Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 4 trang 10 thuộc nội dung Soạn bài Tây tiến Chân trời sáng tạo - Bài 6: Nâng niu kỉ niệm - SGK ngữ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo.
Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3. Vẻ đẹp của người lính trong đoạn này có gì khác so với đoạn 2?
(Câu 4 trang 10 Ngữ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo)
Xem thêm văn mẫu: Phân tích khổ 3 Tây Tiến
Trả lời:
Cách trả lời 1:
- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc. Như bệnh sốt rét rừng, khiến người lính rụng tóc hay bệnh ghẻ do thiếu nước sạch hoặc côn trùng cắn, một số khác lựa chọn cách cạo trọc đầu để thuận tiện cho kháng chiến, hạn chế di chuyển và thời gian làm vệ sinh cá nhân.
+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.
+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như Thanh Thảo đã viết: “Những tuổi 20 ai mà chẳng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc”.
+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
- So sánh với đoạn 2: Ở đoạn 2, người lính hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Người lính trong đoạn 2 được sống đúng với lứa tuổi, tâm hồn và khát vọng đời thường. Nhưng sang đến đoạn 3, người lính có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thực tại, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.
Cách trả lời 2:
Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc.
+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.
+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
- So sánh với đoạn 2: Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3 có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thường ngày, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.
Xem thêm nội dung các câu hỏi khác trong phần soạn bài:
- Bạn biết gì về vùng đất Tây Bắc và những người lính chống Pháp
- Từ láy chơi vơi giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ
- Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh thiên nhiên rừng núi?
- Tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với người lính Tây Tiến?
- Bố cục bài thơ Tây Tiến và nội dung chính của từng đoạn
- Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của Tây Tiến
- Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1
- Bài thơ Tây Tiến giúp bạn hiểu thêm những gì về
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 4 trang 10: "Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3. Vẻ đẹp của người lính trong đoạn này có gì khác so với đoạn 2?" thuộc nội dung soạn bài Tây Tiến Chân trời sáng tạo, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo!