Bài 2 luyện tập trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 04/02/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 44 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Từ ấy ngữ văn 11.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 44 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Từ ấy của Tố Hữu chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiGiải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại...

" (Lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 1987).

Trả lời bài 2 luyện tập trang 44 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

- Tố Hữu không chỉ là nhà thơ của một người, của chính mình, mà Tố Hữu là nhà thơ của nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại

- Chính vì Tố Hữu là nhà thơ của vạn nhà, cho nên, khi tác giả trang trải lòng mình với cuộc sống, với cộng đồng thì tác giả mới thấu hiểu, viết những vần thơ sâu sắc về cuộc sống, sự nghiệp cách mạng bấy giờ.

- Và chỉ khi nào, tác giả hòa nhập, gắn mình và là một với những gì xung quanh mình (vạn nhà) thì tác giả mới thấu hiểu sâu sắc, gắn bó thật sự và thể hiện điều đó một cách chân thực nhất qua thơ văn của mình.

- Tấm lòng của tác giả, cũng như nội dung, thi pháp, và cả những yếu tố làm nên tác giả chạm tới trái tim biết bao bạn đọc bằng sự gần gũi thân thương nhất, bằng hình ảnh của một người con của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại.

Tham khảo thêm văn mẫuPhân tích nội dung bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

Cách trả lời 2:

Bài thơ Từ ấy mở đầu, định hướng cho toàn bộ sáng tác của Tố Hữu. Đó là hai yếu tố làm ra: thi pháp và tuyên ngôn.

- Thi pháp: dùng thể thơ truyền thống với ngôn từ bình dị, dễ nhớ, dễ thuộc, đây cũng là đặc trưng trong thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Làm thơ chính trị nhưng không nặng nề khuôn mẫu mà dễ nhớ, dễ thuộc.

- Tuyên ngôn: “mặt trời chân lí chói qua tim”, tác giả đặt chân lí, ánh sáng mà Đảng mang lại chính là chân lí chạm tới trái tim, làm thay đổi con người của nhà thơ.

- Khổ thơ cuối với cấu trúc “là anh, là em, là con” : nhà thơ tự gắn cuộc đời mình với quần chúng lao khổ với mối quan hệ ruột thịt, gần gũi.

- Nhà thơ tự “buộc” mình với những cảnh ngộ nghèo khó, cù bất cù bơ của vạn nhà, vạn em nhỏ…

=> Thơ chính trị của Tố Hữu không khô khan, ngược lại dễ nhớ, gần gũi, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người bởi chính sự chân thật trong cách diễn đạt tình cảm khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Cách trả lời 3:

Theo Chế Lan Viên, hai yếu tố làm ra anh (phong cách thơ Tố Hữu) là: thi pháp (phương thức biểu hiện: thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu...) và tuyên ngôn (quan điểm nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào...). Cả hai quan điểm trên đều được thể hiện rõ nét trong bài Từ ấy:

- Thể thơ thất ngôn với cách ngắt nhịp linh hoạt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ...). Đây cũng là lối thơ tự bộc lộ, thơ tuyên truyền. Nhân vật trữ tình không thiên về hướng nội mà thiên về hướng ngoại. Nó tạo ra hình ảnh:

- Bừng nắng hạ

- Mặt trời chân lí chói qua tim

- Hồn tôi… tiếng chim

- Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng và tìm thấy những lẽ sống mới.

-/-

Bài 2 luyện tập trang 44 SGK ngữ văn 11 tập 2 trên đây được biên soạn và trả lời theo nhiều cách khác nhau giúp em có thêm nhiều thông tin hữu ích để chuẩn bị bài và soạn bài Từ ấy (Tố Hữu) trong chương trình soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM