Biện pháp tu từ trong Biết bao bướm lả ong lơi ....

Xuất bản: 03/05/2019 - Tác giả:

Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các đoạn thơ sau: Biết bao bướm lả ong lơi ... Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh (Trích Nỗi thương mình)

Đề bài: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Biết bao bướm lả ong lơi,

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.

Dập dìu lá gió cành chim,

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.

( Trích Nỗi thương mình, Trang 107, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)

1. Văn bản trên có ý chính gì? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ?

2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở văn bản trên?

3. Những hình ảnh bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Trường Khanh sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì?

4. Nhà thơ Nguyễn Du tỏ thái độ như thế nào với xã hội phong kiến qua văn bản trên ?

Trả lời:

1. ý chính của 4 câu thơ trên là: tả cảnh sinh hoạt ở lầu xanh của Tú Bà.

Phương thức biểu đạt của văn bản : miêu tả, tự sự, biểu cảm

2.

- Phép đối:

+ Tiểu đối: Trong một câu: ; cuộc say...- trận cười...; Sớm đưa...- tối tìm...

+ Đại đối: Đối trong cả đoạn: Hai câu trên đối với hai câu dưới

Ý nghĩa: Tạo nên sự đăng đối, cân xứng cho câu thơ

- Tách từ: ong bướm lả lơi => bướm lả ong lơi; cành lá gió chim => lá gió cành chim

Ý nghĩa: Thể hiện sự ê chề, nhục nhã của Thúy Kiều

3. Những hình ảnh bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc, Trường Khanh sử dụng biện pháp nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong thơ văn trung đại.

Hiệu quả nghệ thuật: vừa tả cảnh sống thực của Thuý Kiều – làm kĩ nữ ở lầu xanh vừa giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý, trân trọng.

4. Nhà thơ Nguyễn Du tỏ thái độ phê phán, lên án gay gắt cảnh lầu xanh nhơ nhớp trong xã hội phong kiến ngày xưa

Tham khảo thêm:

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM