Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh 2023

Xuất bản: 05/06/2023 - Tác giả:

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Ninh năm học 2023 - 2024 dành cho các em học sinh lớp 9 thi tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn tỉnh.

Đọc Tài Liệu xin gửi tới các em đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Bắc Ninh năm học 2023 - 2024 kèm đáp án chi tiết. Các em hãy tham khảo đề cập nhật mới nhất bên dưới!

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Ninh 2023

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Bắc Ninh sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bảo miền Nam sớm được ra viếng Bác. Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong cuộc viếng lăng.

Câu 2:

Trong khổ thơ, khi trở về miền nam tác giả ước muốn được làm con chim hót quanh lăng Bác, làm đóa hoa tỏa hương đâu đây, làm cây tre trung hiếu chốn này.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (muốn làm)

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho khổ thơ, khiến khổ thơ thêm phần da diết.

+ Nhấn mạnh ước nguyện của tác giả. Ước muốn được hòa nhập vào những sự vật quanh Bác, mãi được ở bên Bác

+ Từ đó, thể hiện tấm lòng thủy chung, lòng kính yêu vô hạn của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung với Bác.

Câu 4:

Tâm trạng của tác giả trong khổ thơ:

- Lưu luyến, nhớ thương khi nghĩ về phút giây tử biệt

- Ước muốn hóa thân để ở lại bên Người.

=> Ước muốn góp cuộc đời mình để canh giấc ngủ cho người, bày tỏ lòng biết ơn với vị cha già dân tộc, làm nên vẻ đẹp bất khuất, hiên ngang của tâm hồn Việt Nam, kính yêu vô hạn của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung với Bác.

II. LÀM VĂN

Câu 1

1. Giới thiệu vấn đề.

- Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tình yêu thương.

2. Giải thích và bình luận

- Tình yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con người với con người, thể hiện trong nhiều mối quan hệ: cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh - em, ông bà - cháu, tình bạn, tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa người với người dù không cùng màu da, sắc tộc, ...

- Ý nghĩa của tình yêu thương:

+ Cho ta chỗ dựa tinh thần để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được giải tỏa; cho ta sự giúp đỡ khi cần.

+ Nhờ được yêu thương giúp ta có đủ dũng khí để vượt qua những điều tưởng như không thể.

+ Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha; để con người có thêm nhiều nhau, sống tốt đẹp, thân ái với nhau hơn.

- Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; xóa bỏ những ngăn cách, hận thù, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn. (Thí sinh lấy dẫn chứng trong văn học và thực tế.)

- Tình yêu thương phải thật lòng, phải xuất phát từ trái tim.

- Phê phán những biểu hiện sống thờ ơ, vô cảm, thiếu ý thức về tình yêu thương, không biết trân trọng những điều ý nghĩa có được từ tình yêu thương.

4. Tổng kết:

Câu 2:

1. Giới thiệu chung

- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình.

- Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.

- Tác phẩm là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng, đặc biệt là ở đoạn trích từ: “Tôi vẫn còn nhớ buổi chiều hôm đó... Anh mới nhắm mắt xuôi tay”. Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc của ông Sáu đối với bé Thu trong những ngày ở chiến khu.

2. Phân tích

a. Giới thiệu khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương ông Sáu dành cho con

- Đất nước có chiến tranh, công Sáu phải đi công tác khi con gái chưa đầy một tuổi, khi con lớn lên, ông Sáu không một lần được gặp con, được yêu thương chăm sóc cho con.

- Sau tám năm vào sinh ra tử, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. Tuy nhiên, vì vết thẹo trên mặt, vết thương do chiến tranh gây ra nên đứa con gái hồn nhiên, ngây thơ của ông nhất định không chịu nhận cha. Đến lúc con gái nhận ra thì là lúc ông phải trở lại chiến trường. Niềm hạnh phúc mà ông hằng mong chờ đã tới nhưng quá ngắn ngủi vì đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, lặng lẽ ra đi không hẹn ngày về mang theo một ước nguyện của con là cây lược nhỏ.

b. Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của đoạn trích – vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng.

- Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Điều đó thúc giục ông đến việc làm cây lược ấy. “Lúc rảnh rỗi anh ngồi của từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”.

- Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ nhung, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày tháng gian khổ.

- Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với li nhắn nhủ sẽ trao tận tay bè Thu, mới yên lòng nhắm mắt

- Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông – người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con bất diệt.

c. Nghệ thuật trần thuật

- Đoạn văn là lời kể của một người đồng chí của ông – bác Ba, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình ông làm cây lược tặng con gái và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của ông. Đoạn văn vì thế trở nên vừa khách quan vừa chân thành, giàu tình cảm.

- Ngôn ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.

3. Đánh giá chung:

Cảm nhận khái quát về đoạn văn, liên hệ bản thân.

-HẾT-

ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc khổ thơ:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hát quanh làng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.59)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

Câu 2. Trong khổ thơ, khi trở về miền Nam tác giả ước muốn được làm những gì có ý nghĩa?

Câu 3. Chỉ ra và nếu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu thơ trên.

Câu 4. Nêu ngắn gọn về tâm trạng của tác giả trong khổ thơ.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn trích sau:

... anh lấy và đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẫn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.

Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mất đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.200)

-HẾT-

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh 2023

Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Bắc Ninh các năm gần nhất bên dưới:

Xem thêm thông tin:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Ninh 2022

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Ninh 2022

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1.

a. - Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Tác giả: Phạm Tiến Duật,

b. Những người lính định nghĩa về gia đình là: chung bát đĩa nghĩa là gia đình.

c.

- Biện pháp tu từ: hoán dụ - trái tim.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh tất cả con người với sức lực, tâm huyết dành trọn cho đất nước.

+ Đồng thời cũng là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu.

d.

Câu 2.

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng dũng cảm.

Bàn luận

* Giải thích: Dũng cảm là đức tính của con người, đứng lên đấu tranh, vượt qua thách thức, hiểm nguy, khó khăn, cám dỗ để bảo vệ lẽ phải, công lý.

- Người dũng cảm là người dám nghĩ dám làm, luôn tin tưởng vào chính nghĩa, sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ chính nghĩa.

- Biết phân biệt đúng sai phải trái, làm sai biết chịu trách nhiệm, biết nhận lỗi, sửa lỗi.

*Ý nghĩa của lòng dũng cảm

- Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn các thế hệ học sinh phải có lòng dũng cảm để sống tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Ở bất kì thời đại nào, lòng dũng cảm luôn có sự phát triển tích cực tới sự phát triển của đời sống xã hội. (cứu người bị hại, gặp nạn)

Phản đề:

- Phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí.

- Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.

Bài học nhận thức và hành động

- Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…

- Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn

Câu 3.

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai trong khoảnh khắc ông nghe tin làng theo giặc.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh: Ông Hai nghe tin làng theo giặc và cuộc trò chuyện của hai bố con

* Phân tích đoạn trích.

- Với tâm trạng đau khổ, ông Hai đã tâm sự với đứa con út như để minh oan cho mình. Câu hỏi: “Thế nhà con ở đâu?” cùng câu trả lời của đứa con: “Nhà ta ở Chợ Dầu” đã khẳng định tình yêu làng Dầu luôn ăn sâu trong lòng ông. Và phải chăng ông muốn nhắc cho đứa con ghi nhớ về quê hương, nguồn gốc của mình.

- Ông lại hỏi “Thế con ủng hộ ai?” và tự khẳng định lại “Ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?” Chi tiết này khẳng định ông tin tưởng và biết ơn kháng chiến cụ Hồ đã đem lại cuộc sống ấm no, tự do. Tình cảm đó rất thiêng liêng, bền vững và sâu nặng.

- Một lần nữa ông thủ thỉ với con “Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Người nông dân chất phác ấy đã bộc lộ rõ niềm tin tưởng vào sự công bằng của cách mạng, của kháng chiến với những người tốt như mình. Tấm lòng tin tưởng trung thành của ông bền vững “Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”

- Đoạn văn đối thoại nhưng thực chất lại mang tính chất độc thoại. Ông nói với con như để ngỏ lòng mình, để vơi bớt những buồn đau, dằn vặt ...trong lòng.

- Đoạn văn ngắn nhưng diễn tả rất cảm động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai - một người nông dân - với quê hương, đất nước, với cách mạng, kháng chiến.

3. Kết bài

    Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Ninh các năm trước nhé:

    Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh các năm trước

    Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh năm 2021

    Câu 1. (4,0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau:

    Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cử nhớ lại đôi mắt của anh.

    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

    (Ngữ văn 9, Tập 1)

    Thực hiện các yêu cầu:

    a) Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

    b) Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu" thuộc kiểu câu gì?

    c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi."

    d) Qua đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 12 câu) bày tỏ suy nghĩ về vai trò của người cha đối với con trong cuộc đời.

    Câu 2. (6,0 điểm) Cảm nhận của anh(chị) về hai khổ thơ sau:

    Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

    [...]

    Câu hát căng buồm với gió khơi,

    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

    Mặt trời đội biển nhô màu mới,

    Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

    (Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập 1)

    Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Ninh 2021

    Câu 1.

    a) Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

    b) Là câu trần thuật đơn.

    c) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu.

    d)

    Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề vấn đề cần nghị luận: vai trò của người cha đối với con trong cuộc sống là sự thiêng liêng, quan trọng.

    Thân đoạn:

    -  Giải thích: Cha là người sinh ra ta, cho ta sự sống này; cố gắng lao động, là việc để cho ta cuộc sống tốt đồng thời cũng là người dạy ta nhiều điều hay, lẽ phải.

    - Phân tích

    + Cha là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục, bao bọc chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.

    + Cha luôn yêu thương, quan tâm chăm sóc đến người con của mình, ân cần dạy bảo để con thành người, nghiêm khắc trước những lỗi sai của con mình. Tình cảm cha dành cho con không được thể hiện rõ như tình mẫu tử nhưng nó luôn thường trực.

    + Người cha cũng là tấm gương cho những đứa con học tập và noi theo, người cha có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển nhân cách, tâm hồn của mỗi người con.

    - Dẫn chứng: Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, được nhiều người biết đến.

    - Phản đề: Trong xã hội có nhiều người con tuy mang ơn nghĩa to lớn của cha nhưng lại có hành động không đúng đắn: cãi lời cha mẹ, bất hiếu (không phụng dưỡng lúc về già, thậm chí là có hành động chửi bới, đánh đập,…) những người này đáng bị xã hội lên án, phê phán.

    Kết đoạn: Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của người cha, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

    Câu 2: 

    Dàn ý tham khảo

    Mở bài:

    - Giới thiệu tác giả: Huy Cận

    + Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

    + Phong cách sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám, ông viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ. Tất cả đều gợi nỗi buồn của một con người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng cô đơn bất lực. Sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông trở nên sôi động, huyên náo hơn.

    - Giới thiệu tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá“

    + Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá“ viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai - Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”.

    - Giới thiệu khái quát về khổ thơ đầu và cuối của bài thơ.

    Thân bài:

    * Khổ thơ đầu: Hình ảnh người dân chài cá ra khơi vào lúc hoàng hôn.

    Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa

    - Nhà văn Nguyễn Tuân Đã viết “Mặt trời đỏ như lòng trứng khổng lồ, đặt trên mâm lễ từ từ tiến vào” với “hòn lửa”. Điều này khác hẳn với thời xưa cảnh hoàng hôn chiều tà thường gợi cảm giác ảm đạm hiu hắt và đây cũng là điều khác hẳn với thơ Huy Cận thời kì trước cách mạng tháng tám 1945. Trước đó bao nhiêu sóng nước tràng giang là có bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng thi nhân: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp “.

    - Độc đáo hơn, nhà thơ đã tả "mặt trời xuống biển" (trong khi biển nước ta là biển đông - một cách cảm nhận dường như thật mơ hồ nhưng có thể lý giải được bởi phải chăng Huy Cận đang mượn điểm nhìn của những người đi biển để chứng kiến cảnh mặt trời lặn "xuống biển"?

    - "Sóng đã cài then đêm sập cửa".

    + Trong trí tưởng tượng bay bổng của Huy Cận, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ mà sóng chính là cái then cài đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy.

    + Nghệ thuật nhân hóa đã đem lại cho người đọc cảm giác thiên nhiên vũ trụ trong màn đêm như một ngôi nhà lớn, gần gũi, thân thuộc với con người, nó không huyền bí, xa lạ với con người, đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà như đang đi trong chính ngôi nhà thân thuộc của mình.

    - Thiên nhiên vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu công việc khơi đánh cá. Đó là sự tương phản giữa thiên nhiên và con người:

    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi

    + Chuyến ra khơi này là cả một đoàn thuyền với khí thế căng tràn, khí thế lao động tập thể, chứ không phải là chuyến ra khơi của những con thuyền lẻ tẻ ở ven bờ.

    + Hơn hết, tuy công việc đánh cá ở ngoài khơi nặng nhọc và đầy bất trắc nhưng đoàn quân vẫn xông trận cất cao tiếng hát.

    * Khổ thơ cuối

    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

    - NT : Nhân hóa : Tác giả đã nâng tầm vóc của con người và đoàn thuyền sánh vai với vũ trụ.

    Mặt trời đội biển nhô màu mới

    - NT : Nhân hóa

    Trong nhân hóa mặt trời,, thiên nhiên vĩ đại như đang đội cả biển khơi bao la.

    + Màu mới : còn là ẩn dụ bắt đầu một ngày mới đang ấm lo hạnh phúc . khi con người đang làm chủ tập thể, làm chủ thiên nhiên

    + Màu mới : ánh bình minh báo hiệu một ngày mới rực rỡ với niềm vui thắng lợi.

    - Hình ảnh hoán dụ : (mắt cá huy hoàng , hình ảnh muôn triệu mắt cá li ti phản chiếu ánh dạng đông) đang nằm phản trên cát

    => Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa "mặt trời đội biển" gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái "màu biển" là màu hồng bình minh, là lời chào đón của thiên nhiên với những người lao động cần cù.

    - Hình ảnh "mắt cá huy hoàng" vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt.

    Kết bài:

    - Khẳng định giá trị của tác phẩm

    - Tình cảm của em dành cho tác phẩm.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Ninh năm 2020

    Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Ninh năm 2020

    Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Ninh năm 2020

    Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh năm 2019

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc đoạn văn bản sau:

    Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay ít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. 

    Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bánh bích-quy ngon lành: 

    - Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ. 

    Kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. 

    Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? 

    (Ngữ văn 9, Tập hai)

    Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Bắc Ninh

    Đề thi Văn vào 10 tỉnh Bắc Ninh năm 2018

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Buồn trông cửa bể chiều hôm

    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

    Buồn trông ngọn nước mới sa

    Hoa trôi man mác biết là về đâu?

    Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

    Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

    Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

    (Ngữ văn 9, Tập một)

    Xem đáp án tại: Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Bắc Ninh 2018

    Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 và các năm trước tỉnh Bắc Ninh mà Đọc Tài Liệu chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.

    Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

    Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
    Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
    Hủy

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM