Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Năm sáng tác:1938
Tác giả:Nguyễn Tuân
Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, in năm 1938 trên báo Tao Đàn. Năm 1940: được tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời” và đổi tên thành “Chữ người tử tù” ⇒ Truyện ngắn này nằm trong mạch cảm hứng chung của toàn tập truyện: ca ngợi và khẳng định cái Đẹp trong quá khứ ⇒ chữ/cái Đẹp mới là trung tâm chứ không phải người.

Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở.

Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. 

Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. 

Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

Xem thêm