Biện pháp tu từ trong Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ......

Xuất bản: 02/05/2019 - Cập nhật: 18/11/2021 - Tác giả:

Xác định các biện pháp tu từ trong câu thơ: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ / Người khôn người đến chốn lao xao.

Trả lời câu hỏi về các biện pháp tu từ trong câu thơ: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ / Người khôn người đến chốn lao xao.

Câu hỏi

Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao.

(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngữ văn 10)

Biện pháp tu từ trong câu thơ: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ / Người khôn người đến chốn lao xao

- Biện pháp tu từ: Phép đối "ta - người", "dại" – "khôn", "vắng vẻ" – "lao xao".

- Một bên là nhà thơ xưng Ta một cách ngạo nghễ, một bên là Người ; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của người ; một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao.

-> Ý nghĩa: Xa lánh chốn quan trường hiểm ác, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa hợp với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.

Xem thêm tuyển tập văn mẫu phân tích Nhàn.

=> Khẳng định tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông tự nhận mình "dại" khi tìm nơi vắng vẻ đến sống, nhưng đây là cái "dại" khiến nhiều người ghen tỵ và ngưỡng mộ. Ông rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, lột tả được hết phong thái của ông. Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người "khôn". Một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người.

  • Tham khảo những phân tích chi tiết trong nội dung soạn bài Nhàn để làm nổi bật hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ

Cùng tham khảo các bài văn mẫu 10 do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tuyển chọn để nâng cao kĩ năng làm văn nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM