Trang chủ

Soạn Sinh 11 Bài 25 Chân trời: Thực hành Nhân giống vô tính

Xuất bản: 29/01/2024 - Tác giả:

Soạn Sinh 11 Bài 25 Chân trời: Thực hành Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật. Hướng dẫn giải SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 25.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước các câu hỏi trong nội dung Giải bài tập bài 25 Sinh 11 sách Chân trời sáng tạo để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Soạn Sinh 11 bài 25 Chân trời sáng tạo

Xác định vấn đề trang 165: Thảo luận xác nội dung sau:

+ Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính. Xác định các loài thực vật phù hợp với từng phương pháp.

+ Cơ sở khoa học của các phương pháp nhân giống vô tính là gì?

+ Em đã từng thực hiện các phương pháp nhân giống vô tính chưa? Hãy chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các bạn.

+ Gia đình em thường trồng những loại cây gì và có sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính không?

+ Nguyên tắc của sự thụ phấn.

+ Ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính.

Trả lời:

- Các phương pháp nhân giống vô tính và các loài thực vật phù hợp với từng phương pháp:

Tên phương phápCác loài thực vật phù hợp
Giâm cànhHoa hồng, sắn, mía, rau ngót,...
Chiết cànhNhãn, vải, ổi, cam, bưởi,...
GhépHoa hồng, cam, chanh, bưởi,...
Nuôi cấy mô tế bào thực vậtHoa lan, chuối, thanh long, sâm, rau xanh, cây cảnh,...

- Cơ sở khoa học của các phương pháp nhân giống vô tính là dựa trên quá trình sinh sản sinh dưỡng của thực vật và tính toàn năng của tế bào thực vật.

- Gợi ý: Em đã từng thực hiện các phương pháp nhân giống vô tính như: giâm cành, chiết cành,…

- Gợi ý: Gia đình em thường trồng những loại cây như: rau ngót, rau muống, cà chua, cam, chanh, bưởi, hoa hồng, hoa lan,… Sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính như giâm cành, chiết cành,…

- Nguyên tắc của sự thụ phấn: Hạt phấn phải tiếp xúc với đầu nhụy của hoa cùng loài.

- Ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính và phương pháp nhân giống hữu tính:

Ưu điểmNhược điểm
Nhân giống vô tính

- Nhân nhanh giống cây trồng, giữ được đặc tính quý của cây mẹ, rút ngắn thời gian bắt đầu ra hoa của cây trồng.

- Nuôi cấy mô tế bào còn cho phép nhân giống sạch bệnh, tạo cây đơn bội, sản xuất nhanh sinh khối thực vật,…

- Không đa dạng về kiểu hình.

- Dễ chết hàng loạt khi gặp điều kiện môi trường thay đổi.

- Phương pháp nuôi cấy mô tế bào đòi hỏi trình độ và chuyên môn cao; chi phí cao.

Nhân giống hữu tính- Tạo ra nhiều kiểu hình đa dạng, thích nghi với điều kiện môi trường sống thay đổi.

- Đòi hỏi thời gian lâu hơn để cây con thu được sản phẩm.

- Khi mật độ cá thể thấp thì khó tạo ra thế hệ mới.

-/-

Trên đây là hướng dẫn giải bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo Bài 25: Thực hành Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các bài học trong phần Soạn Sinh 11 sách Chân trời sáng tạo nữa nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM