Câu hỏi 3 trang 58 SGK Hóa 10 Cánh Diều

Xuất bản: 14/01/2023 - Tác giả:

Câu hỏi 3 trang 58 SGK Hóa 10 Cánh Diều: Khi các nguyên tử F liên kết với nhau, để thỏa mãn quy tắc octet, một bạn học sinh đề xuất...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 3 trang 58 SGK Hóa 10 Cánh Diều thuộc nội dung bài 11: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ - Chủ đề 3: Liên kết hóa học.

Câu hỏi

Nguyên tử fluorine (F) có cấu hình electron là [He]\(2s^22p^5\). Khi các nguyên tử F liên kết với nhau, để thỏa mãn quy tắc octet, một bạn học sinh đề xuất như sau: Một nguyên tử F nhường 7 electron, tạo ion F7+ có cấu hình là [He]; 7 nguyên tử F khác, mỗi nguyên tử nhận 1 electron tạo 7 ion F- có cấu hình [Ne]. Sau đó 8 ion này hút nhau tạo thành chất có công thức (F7+)(F-)7. Vì sao đề xuất này không hợp lí trong thực tế? Hãy mô tả hình thành liên kết trong phân tử F2.

Trả lời

- Cấu hình electron của F (Z = 9): 1s22s22p5

- Đề xuất của bạn học sinh không hợp lí trong thực tế vì:

+ Fluorine là nguyên tử có độ âm điện lớn nên khả năng nhận 1 electron dễ hơn nhường 7 electron.

+ Hai nlguyên tử F có độ âm điện bằng nhau nên không hình thành được liên kết ion như công thức (F7+)(F-)7 mà chỉ tạo được liên kết cộng hóa trị không cực.

- Sự hình thành liên kết trong phân tử F2:

Để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử F đều cần thêm 1 electron. Vì vậy mỗi nguyên tử N cùng góp 1 electron để tạo nên 1 cặp electron chung cho 2 nguyên tử N.

Câu hỏi 3 trang 58 SGK Hóa 10 Cánh Diều hình

⟹ Hai nguyên tử F liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không cực tạo phân tử F2:

F - F

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời câu hỏi 3 trang 58 SGK Hóa 10 Cánh Diều. Đừng quên tham khảo thêm các câu hỏi trong trọn bộ Giải bài tập Hóa 10 Cánh Diều mà chúng tôi đã tổng hợp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM