon.
D. Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều.
Câu 28: Nhúng một lá sắt (dư) vào dung dịch chứa một trong các chất sau: \(Fe{{Cl}_3}\), \(Al{{Cl}_3}\), \(CuS{O_4}\), \(Pb{(N{O_3})_2}\), \({H_2}S{O_4}\) đặc nóng. Sau phản ứng lấy lá sắt ra, có bao nhiêu trường hơp tạo muối sắt (II) ?
B. 3.
C. 4.
D. 5.
III. Vận dụng:
Câu 29: Sục V lít \(C{O_2}\) (đktc) vào 25 ml dd \(Ba{{(OH)}_2}\) 1M thu được 2,955 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,784.
B. 0,336.
C. 0,336 hoặc 0,784.
D. 0,784 hoặc 1,12.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X cho \(C{O_2}\) và hơi \({H_2}O\) theo tỉ lệ 1,75:1 về thể tích. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06g X thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,76g oxi trong cùng điều kiện. Ở nhiệt độ phòng, X không làm mất màu nước brom nhưng làm mất màu dung dịch \(KMn{O_4}\) khi đun nóng. X là hiđrocacbon nào dưới đây ?
A. Stiren.
B. Toluen.
C. Etyl benzen.
D.p-Xilen.
Câu 31: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol \(Al{{Cl}_3}\), kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b là
A. 2 : 1
B. 2 : 3
C. 4 : 3
D. 1 : 1
Câu 32: Hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit no( chỉ có nhóm chức \(–COOH và –N{H_2}\) trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : \({m_N}\)= 80 :21.Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M.Mặt khác ,đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít \({O_2}\) (đktc).Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (\(C{O_2},{H_2}O,{N_2}\)) vào nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là
A .20
B. 13
C. 10
D. 15
Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch \({{Fe}_2}{(S{O_4})_3}\) dư
(b) Sục khí \({{Cl}_2}\) vào dung dịch \(Fe{{Cl}_2}\)
(c) Dẫn khí \({H_2}\) dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch \(CuS{O_4}\) dư
(e) Nhiệt phân \(AgN{O_3}\)
(g) Đốt \(Fe{S_2}\) trong không khí
Sau khi kết thúc các phản ứng. Số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 34: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với H= 75%. Toàn bộ khí \(C{O_2}\) sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch \(Ca{{(OH)}_2}\) lấy dư tạo ra 350 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 840,00.
B. 420,00.
C. 236,25.
D. 472,50.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A và B (B hơn A một nhóm \(-C{H_2}-)\). Cho 3,35 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 1M thu được 3,75 gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo của A và B là
A. \(H-COOC{H_3} và H-COO{C_2}{H_5}.\)
B. \(H-COO{C_2}{H_5} và C{H_3}-COO{C_2}{H_5}.\)
C. \(C{H_3}-COOC{H_3} và C{H_3}-COO{C_2}{H_5}\).
Câu 36: Cho m gam bột Zn vào 400 ml dung dịch \({{Fe}_2}{(S{O_4})_3}\) 0,15M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 4,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A. 10,40.
B. 9,75.
C. 11,28.
D. 34,67.
IV. Vận dụng cao:
Câu 37: Cho 6,048 gam Mg phản ứng hết với 189 gam dung dịch \(HN{O_3}\) 40% thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và hỗn hợp khí là oxit của nitơ. Thêm 392 gam dung dịch KOH 20% vào dung dịch X, rồi cô cạn và nung sản phẩm đến khối lượng không đổi thì thu được 118,06 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ phần trăm của \(Mg{(N{O_3})_2}\) và \(HN{O_3}\) trong dung dịch X là
A. 19,696% và 17,167%.
B. 19,122% và 16,666%.
C. 18,580% và 16,194%.
D. 20,288% và 17,683%.
Câu 38: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và \({{Fe}_2}{O_3}\)
(trong điều kiện không có không khí) thu được 26,15 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần. Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí \({H_2}\) (đktc) và 5,6 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần hai trong 850 ml dung dịch \(HN{O_3}\) 2M, thu được 3,36 lít khí NO (đktc) và dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?A. 113.
B. 95.
C. 110.
D. 103.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được \(C{O_2}\) và \({H_2}O \)có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (\({M_A} < {M_B}\)). Tỉ lệ gần nhất của a : b là
A. 0,6.
C. 1,20.
D. 1,50.
Câu 40: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các α-amino axit có công thức dạng \({H_2}N – {C_X}{H_Y} – COOH)\). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong X là 45,88%; trong Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của α- aminoaxit có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là
A. 45,2 gam.
B. 48,97 gam.
C. 38,8 gam.
D. 42,03 gam.
Đáp án đề thi thử Hóa THPTQG
1-D | 2-C | 3-B | 4-C | 5-A | 6-B | 7-A | 8-D | 9-B | 10-D |
11-C | 12-D | 13-B | 14-C | 15-A | 16-D | 17-A | 18-A | 19-C | 20-B |
21-D | 22-A | 23-A | 24-D | 25-B | 26-D | 27-C | 28-C | 29-C | 30-B |
31-C | 32-B | 33-D | 34-B | 35-D | 36-A | 37-A | 38-A | 39-B | 40-B |
Trên đây là bộ đề thi thử thpt quốc gia 2020 môn Hóa có đáp án Mã đề 210 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì kiểm tra THPT sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.
Chúc các em thi tốt!