Đọc Tài Liệu hướng dẫn phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ gồm những gợi ý chi tiết giúp em làm tốt các bước phân tích đề, lập dàn ý, sơ đồ tư duy và tham khảo những bài văn hay phân tích nội dung, nghệ thuật của khổ thơ 4 và 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).
I. Hướng dẫn phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ
Đề bài: Hãy phân tích đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải)
1. Phân tích yêu cầu đề bài
- Yêu cầu về nội dung: phân tích nội dung, nghệ thuật trong khổ 4 và 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: các câu thơ, từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong khổ 4 và 5 bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- Phương pháp lập luận chính: Phân tích.
2. Hệ thống luận điểm
- Luận điểm 1: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời
- Luận điểm 2: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác
Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để có thêm tư liệu cho bài viết
II. Dàn ý chi tiết phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ
Đọc tài liệu đã tổng hợp 2 mẫu dàn ý chi tiết, giúp các em dễ dàng triển khai bài văn phân tích của mình.
Dàn ý 1 - Phân tích khổ thơ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải.
- Bài thơ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.
- Giới thiệu hai khổ thơ 4 và 5.
II. Thân bài
1. Phân tích khổ 4: Những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người.
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến."
+ "ta" - "hoa" - "ca": giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp.
+ Điệp từ "ta" được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.
+ Động từ "lam" - "nhập" ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hóa thân đến diệu kỳ - hóa thân để sống đẹp, sống có ích.
+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm.
+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình.
+ Cái "tôi" của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hóa thành cái "ta". Có cả cái riêng và chung trong cái "ta" ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhâ và cộng đồng những cái riêng và cái chung.
+ Hình ảnh "nốt trầm" và lặp lại số từ "một" tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vòa bản hòa ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.
→ Ước nguyện của nhà thơ và cũng là ước nguyện của nhiều người.
2. Phân tích khổ 5: Lẽ sống của Thanh Hải
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa, làm con chim, làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.
+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một ẩn dụ dầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh túy của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
+ Cặp từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân
→ Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến. Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống. Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người.
+ Thanh Hải đã ước nguyện: "Lặng lẽ dâng cho đời / Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc". Lời nguyện ước thủy chung, son sắt. Điệp ngữ "Dù là"như tiếng lòng tự dặn mình: dẫu ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.
→ Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy mà sức lan tỏa của nó thật lớn.
3. Đánh giá
- Với thể thơ năm chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
- Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh "cành hoa, con chim, mùa xuân" được lặp đi lặp lại nâng cao, gây ấn tượng đậm đà
III. Kết bài
- Hai khổ thơ 4,5 của bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước.
- Giọng thơ thể hiện được sự say mê với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.
- Liên hệ bản thân
Dàn ý 2 - Phân tích khổ thơ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ
I. Mở bài phân tích Mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
+ Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.
- Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5:
+ Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.
Thân bài phân tích Mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5
* Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.
- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.
* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời
Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến
- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:
+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời
+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống
-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.
+ một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.
- Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.
-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.
=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.
* Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời"
- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.
-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người
- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.
-> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.
=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.
* Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ thơ:
- Sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả
- Hình ảnh đẹp, giản dị
- Ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm
- So sánh và ẩn dụ sáng tạo
Kết bài phân tích Mùa xuân nho nhỏ khổ 4,5
- Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.
- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ.
>>> Tham khảo thêm hướng dẫn soạn bài Mùa xuân nho nhỏ để tìm thêm dẫn chứng cho bài viết thêm phong phú.
Sơ đồ tư duy phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ
Tóm tắt nội dung bài văn phân tích khổ 4,5 Mùa xuân nho nhỏ bằng sơ đồ tư duy
Tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Mùa xuân nho nhỏ giúp học sinh dễ dàng hệ thống và không để sót nội dung chính cần có trong bài văn của mình.
III. 15 bài văn mẫu hay phân tích khổ thơ 4 và 5 bài Mùa xuân nho nhỏ
1. Phân tích khổ 4, 5 Mùa xuân nho nhỏ mẫu 1
Thanh Hải là một nhà cách mạng, một nhà thơ đã dành cả cuộc đời của mình cho cuộc chiến tranh giành lại độc lập của dân tộc. Ngay cả những ngày tháng cuối cùng của đời mình, ông vẫn nuôi một khát khao mãnh liệt được hòa mình vào cuộc đời, được trở thành một mùa xuân nhỏ điểm tô sắc màu vào mùa xuân vĩ đại của đất nước. Tâm niệm cao đẹp ấy của ông được thể hiện rõ nét qua khổ 4, 5 của tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” - tác phẩm như một khúc ca rộn rã cuối cùng mà Thanh Hải để lại cho cuộc đời.
Nếu như ở những khổ thơ trước đó, Thanh Hải đã dùng tất cả tình cảm yêu mến của mình để dệt nên những hình ảnh thơ dạt dào cảm xúc về mùa xuân, thì đến khổ thứ 4, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên để bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm rất riêng về lẽ sống, về giá trị cuộc đời mỗi người:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
Đoạn thơ như một khúc ca mang giai điệu ngọt ngào đến cho người đọc. Điệp từ “ta làm” được sử dụng như một cách bày tỏ ước nguyện chân thành của thi nhân. Nhà thơ muốn trở thành một con chim nhỏ để cất tiếng hót mua vui cho đời, muốn làm một cành hoa để điểm tô sắc thắm cho mùa xuân của đất mẹ. Những hình ảnh trên đều là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống.
Nếu như ở những đoạn thơ trước, hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã hiện hữu trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, thì giờ đây, nó được sử dụng để thể hiện lẽ sống cao đẹp của một con người nhỏ bé. Mong muốn sống có ích, mong muốn được góp một phần tinh túy của mình vào mùa xuân của đất nước chính là tâm niệm lớn nhất của nhà thơ, nhà cách mạng này!
Cái “tôi” của thi nhân trong những phần đầu của bài thơ đã chuyển thành cái “ta” chung. Đây chính là cách nhà thơ khẳng định không chỉ riêng mình, mà còn rất nhiều những con người đang thầm lặng cống hiến sức mình cho mùa xuân chung đều có những lẽ sống cao đẹp như thế.
Với hình ảnh “nốt trầm” và cách lặp từ “một”, ta có thể thấy những ước nguyện của tác giả thật chân thành và tha thiết. Không ồn ào, không cao giọng, cũng chẳng nổi bật, ông chỉ muốn làm một nốt trầm xao xuyến để góp vào cùng bản hòa ca chung của nhân dân. Đó chính là tâm niệm được đem một phần nhỏ bé của mình để góp vào công cuộc đổi mới của đất nước. Thật cao đẹp và khiêm tốn cho một tâm hồn mang lẽ sống đáng quý!
Đoạn thơ cuối cùng chính là ước nguyện được cống hiến không kể tuổi tác hay bệnh tật:
“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
“Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện cho một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người, mỗi sự cống hiến đều được ví như một mùa xuân nho nhỏ hòa mình vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ Quốc. Chỉ một màu sắc đẹp, chỉ một vẻ tinh túy riêng của mỗi người đã có thể giúp cho mùa xuân của đất nước thêm phần sắc thắm và rạng rỡ.
Đó cũng chính là ước nguyện nhỏ bé của nhà thơ, ước nguyện được làm việc, được hi sinh và cống hiến một cách thầm lặng cho quê hương đất nước bất chấp cả thử thách của thời gian, tuổi tác:
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Hai câu cuối của khổ 5 mang một âm điệu rắn rỏi cùng điệp từ “dù là” đã góp phần khẳng định sự tự tin trước mọi khó khăn, trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hy sinh, về già cũng có thể tiếp tục âm thầm góp sức nhỏ vào công cuộc chung. Ý thức trách nhiệm đối với cuộc đời, với quê hương đất nước, khát vọng được cống hiến dường như đã trở thành một lẽ sống đi theo tác giả cả một đời thầm lặng.
Đây nào phải ước nguyện của riêng nhà thơ, mà nó còn là một lời kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn trên một đất nước yên bình trong tương lai. Cái tâm nguyện cao đẹp này, dường như ta cũng đã từng bắt gặp nó trong những vần thơ của Tố Hữu:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Nào chỉ có Tố Hữu, ta cũng có thể tìm thấy sự hi sinh thầm lặng, cống hiến tài năng, sức trẻ cho cuộc đời trong nhiều tác phẩm văn học khác. Đó là nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, đó là những ý thơ đẹp của của Nguyễn Sĩ Đại trong thi phẩm Lá xanh, đó là những người không tên không tuổi đang ngày đêm làm việc vì trách nhiệm với Tổ quốc mà ta chẳng thể nào biết. Họ chính là những “mùa xuân nho nhỏ” đang góp sức mình vào công cuộc chung, vào mùa xuân vĩ đại của dân tộc.
2. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ mẫu 2:
"Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."
(Tố Hữu)
Tố Hữu - nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải - đã viết trong bài "Một khúc ca xuân" những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam. Thanh Hải đã thể hiện “tâm nguyện thật thiết tha, cảm động của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời rõ nhất trong hai khổ thơ 4,5:
Sau những dòng thơ dâng tràn tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào, lạc quan, tin yêu đối với đất nước, dân tộc Thanh Hải chuyển sang giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người. Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết:
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hòa ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giàu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp.
Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá!
Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên.
Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Thái độ "lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy.
Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài như ánh lên, tỏa sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất... Và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giãi bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giãi bày cho nhau.
Xem thêm: Phân tích khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ
3. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ ngắn gọn mẫu 3
Khi đất nước đang trên đà đi lên chủ nghĩa xã hội, hòa nhập với cộng đồng khi cần những con người biết hi sinh, biết cống hiến. Thanh Hải là một trong những nhà thơ tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, dù sức khỏe không tốt. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã phần nào nêu lên ước nguyện nhỏ nhoi nhưng có ý nghĩa lớn đối với đất nước. Đặc biệt trong hai khổ thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập cùng hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi đôi mươi
Dù là khi tóc bạc
Thật vậy, xuyên suốt bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là niềm vui phơi phới của tác giả trước sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước. Một con người đầy nhiệt huyết và khao khát được cống hiến cho đất nước như Thanh Hải thật đáng ngưỡng mộ, trân trọng.
Thanh Hải ước nguyện thật đơn giản, mộc mạc nhưng có ý nghĩa khái quát lớn đối với mỗi người, đặc biệt là người trẻ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Không mơ ước cao xa, vĩ đại, “ta” chỉ ước những điều nhỏ nhoi, bình dị nhưng không phải người nào cũng có thể làm được. “Con chim hót”, “một nhành hoa”... tưởng chừng là những điều bình dị, đơn giản với vẻ đẹp âm thầm và lặng lẽ nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với mạch thơ. Tác giả chỉ nguyện hóa thân thành con chim có thể cất vang tiếng hót làm vui vẻ cuộc sống này, được tự do tung bay đến những chân trời mới phục vụ cho nhân dân.
Ước làm một nhành hoa để tỏa hương và khoe sắc làm giàu đẹp và phong phú hơn cho quê hương, đất nước. Mặc dù nguyện ước này có phần lạ kì nhưng nó chân chất và gần gũi với đời sống hằng ngày. Và Thanh Hải còn hi vọng rằng chút cống hiến bé nhỏ của mình sẽ hòa vào biển người rộng lớn, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Chỉ là “một nốt trầm” rất nhỏ nhập vào bản hòa ca nhiều thanh sắc cũng đã khiến cho tác giả quá mãn nguyện, quá hài lòng. Chính tấm chân tình của tác giả khiến người đọc không thể kìm được dòng cảm xúc. Và rồi tự Thanh Hải nhận mình là “một mùa xuân nho nhỏ” giữa mùa xuân lớn của đất nước. Dù mùa xuân ấy lặng lẽ và âm thầm hi sinh, cống hiến nhưng đó là nguyện ước của một con người khát sống, khát yêu thương.
Mùa xuân nho nhỏ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Một mùa xuân nhỏ, góp thành mùa xuân lớn, tích tiểu thành đại là việc mà mỗi người chúng ta cần phải làm, cần phải cố gắng để cống hiến. Và những nguyện ước bình dị nhưng lớn lao đó đã thôi thúc tác giả cống hiến mà không đòi hỏi, chỉ lặng lẽ âm thầm như vậy:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Một ý niệm về thời gian giàu triết lí nhân sinh. Thời gian là tuổi trẻ hay là tuổi già thì cống hiến vẫn luôn là điều cần thiết, không cần phải có suy nghĩ trẻ mới nên cống hiến. Đó là một tấm lòng rất mực cao cả của Thanh hải.
Những lời thơ nhẹ nhàng, chân tình của Thanh Hải cùng với nguyện ước bình dị đã lắng lại trong lòng người đọc nhiều dư âm nhất.
4. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 4
Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.
Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá.
Ước được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:
Ta nhập vào hòa ca
Mội nốt trầm xao xuyến
Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.
Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ
Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dâng cho đời.
Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giả sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay đổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.
5. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 5
Mùa xuân luôn là mùa mang đậm chất thơ, là mua mang tới nhiều cảm hứng sáng tác cho những thi sĩ. Cũng như các nhà thơ khác, Thanh Hải cũng có cái cảm nhận tinh tế về mùa xuân. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là một tác phẩm hay về chủ đề mua xuân của nhà thơ Thanh Hải. biểu đạt những ước nguyện cuối cùng trong cuộc đời ông trước khi ông ra đi. Bài thơ này đã trở thành một phần quan trọng của di sản văn học Việt Nam, với sự đơn giản nhưng tinh tế, thể hiện rõ nét những cảm xúc và ước nguyện của ông. Đặc biệt, hai khổ thơ 4 và 5 trong bài thơ đó đã đánh dấu nét đặc trưng của tác phẩm:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Ôi, chỉ vẻn vẹn hai khổ thơ thôi mà ta thấm nhuần được biết bao nhiêu cảm xúc. Tác giả muốn hóa thân vào những cảnh vật mà mình đang thấy, đang nghe trước mắt. Từ “ta” của tác giả không chỉ là cảm xúc chung của mọi người mà là chỉ riêng tác giả thôi, tác giả chỉ muốn một mình dâng hiến cho cuộc đời, cho đất nước. “Ta làm con chim hót”, ôi…câu thơ nghe êm ái làm sao, ước nguyện của tác giả thật khiêm tốn, chỉ muốn làm một con chim trong muôn vàn loài chim trên đất nước, chỉ muốn cất một tiếng hót trong bao nhiêu rung động của đất trời góp thêm một sắc xuân nhỏ nhoi cho đất nước.
Kế nữa, tác giả lại muốn làm một cành hoa, có lẽ chỉ là một cành hoa dại ven đường thôi, cành hoa mang một màu sắc nhẹ nhàng và quyến rũ, một cành hoa của “mùa xuân nho nhỏ” chen chút với bao cành hoa đẹp đẽ, quí hiếm khác để đi vào cái “mùa xuân của đất nước” một niềm khao khát nhưng đáng quý biết bao! Đẹp đẽ biết bao! Sau đó tác giả lại muốn nhập vào một bài ca chỉ bởi “một nốt trầm xao xuyến”, chỉ một nốt trầm trong một bài ca thôi, một nốt trầm mà khi nghe xong ta lại còn vương vấn. Tác giả muốn cất lên một âm vọng bình thường mà lặng lẽ, muốn góp thêm cho cuộc đời một nốt nhạc trong những âm vang hấp dẫn hơn khi đất nước đang bước vào một mùa xuân rực rỡ.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời.
Đến đây, có lẽ giọng thơ đã trầm lại. Bây giờ, tác giả đã muốn dâng cả cuộc đời mình cho đất nước, nhưng thực chất lại là dâng một cái rất nhỏ “một mùa xuân nho nhỏ”, tuy mùa xuân của tác giả nhỏ nhưng nó là cả hàng triệu trái tim của những con người Việt Nam dâng cho đất nước một mùa xuân, một mùa xuân trong một mùa xuân rộng lớn của đất nước. Thanh Hải âm thầm, “lặng lẽ dâng cho đời” một món quà rất đặc biệt, đó là “mùa xuân nho nhỏ”, một mùa xuân mà chưa ai nghĩ đến. Thơ rất độc đáo, rất hay và rất tình cảm. Tác giả luôn muốn cống hiến tất cả cuộc đời mình vào đất nước dù ở bất cứ thời điểm nào của cuộc đời:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Điệp từ “dù” nó như là một lời hứa, một sự khẳng định là mãi mãi, là vĩnh viễn sẽ không bao giờ phai theo thời gian. Dù khi còn trẻ hay khi đã già thì tác giả vẫn cống hiến. tác giả thật là một người đáng khâm phục, một người rất thơ, rất tình cảm! Với những âm điệu rộn ràng, rồi lại trầm lặng, từ ngữ sâu sắc, luyến láy rất vần tác giả đã đưa ta một “Mùa xuân nho nhỏ” của riêng mình để rồi ước nguyện cùng tác giả. Chỉ những hình ảnh ước muốn: con chim, cành hoa, một nốt trầm trong một bản hòa ca,… mà tác giả khiến ta thấu được biết bao nhiêu là tình cảm. Những ước nguyện thật khiêm tốn giản đơn mà lại đầy ý nghĩa, tác giả thật là một người đáng kính nể! Luôn muốn dâng hết tất cả cuộc đời mình cho đất nước.
Gấp trang sách lại, em lại cảm thấy một cái gì đó bồi hồi, xao xuyến muốn đọc lại lần nữa. Những ước nguyện nhỏ nhoi, khiêm tốn của tác giả lại khiến cho người đọc động lòng. Thật độc đáo!
6. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 6
Ở thời Lý, người ta còn nhớ Thiền sư Mãn Giác đến lúc bệnh nặng sắp qua đời vẫn có những vần thơ tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, vui sống: “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết - Đêm qua sân trước một nhành mai”. Thời nay, có Thanh Hải, khi từng giờ từng phút chống chọi với bệnh tật, ông vẫn có những vần thơ như thế! Đó chính là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Thi phẩm thể hiện tiếng lòng của tác giả về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và ước nguyện được sống có ích. Đặc biệt, ước nguyện ấy, lẽ sống ấy được thể hiện chân thành, sâu sắc qua những dòng thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Đọc bài thơ, ta cảm nhận được những cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo của thi nhân trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên để rồi từ đó, cảm xúc được mở rộng ra với hình ảnh mùa xuân đất nước, mùa xuân cách mạng cùng những suy ngẫm, tâm niệm về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người. Đó là ước nguyện, là khát vọng cống hiến cho cuộc đời, cho Tổ quốc, quê hương. Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu của đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”. Điệp từ “ta” được điệp lại 3 lần thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Động từ “làm” - “nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: “con chim”, “một cành hoa”, ”một nốt trầm”. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đem sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ! Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời! Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình. Hình ảnh “nốt trầm” và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình.
Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là “một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng “tôi” sang “ta” cũng có ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự chuyển đổi từ cái “tôi” tác giả ở khổ thơ đầu mang sắc thái nhỏ nhẹ, riêng tư sang đại từ nhân xưng “ta” mang sắc thái trang trọng. Ở đây, cái “tôi” tác giả không chỉ cất tiếng nói của cá nhân mình mà còn nói lên tiếng lòng của mỗi người trong một mùa xuân mới, thể hiện sự hòa quyện, thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Nhạc điệu thơ chậm rãi, đi vào chiều sâu trầm lắng, thiết tha. Đọc đoạn thơ, ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiều người. Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa, làm con chim, làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước. Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường. Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến. Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống. Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh,
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nhớ khi xưa, Ức Trai tiên sinh đã từng tâm niệm:
“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
Còn bây giờ, Thanh Hải - nhà thơ xứ Huế trước khi về với thế giới “người hiền” cũng đã ước nguyện:
“Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Sử dụng điệp ngữ “dù là” nhắc lại hai lần như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước. Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ,thiết tha. Vì vậy, mà sức lan tỏa của nó thật lớn!
Bài thơ được viết vào thời gian cuối đời, trước khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng trong bài thơ, cũng như đoạn thơ không hề có chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bản thân. Chỉ “lặng lẽ” mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Đây không phải là câu khẩu hiệu của một thanh niên vào đời, mà là lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho Cách mạng.
Đoạn thơ, bài thơ với những hình ảnh đơn sơ, gần gũi mà chứa đựng nhiều cảm xúc, nhiều nghĩ suy. Bằng thể thơ năm chữ, giọng điệu chân thành, tha thiết phù hợp với tâm trạng cảm xúc, cùng với hình ảnh ẩn dụ… Thanh Hải đã gửi đến cho chúng ta một thông điệp đáng quý: mỗi người hãy sống có khát vọng, sống có cống hiến, dù chỉ là phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ, giữ gìn và dựng xây đất nước. Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn lẽ sống mà Thanh Hải để lại, ta càng phải tự nhủ: Hãy sống đẹp - sống như Thanh Hải đã sống.
7. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 7
"Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì, em biết không?
Để gió cuốn đi, để sóng cuốn trôi…"
Những câu thơ, lời hát đầy ý nghĩa ấy ca ngợi tấm lòng của con người trong cuộc sống. Con người sống trên cuộc đời, ai ai cũng nên có một tấm lòng, một lẽ sống, một khát vọng sống đúng đắn. Và Thanh Hải đã có một khát vọng, một ước nguyện sống đẹp. "Mùa xuân nho nhỏ" là thi phẩm nói lên điều ấy. Đặc biệt, hai khổ thơ 4, 5 của tác phẩm đã thể hiện vẻ đẹp của một cuộc đời với những khát khao dâng hiến mãnh liệt.
Nếu khổ thơ 1, 2, 3, tác giả Thanh Hải khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời xứ Huế thì đến khổ 4, 5 dòng cảm xúc đã chuyển sang sự suy tư, mạch lạc với những suy ngẫm triết lí về cuộc đời. Mùa xuân của quê hương đất nước được hiện lên với những niềm khát khao hi vọng cháy bỏng:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến".
Điệp từ "ta" được lặp lại tới ba lần, "ta làm" được lặp lại như một khát khao cống hiến mãnh liệt. Tác giả muốn hóa thân thành "con chim" để góp tiếng ca cho đời, để đem lại niềm vui cho mọi người, muốn hóa thân thành "cành hoa" để tô điểm, tô sắc thêm cho cuộc đời và muốn "nhập vào hòa ca" để góp một tiếng nhạc hay cho mai sau. Sau cùng, tác giả mong muốn trở thành "Một nốt trầm xao xuyến" trong bản nhạc đầy thanh âm của cuộc sống. Sự cống hiến ấy lặng lẽ, âm thầm, không phô trương, xa hoa, không câu lệ. Tất cả đều bình dị, nhẹ nhàng. Một ước mơ nhỏ nhoi, giản dị đến vô cùng. Ước nguyện sống ấy vô cùng cao đẹp. Không chỉ cho riêng nhà thơ, mà còn cho mọi người, cho dân tộc, cho đất nước. Khát vọng ấy vượt qua tất cả mọi khuôn khổ, giới hạn. Ngay cả khi nằm trên giường bệnh, cái khát vọng cao quý ấy cũng không bị dập tắt. Tác giả vẫn tràn đầy niềm tin, hi vọng và động lực vào cuộc sống, vào khát vọng cống hiến của bản thân.:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
Mùa xuân nho nhỏ ấy là mùa xuân của tác giả, mùa xuân trong lòng của một thi sĩ đang chống chọi với bệnh tật nhưng có khát vọng lớn lao, cao cả. Mùa xuân nho nhỏ ấy nguyện góp chung vào mùa xuân lớn của toàn dân tộc. Và mùa xuân ấy chỉ "lặng lẽ dâng cho đời" mà thôi, không quá phô trương, xa hoa, một mùa xuân lặng lẽ nhưng lớn lao. Dù tuổi tác có hai mươi hay là khi tóc đã điểm bạc, dù già hay trẻ, ở bất kì độ tuổi nào, đều có mong muốn hiến dâng cho Tổ quốc những gì tươi đẹp nhất của cuộc đời.
Đọc cả bài thơ nói chung và đặc biệt là khổ thơ 4,5 nói riêng của thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ, người đọc càng thêm trân quý những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Một nhà thơ yêu đất nước, yêu tổ quốc đến da diết, mong muốn trở thành một phần nhỏ của mùa xuân dân tộc. Đọc xong thi phẩm, những khát khao cháy bỏng của con người như được tiếp thêm động lực, những ước nguyện thanh xuân của các bạn trẻ như có thêm niềm tin mãnh liệt. Mỗi người hãy tạo ra mùa xuân riêng trong lòng mình, mùa xuân chung của tất cả mọi người. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Thanh Hải muốn gửi gắm qua tác phẩm này.
8. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 8
Cứ mỗi độ xuân về, lòng người lại rạo rực những nỗi vui khó tả. Bởi vậy, mùa xuân luôn khiến người ta thổn thức, mong chờ và háo hức vô kể. Xuân cũng làm cho biết bao thi sĩ phải xao lòng mà viết nên những vần thơ tuyệt diệu, bởi đâu chỉ có xuân đất trời thôi đâu, lòng người cũng đang "xuân", đang khát khao cống hiến những đẹp đẽ nhất cho Tổ quốc ,cho quê hương mình. Nhà thơ Thanh Hải đã viết nên những vần thơ đẹp đến nao lòng như thế qua bài “Mùa xuân nho nhỏ”, đặc biệt, thi phẩm đã nói lên ước nguyện quá đỗi chân thành của nhà thơ gửi gắm vào lẽ sống, vào cuộc đời. Và mong muốn ấy được thể hiện rất cảm xúc, mãnh liệt qua những lời thơ:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Trước sức xuân trong sáng, tinh khôi đang tràn trề khắp mọi nẻo, tâm hồn con người cũng yêu xuân, yêu đất nước, yêu cuộc đời và mong muốn được cống hiến cho đời những điều đẹp đẽ. Ta muốn làm một con chim nhỏ cất tiếng hát líu lo mang âm thanh trong trẻo đến mọi người. Đó là cánh chim tự do giữa bầu trời thanh bình hót tiếng ca hy vọng vào tương lai tươi đẹp. Ta muốn làm một bông hoa thôi, một bông hoa nhẹ nhàng, khoe sắc, điểm hương cho cuộc đời. Bông hoa của vẻ đẹp, của tình yêu, của sức sống. Tất cả những hình ảnh thiên nhiên quá đỗi bình dị ấy nhưng được tác giả khát khao hoà nhập vào chính mình để điểm tô cuộc đời.
Đó là lẽ sống của thương yêu, của khát khao sống và hiến dâng những tinh túy nhất cho cộng đồng, đất nước, dù đó là điều giản dị thôi nhưng chân thành là đủ. Và hoà trong cảm xúc ấy, Thanh Hải lại mong mình là một nốt trầm xao xuyến giữa bản nhạc cuộc đời. Không phải là những âm thanh cao vút, xa xôi, cũng không phải là thứ âm thanh ồn ào, náo nhiệt mà là một nốt trầm dịu nhẹ, an nhiên, âm thầm lặng lẽ hoà trong khúc ca giữa đời sống. Đó là sự cống hiến âm thầm, mong muốn góp phần nhỏ bé của cuộc đời mình vào chỗ công cuộc xây dựng quê hương. Tác giả hoà cái tôi riêng vào cái ta chung như nói lên nỗi lòng của bao người, bao thế hệ đất nước vẫn tình nguyện hiến dâng những vẻ đẹp của tâm hồn và tài năng của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Ta chỉ là một mùa xuân nho nhỏ thôi, một cuộc đời nồng nhiệt và những cống hiến của ta cũng nhỏ bé so với biết bao điều đẹp đẽ của thế giới ngoài kia. Nhưng nếu được là một phần nhỏ ấy thôi, ta vẫn muốn dành trọn cho đất nước thương yêu. Dù là trong những ngày bom đạn chiến tranh, ta anh dũng chiến đấu với súng đạn của kẻ thù thì đến hôm nay, khi đất nước thanh bình, hạnh phúc, khi tuổi đã xế chiều ta vẫn luôn giữ khát khao, tình yêu dành trọn tâm hồn mình cho đất nước. Đó là một tấm lòng mãi mãi trường tồn theo thời gian, dù thanh xuân hay khi đã về già, vẫn mong muốn góp sức mình làm đẹp cho cuộc đời.
Bằng tình cảm chân thành, ngôn ngữ giản dị dễ đi vào lòng người, giọng thơ thủ thỉ nhẹ nhàng như nhắc nhở mỗi chúng ta về niềm yêu cuộc sống. Thanh Hải đã gửi gắm vào thế hệ hệ tương lai một mục đích sống, một lẽ sống cao đẹp nơi tâm hồn - “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Hãy sống và cống hiến hết mình cho đời, dâng những bông hoa đẹp nhất của cuộc đời mình dựng xây cho đời sống một cách trọn vẹn nhất.
9. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 9
“Mùa xuân nhỏ nhỏ” là khúc ca cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải để lại cho cuộc đời. Từ cảm hứng về vẻ đẹp và thiên nhiên của xứ huế, nhà thơ liên tưởng đến mùa xuân vĩnh hằng của đất nước, đồng thời thể hiện khát vọng dân hiến mùa xuân cuộc đời cho mùa xuân lớn của đất nước. Tình cảm ấy được thể hiện chân thành và cảm động qua khổ 4 và 5 của bài thơ.
Xứ Huế mộng mơ dệt nên những tình cảm mến yêu tha thiết trong lòng nhà thơ. Từ những cảm xúc về mùa xuân trong suy tưởng, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”. Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha. Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ – hoá thân để sống đẹp, sống có ích. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đem sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ! Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!
Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình. Cái “tôi”của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hoá thành cái “ta”. Có cả cái riêng và chung trong cái “ta” ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung.
Hình ảnh “nốt trầm”và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là“một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. Đọc đoạn thơ, ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiều người. Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa, làm con chim, làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân,hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến. Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống.Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh,
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nguyễn Sĩ Đại trong bài thơ Lá xanh, cũng đã bày tỏ:
“Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp luỹ xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh”
Thanh Hải trước khi về với thế giới “người hiền” cũng đã ước nguyện:
“Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Sử dụng điệp ngữ “dù là” nhắc lại hai lần như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già,bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước. Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy, mà sức lan tỏa của nó thật lớn.
Bài thơ được viết vào thời gian cuối đời,trước khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng trong bài thơ không hề gợi chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bản thân. Chỉ “lặng lẽ” mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Khổ 4 và 5 của bài thơ là lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho cách mạng. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ.
Tham khảo thêm: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ giúp học sinh hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng khổ thơ, từ đó biết cách phân tích những khổ thơ hay, đặc sắc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
10. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 10
Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Vốn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, Thanh Hải là người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Những tác phẩm của ông được bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi như “ Mồ anh hoa nở”, “Những đồng chí trung kiên”.
Nhưng nhắc đến thơ Thanh Hải, người ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác phẩm được nhà thơ sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu. Đó là tiếng lòng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhịp sống của đất nước vào xuân. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ bày tỏ ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Khát vọng ấy được Thanh Hải thể hiện rõ qua hai khổ bốn và năm của bài thơ:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”
Trong khí thế bừng bừng của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được một mùa xuân trỗi dậy từ tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hoà nhập. Tác giả không mơ một giấc mơ vĩ đại, không ước vọng lớn lao, chỉ là những mong muốn đơn sơ bình dị:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”
Xin làm một tiếng chim hót hoà trong muôn vạn tiếng chim cất cao tiếng hót chào mừng xuân mới, xin làm một cành hoa trong muôn vạn cánh hoa âm thầm khoe sắc tỏa hương thơm cho cuộc đời chung, xin làm một nốt nhạc trầm trong bản đồng ca của dân tộc ca ngợi non sông đất nước đang đổi mới. Ước nguyện của nhà thơ sao mà đáng yêu, gần gũi lạ kì. Đó chính là sự chiếu ứng của hình ảnh “bông hoa tím biếc”và âm thanh tiếng chim chiền chiện ở khổ thơ thứ nhất. Đọc từng câu thơ, ta thấy nhịp thơ hối hả, gấp rút như nhịp sống quê hương, như ước mong cháy bỏng mà khiêm tốn của nhà thơ được dâng hiến cho đời. Tâm hồn của tác giả hoà vào mùa xuân đất nước, thôi thúc mạnh mẽ nhưng cũng rất âm thầm:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời”
Lời thơ như tâm tình thiết tha. Một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ khi phát hiện ra được hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. Mỗi con người, mỗi sự cống hiến được ví như một mùa xuân nhỏ hoà vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ quốc. Đó cũng là nguyện ước nhỏ bé của nhà thơ, muốn được mãi mãi làm việc, hi sinh, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước bất chấp sự thử thách của thời gian, tuổi tác.
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
Lời thơ rắn rỏi, điệp ngữ “dù là” khẳng định thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng tiếp tục âm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm đối với quê hương đất nước, khát vọng được sống được cống hiến trở thành lẽ sống trong cuộc đời tác giả. Lời thơ không chỉ là ước nguyện của riêng một nhà thơ mà còn là lời kêu gọi mọi người hãy chung vai gắng sức xây dựng một cuộc đời tươi đẹp trong tương lai. Tâm nguyện này, ta bắt gặp đâu đó trong những vần thơ của Tố Hữu:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ hiến dâng tài năng, sức lực, tuổi trẻ cho cuộc đời nào phải chỉ có trong thơ Tố Hữu, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” cũng đã khắc họa nên bức chân dung nhân vật anh thanh niên cùng nhiều nhân vật khác. Họ chính là minh chứng sinh động nhất của hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ ” mà Thanh Hải gửi gắm đến chúng ta qua bài thơ cuối đời của ông.
Tóm lại, hai khổ thơ bốn và năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ ” đã làm lay động tâm hồn người đọc, không chỉ bởi chất nhạc vấn vương, không chỉ bởi giai điệu vừa thiết tha vừa hào hùng thôi thúc mà còn bởi nguyện ước chân thành và khiêm tốn của nhà thơ. Nguyện ước ấy đâu còn của riêng Thanh Hải. Đọc những vần thơ của ông, ta tự nhủ phải làm gì để không hổ thẹn với những người đi trước, hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm đối với đất nước quê hương ? Tất cả được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở hôm nay.
11. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 11
Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu không thể không kể đến nhà thơ Thanh Hải. Nhà thơ Thanh Hải sinh năm một ngàn chín trăm ba mươi và mất năm một ngàn chín trăm tám mươi, tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên – Huế. Ông bắt đầu hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Và vào tháng mười một năm một ngàn chín trăm tám mươi, trong những ngày cuối đời của mình ông đã sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” khi bản thân đang nằm trên giường bệnh. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ bày tỏ ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Tình cảm ấy được thể hiện chân thành và cảm động qua khổ bốn và năm của bài thơ.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” gồm có sáu khổ thơ, được viết theo thể thơ năm tiếng. Không ai là không biết dân tộc Đại Việt ta đã đi qua một chặng đường lịch sử dài bốn nghìn năm với bao vất vả và gian lao. Đến nay đất nước đã giành được độc lập và tự do, chưa bao giờ đất nước tươi đẹp đến vậy. Vì thế trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, Thanh Hải khát khao được hòa nhập vào cuộc sống của quê hương hơn bao giờ hết khiến từng câu từ trong bài thơ dường như có sức sống khi mang trong mình giai điệu trong sáng và tha thiết khi mùa xuân đến. Và nếu khổ một, hai và ba là cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân của đất nước, của thiên nhiên thì khổ thơ bốn và năm là ước nguyện cống hiến chân thành tha thiết của nhà thơ.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Nhà thơ ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của Thanh Hải sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu mạnh mẽ bằng cách sử dụng điệp ngữ “ta làm” để thể hiện một ước nguyện chân thành, một ước nguyện cống hiến cho quê hương đất nước. Nhà thơ ước mong muốn “làm con chim hót” để cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời, muốn “làm một cành hoa” để đem sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ. Và nhà thơ muốn làm “một nốt trầm”, một hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của Thanh Hải. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là“một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.
Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện của bản thân. Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của Thanh Hải về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Ta có thể cảm nhận được ước nguyện của nhà thơ sao mà đáng yêu, gần gũi lạ kỳ. Và nhà thơ sử dụng đại từ “ta” dường như nói lên được đây chẳng phải là lý lẽ sống của riêng bản thân mà còn là khát vọng chung, ước nguyện cống hiến của nhiều người con trên mảnh đất Việt cùng bao người con đang xa quê hương. Đọc từng câu thơ, ta thấy nhịp thơ hối hả, gấp rút như nhịp sống quê hương, như ước mong cháy bỏng mà khiêm tốn của nhà thơ được dâng hiến cho đời.
Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng, tâm hồn của nhà thơ dường như hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm và lặng lẽ.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Nhà thơ đã thành công khi sử dụng phép ẩn dụ đặc sắc qua câu thơ “một mùa xuân nho nhỏ” - một ẩn dụ đầy sáng tạo, cho ta thấy được cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến và mỗi một khát vọng sống cao đẹp. Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc. Qua hai câu thơ đầu ta có thể thấy khát vọng của nhà thơ tuy ẩn chứa sự khiêm nhường qua hình ảnh nho nhỏ, lặng lẽ nhưng thể hiện một tiếng lòng cao cả, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp và sự chân thành tha thiết của Thanh Hải phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé nhưng không ngừng cống hiến cho cuộc đời.
Nhà thơ lại tiếp tục dùng điệp từ “dù là” để nhấn mạnh thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người. Câu từ “tuổi hai mươi” hay “khi tóc bạc” đã thể hiện rõ ràng sự âm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già. Ý thức về trách nhiệm đối với quê hương đất nước, khát vọng được sống được cống hiến trở thành ý thức bất diệt trong tâm hồn nhà thơ Thanh Hải. Lời thơ cũng là lời hứa, lời tự nhủ của nhà thơ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.
Qua đó ta cũng thấy được, tuy bài thơ được viết vào thời gian cuối đời của nhà thơ, nhưng trong bài thơ không hề gợi chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bản thân. Chỉ “lặng lẽ” mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Minh chứng cho điều đó là Thanh Hải đã sử dụng từ láy, điệp từ một cách hiệu quả, dùng những hình ảnh thiên nhiên đẹp mà giản dị, ngôn từ tinh tế và gợi cảm cùng những hình ảnh ẩn dụ và so sánh sáng tạo.
Tóm lại khổ thơ bốn và năm của bài “Mùa xuân nho nhỏ” đã thành công khi thể hiện được ước nguyện chân thành, là tiếng lòng của nhà thơ Thanh Hải muốn cống hiến cho quê hương đất nước. Khổ bốn và năm của bài thơ là lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho cách mạng. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ. Tấm lòng và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải thật đáng quý và đáng trân trọng. Từ đó em cảm thấy bản thân phải học tập thật tốt để cống hiến cho quê hương đất nước ngày càng lớn mạnh dù là một việc nhỏ.
Tham khảo thêm: Biện pháp tu từ và nghệ thuật được sử dụng trong bài Mùa xuân nho nhỏ để vận dụng vào phân tích hai khổ thơ 4 và 5 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
12. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 12
Những khát khao, những lý tưởng sống đẹp đẽ luôn là hành trang cho mỗi người tiến bước, cống hiến và dựng xây đời. Nhà thơ Thanh Hải cũng từng viết về lẽ sống đẹp qua những vần thơ của mình, tiêu biểu trong số ấy phải kể đến tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" được ông viết vào những năm cuối đời mình. Khổ thơ 4 và khổ thơ 5 của bài thơ đã biểu hiện đẹp đẽ nhất về tình thần ấy.
"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta biến trong hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Cảnh sắc mùa xuân có bông hoa tím, dòng sông xanh, có tiếng chim chiền chiện trong ngần khiến nhà thơ thổn thức những yêu thương. Mùa xuân tràn đầy sức sống, rực rỡ sắc màu, rộn rã thanh âm như vậy nên lòng người cũng chẳng thể thờ ơ, đâu đó trong ngõ ngách của tâm hồn mùa xuân đang trỗi dậy, mọc những mầm xanh của niềm tin, của ước muốn được góp sức xuân của mình cho đất nước, cho nhân dân. Điệp ngữ "ta làm" nhấn mạnh sự chủ động của chủ thể đồng thời cho thấy được sự khát khao và bản lĩnh muốn được thực hiện để cống hiến niềm vui cho đời. Lúc này đây, không còn là cái "tôi" riêng nữa mà cái "tôi" đã hòa chung vào cái "ta" của cộng đồng, là ước muốn của muôn triệu con người.
Những ước muốn bình dị, những giấc mơ đơn sơ, những nguyện ước giản đơn: "con chim hót"; "một nhành hoa" thật đáng trân quý biết bao. Người ta thường nói về những giấc mơ đầy vĩ đại, những khát khao to lớn nhưng có ai biết được rằng thứ tốt đẹp nhất phải được dựng xây từ những điều nhỏ bé. Là một chú chim nhỏ được bay tự do trên bầu trời bình yên, góp vui cho đời tiếng hót, là bông hoa dại cũng toả sắc hương điểm tô trên mỗi cung đường của Tổ quốc mình, là một nốt nhạc "trầm" góp vào bản nhạc hoà ca của cuộc đời. Và dù có là gì đi chăng nữa, nơi sâu thẳm tâm hồn vẫn muốn làm chủ đời mình, góp sức mình vào tô điểm mùa xuân lớn của dân tộc. Giọng thơ lúc này đây như thôi thúc, như giục giã hãy hành động, hãy làm đi, hãy nguyện ý đóng góp mình vào dựng xây đời, dựng xây quê hương. Trái tim người thi sĩ luôn ý thức được trách nhiệm của chính mình với cuộc đời. Và có những điều không cần phải phô trương, không cần những mỹ từ ngợi khen, tác giả chỉ muốn mọi điều đều nhẹ nhàng, âm thầm:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
Lẽ sống của nhà thơ thật dung dị biết bao, mỗi cuộc đời là mỗi mùa xuân, nhà thơ cũng muốn cống hiến mùa xuân của mình, góp mùa xuân ấy vào mùa xuân rộng lớn của giang sơn mình. Dù là nhỏ bé đấy thôi nhưng là duy nhất, nhưng là những đẹp đẽ nhất mà nhà thơ ưu ái dành riêng nó để góp vào xây nên một mùa xuân rực rỡ nhất, sống động nhất của đất nước. Tác giả chọn cho mình cách cống hiến âm thầm "lặng lẽ dâng cho đời", chỉ lặng lẽ thôi nhưng nó sẽ làm đẹp cho đời, cho người, hơn tất thảy, những sự hy sinh thầm lặng thật đáng ngưỡng mộ, đáng ngợi ca biết bao.
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
Điệp từ "dù là" đặt ở đầu hai câu thơ như một lời hứa, một lời khẳng định, một lời tự nhủ đầy quyết tâm về khát vọng dâng hiến dù khi mái đầu còn xanh hay khi tóc bạc. Dù khi còn là những sức trẻ của tuổi hai mươi hay những tháng năm nhọc nhằn của tuổi già thì vẫn phải giúp ích cho cuộc đời. Khát vọng cống hiến trở thành lẽ sống bất diệt trong cuộc đời. Xuân Diệu cũng viết về mùa xuân với sự say đắm trước cũng đường tươi đẹp của thiên nhiên, với khát khao sống vội vàng bởi thời gian hữu hạn:
"Ta muốn ôm........
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"
Dù không quá vội vàng, vồ vập như Xuân Diệu, ta đến với mùa xuân của Thanh Hải bằng sự trong trẻo, nhẹ nhàng có phần thư thái, nhưng sâu bên trong cũng là một ý thức sống vội, sống để cống hiến những gì tinh túy và đẹp đẽ nhất của đời sống mình cho cộng đồng mình.
Chỉ với hai khổ thơ thôi mà khi đọc xong, lòng em không khỏi suy ngẫm về chính mình. Có lẽ thời gian qua em đã bỏ lỡ nhiều điều, từ nay em sẽ cố gắng trưởng thành hơn, góp sức mình dù nhỏ bé để giúp đỡ mọi người, xây dựng quê hương đất nước mình.
13. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 13
Trong bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông thì có lẽ ai cũng thích mùa xuân của đất trời. Mùa xuân là mùa của những loài hoa nở rộ, là mùa của những chú chim hót trên những cành cây xanh. Tác giả Thanh Hải đã cho ra một bài thơ khi ông đang nằm trên giường bệnh. Một bài thơ nói về mùa xuân thơ mộng, trữ tình đó là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Thanh Hải đã thể hiện tâm nguyện thiết tha, cảm động trong hai khổ thơ bốn và năm:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào ca một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Những dòng thơ dâng tràn tình yêu thiên nhiên lòng tự hào, lạc quan, tình yêu đối với đất nước, dân tộc của Thanh Hải. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khao khát và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế. Đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và tâm niệm của một nhà cách mạng, ông là một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước.
“Ta làm con chim hót
Ta làm một hòa ca
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”
Điệp ngữ “ta làm” diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, dù có nhỏ bé nhưng Thanh Hải vẫn muốn dâng hiến cuộc đời của mình cho quê hương đất nước. Ước nguyện được làm một tiếng chim, làm một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.
Được tô điểm cho mùa xuân là tác giả đã nguyện hy sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, chân thành, giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái, ngọt ngào. Điệp từ “ta” như là một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó như là lẽ sống cao đẹp. Đó là lẽ sống không kể gì đến tuổi tác.
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Thái độ “lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động trước ao ước của tác giả dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối câu như ánh lên, tỏa sức xuân tâm hồn trong bài thơ.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết cuộc đời. “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng.
“Một mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế mới, chuẩn bị ra đi mãi mãi. Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất… Và bài thơ này cũng chính điều cả cuộc đời ông. Ông đã giãi bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được ở cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.
Tóm lại, những ước nguyện thật khiêm tốn giản đơn nhưng lại đầy ý nghĩa, tác giả thật là một người đáng kính nể. Luôn muốn dâng hết tất cả cuộc đời mình cho đất nước.
14. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 14
Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Ông nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm mang lời tâm tình tha thiết. Trong đó, Mùa Xuân Nho Nhỏ là tác phẩm nổi bật được nhiều người đọc yêu thích. Bài thơ không chỉ là bức tranh mùa xuân tươi đẹp mà còn là khát vọng cống hiến cho đời một cách chân thành. Khổ thứ thứ 4 và thứ 5 chính là đoạn thể hiện rõ ràng nhất ước vọng của nhà thơ. Ông muốn hiến dâng cuộc đời cho mùa xuân chung của đất nước, dân tộc.
Những lời thơ bình dị trong khổ 4, 5 chính là lời tâm tình của tác giả muốn gửi gắm. Đi sâu vào từng đoạn qua những luận điểm sẽ giúp mỗi người cảm nhận được sâu sắc hơn. Nội dung chính của khổ thơ thứ 4 chính là khát vọng được hòa nhập và mang niềm vui đến cho đời.
Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến
Trong 4 câu thơ này, ta giả đã sử dụng 3 điệp từ “ta” nghe rất bình dị và thân thuộc. Đi kèm là nhịp thơ dồn dập thể hiện khát vọng một cách rõ nét. Nhân vật trữ tình ở đây “muốn làm con chim hót” để góp tiếng hót cho đời; “muốn làm một cành hoa” để hương sắc cuộc sống thêm rực rỡ; Những ước mong ấy thật ra vô cùng giản dị và bình thường. Ông chỉ mong cho mùa xuân của đất nước lúc nào cũng ngập tràn hương sắc và tươi mới.
“Ta nhập vào hòa ca” chỉ mong là “một nốt trầm” không hề ồn ào mà lặng lẽ để cho âm thanh của mùa xuân vui tươi hơn.
Sở dĩ tác giả sử dụng từ “Ta” để nói lên ước nguyện vì ông biết đó là khát vọng chung của nhiều con người, không riêng gì ông. Bất kỳ ai với tấm lòng yêu nước và tâm hồn nghệ sĩ đều mong muốn hòa nhập vào cuộc sống, cống hiến cho đất nước. Đặc biệt là những con người có lòng dũng cảm luôn nguyện hi sinh vì sự phồn vinh cho đất nước.
Khổ thơ thứ 5 chính là ước nguyện cống hiến một cách chân thành chẳng màng tuổi tác. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ lúc này được nhắc đến như cuộc đời của mỗi người. Để có được mùa xuân lớn cho đất nước, mỗi người nên góp mùa xuân nhỏ bé của mình vào đó. Như vậy, mùa xuân lớn ấy mới thật sự rực rỡ. Trong hai câu thơ này, tác giả đã sử dụng từ láy như “lặng lẽ”, “nho nhỏ” để chúng ta thấy được nhân cách sống cao đẹp của con người. Mọi điều trong cuộc đời đều hướng đến lợi ích chung của dân tộc. Đồng thời, tác giả cũng cho thấy sự đối lập giữa cái nhỏ bé của con người với không gian rộng lớn của đất nước ta.
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Nhà thơ chỉ âm thầm lặng lẽ muốn cống hiến cho đời chẳng cần ai biết hay phô trương tiếng tăm. Cho dù khi trẻ hay đến “khi tóc bạc”, nhà thơ vẫn nguyện âm thầm cống hiến. Tuổi tác thay đổi nhưng khao khát hiến dâng cuộc đời chẳng thể nào đổi thay. Đồng thời, hai câu thơ còn cho chúng ta thấy được thái độ quyết tâm dù có trở ngại thì vẫn luôn quyết tâm thực hiện lời hứa đó. Lương tâm của nhân vật luôn kiên trì vượt qua thử thách của cuộc đời để mãi là mùa xuân nho nhỏ cho đời.
Thông qua việc phân tích khổ 4 5, chúng ta đã phần nào thấy được những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Ông không chỉ sử dụng từ láy mà còn rất nhiều điệp từ độc đáo để diễn tả ước nguyện. Thêm vào đó là những hình ảnh đẹp vô cùng quen thuộc và giải dị. Đi kèm là những ngôn từ tinh tế gợi lên cảm xúc một cách nhẹ nhàng. Và đặc biệt hơn cả chính là phép so sánh và ẩn dụ sáng tạo. Tất cả những yếu tố này đã phần nào tạo nên sự đặc sắc trong thơ ca của Thanh Hải. Chính yếu tố đó đã góp phần làm cho bài thơ trở nên giá trị hơn về mặt nội dung, ý nghĩa.
Như vậy, khi phân tích khổ 4 5 bài Mùa Xuân Nho Nhỏ, chúng ta đã thấy được ý thức, trách nhiệm với quê hương đất nước của tác giả. Thêm vào đó là khao khát được cống hiến cả mùa xuân cho đời, chỉ mong đất nước mãi rực rỡ. Ngoài ra, tác giả còn muốn gửi gắm thông điệp cho tất cả mọi người. Để mùa xuân đất nước mãi tươi đẹp thì mỗi cá nhân đừng quên đóng góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình.
Tham khảo thêm: Nghị luận bài Mùa xuân nho nhỏ
15. Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ - Mẫu 15
Thanh Hải là nhà thơ đi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông dành cả cuộc đời cho cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. Ngay đến cả những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải vẫn khát khao được gắn kết với mạch nguồn cuộc sống, với trái tim lớn dân tộc, cống hiến sức lực nhỏ bé của mình trong công cuộc dựng xây đất nước. Ý nguyện cao đẹp ấy được trình bày trong khổ thơ 4 và 5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác phẩm cuối cùng mà nhà thơ gửi lại cho đời.
“Mùa xuân nho nhỏ” là tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thanh hải. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ, mong ước được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, sự đi lên của cuộc sống, tác giả khát khao được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước. Chưa bao giờ đất nước đẹp tươi hơn thế. Chặng đường lịch sử đã qua với bao gian lao, vất vả. Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt, sức mạnh dân tộc được khẳng định, đất nước vẫn trường tồn và đi lên. Đất nước như vì sao là sự so sánh đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng vô tận, là vẻ đẹp của vũ trụ, vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Đây là niềm tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng, bất diệt.
Đất nước ấy luôn lớn mạnh, đi lên từng ngày. Hành trình đi tới tương lai của đất nước vẫn không ngừng, cứ đi lên là sự thể hiện chí khí, quyết tâm của dân tộc Việt Nam. Hân hoan, tự hào và trách nhiệm, nhà thơ muốn hóa thành một phần vẻ đẹp ấy:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa .
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
Điều tâm niệm của nhà thơ là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Đẹp và tự nhiên vì nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình. Con chim hót, một cành hoa là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Một nốt trầm trong dàn hợp xưởng là âm thanh mà mọi người đều thích nghe. Tác giả muốn làm việc, muốn cống hiến cho cuộc đời, cống hiến cho đất nước. Điệp từ một trong đoạn thơ diễn tả sự ít ỏi, khiêm tốn nhưng hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm cuối cùng dã dồn vào hình ảnh thật đặc sắc:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
Bao trùm tất cả, ông ước nguyện hoá thành “một mùa xuân nho nhỏ”, lặng lẽ, âm thầm dâng hiến toàn bộ tâm hồn, trí tuệ, sức lực và cả sự sống của mình góp cùng mọi người. Khát vọng của tác giả tuy ẩn chứa sự khiêm nhường qua hình ảnh nho nhỏ, lặng lẽ nhưng thể hiện một tiếng lòng cao cả, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé, và phải không ngừng cống hiến cho cuộc đời. Mỗi con người hãy là một mùa xuân nho nhỏ để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Một xã hội tốt đẹp thì mỗi con người phải tốt đẹp. Đây là điều tâm niệm và khát vọng của nhà thơ trước lúc đi xa vĩnh biệt cuộc đời.
“Dù là tuổi hai mươi.
Dù là khi tóc bạc”
Những hình ảnh bông hoa, tiếng chim hót được tác giả phác hoạ ở phần đầu bài thơ giờ đây lại trở lại trong khổ thơ này trong giọng thơ êm ái, ngọt ngào. Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới: Niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời. Trong bài “một khúc ca xuân” Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?”
Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người. Điệp ngữ “dù là” như một lời tự khẳng định, tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước. Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn.
“Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một bài thơ đặc sắc. Với thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang, âm hưởng nhẹ nhàng xuyên khổ thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn được dâng hiến cho cuộc đời trước lúc đi xa. Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng mỗi người.
Khổ 4 và 5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là kết tinh rực rỡ của sức sống mãnh liệt và tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ một lòng sống vì nhân dân, vì đất nước.
III. Kiến thức bổ sung Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ
1. Tác giả Thanh Hải
- Phạm Thanh Hải có tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn. Ông sinh năm 1930 mất năm 1980, quê ở Phong Điền – Thừa Thiên Huế.
- Ông xuất thân trong một gia đình trí thức, nhưng nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ ông là nông dân. Ông là người con yêu gia đình, một nhà thơ yêu nước. Năm 17 tuổi, ông đã tham gia cách mạng và làm chính trị viên Đoàn Văn công Thừa Thiên Huế ở huyện Hương Thủy.
- Trong suốt cuộc đời sáng tác ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm nổi bật. Điển hình là các tập thơ như:
+ Ánh Mắt – 1956.
+ Những đồng chí trung kiên – 1962.
+ Huế mùa xuân, tập 1 tập 2 1970 – 1972.
+ Mùa xuân nho nhỏ – 1980.
+ Mưa xuân đất này – 1982
- Trong thơ Thanh Hải ta thấy được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống vô bờ. Những ngôn từ ông mang lại cho người đọc là sự bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lý. Điều này càng thể hiện chất riêng không thể nhầm lẫn với bất cứ ai khác.
2. Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác vào cuối năm 1980. Khi đó, đất nước đã thống nhất nhưng đang trong thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế. Đồng thời, nhà thơ cũng đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai cảm nhận sức khỏe ngày một yếu đi.
- Bài thơ được sáng tác không đầy một tháng trước khi Thanh Hải qua đời. Tác phẩm như lời tâm niệm chân thành của tác giả, gửi lại đời nỗi tha thiết cống hiến.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng. Khi đọc từng vần lên ta có thể thấy sự gần gũi với dân ca, hình ảnh đẹp, giản dị nhưng cũng vô cùng gợi cảm. Đặc biệt xuyên suốt tác phẩm ta thấy được nghệ thuật ẩn dụ, so sánh rất sáng tạo, độc đáo.
Xem thêm:
- Phân tích khổ 4 5 bài Mùa xuân nho nhỏ
- Cảm nhận về khổ thơ Ta làm con chim hót Một nốt trầm xao xuyến
- Dàn ý phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Vẻ đẹp bức tranh xuân trong Cảnh ngày xuân và Mùa xuân nho nhỏ
- Cảm nhận bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Mở bài Mùa xuân nho nhỏ
- Những đề văn về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích 3 khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ
Các bạn vừa tham khảo hướng dẫn chi tiết cách làm và một số bài văn mẫu hay phân tích khổ thơ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Mong rằng những gợi ý trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em hoàn thành bài văn của mình một cách tốt nhất! Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao !