Bài 4 trang 13 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 02/01/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 13 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội ngữ văn 7.

    Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 13 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội chi tiết nhất.

Đề bài: Hãy chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong tục ngữ:

- Diễn đạt bằng so sánh;

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ;

- Từ và câu có nhiều nghĩa.

Trả lời bài 4 trang 13 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1:

- Diễn đạt bằng cách so sánh:

   + Học thầy không tày học bạn: quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”

  + Một mặt người bằng mười mặt của: Hình thức so sánh, với đối lập đơn vị chỉ số lượng (một > < mười khẳng định sự quý giá của người so với của)

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

  + Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: ẩn dụ ngựa - nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng là con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.

   + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: từ cây - quả nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ sinh thành.

- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

   + Cái răng, cái tóc là góc con người: răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung - hình thức nói lên lối sống, phẩm cách.

   + Đói cho sạch, rách cho thơm: không những đói rách không mà còn chỉ thiếu thốn, khó khăn nói chung. Sạch, thơm chỉ việc giữ gìn nhân cách, tư cách.

Tham khảo thêmPhân tích Tục ngữ về con người và xã hội

Cách trả lời 2:

* Diễn đạt bằng so sánh:

- Một mặt người bằng mười mặt của.

- Học thầy không tày học bạn.

- Thương người như thể thương thân.

   Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh "bằng", hai âm "ươi" (người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh "tày", vần với âm "ay" trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh "như". Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.

* Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

   Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành... Tương tự như vậy, câynon chuyển sang nghĩa một cá nhân và việc lớn, việc khó... là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

* Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).

Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

Quả, kẻ trồng cây, cây, non... cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

=> Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.

Cách trả lời 3:

    Trong các câu tục ngữ của bài:

- Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh: gồm các câu 1, 6 và 7

+ Một mặt người bằng mười mặt của.

+ Học thầy không tày học bạn.

+ Thương người như thể thương thân.

=> Việc sử dụng các từ so sánh có tác dụng làm nổi bật nội dung được diễn đạt, dễ dàng truyền tải thông điệp mà dân gian muốn gửi gắm qua câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống.

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: gồm các câu 8, 9

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: từ quả – cây trong nghĩa đen, khiến ta liên tưởng đến thành quả và công ơn, sự giúp đỡ của người khác đã cho ta có được thành quả đó.

+ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

-> Hai hình ảnh ẩn dụ cây và non khiến ta liên tưởng đến một cá nhân đơn lẻ và việc lớn, việc khó...

=> Trên đây là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa. Qua đó diễn đạt một cách uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa: gồm các câu 2, 3, 4, 5

+ Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn muốn nói đến hình thức bên ngoài của một cá nhân, chỉ các yếu tố hình thức nói chung).

+ Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống); sạch, thơm không chỉ nói đến giữ gìn bề ngoài sạch sẽ, mà còn nói đến việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

+ Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

+ Quả, kẻ trồng cây, cây, non... cũng là những từ có nhiều nghĩa, không chỉ là cây và quả mà còn nói đến những thành quả và công ơn quan tâm, chăm sóc của người đã giúp đỡ mình.

-/-

   Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 4 trang 13 SGK ngữ văn 7 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em đọc hiểu và soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM