Trang chủ

Bài 2 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 06/02/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 48 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Nhớ đồng ngữ văn 11.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Nhớ đồng của Tố Hữu chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiChỉ ra những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả.

Trả lời bài 2 trang 48 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Những câu thơ được dùng làm điệp khúc cho bài thơ :

- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ.

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò !

- Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ai !

=> Mỗi cặp câu được lặp lại hai lần, xen kẽ nhau. Việc lặp lại như vậy tạo được hiểu quả nghệ thuật cao, tác dụng như một điệp khúc, nhấn mạnh tô đậm cảm xúc của cả bài thơ:

+ Nỗi hiu quạnh : Hiu quạnh trong âm thanh tiếng hò não nùng, hiu quạnh của trưa vắng, hòa điệu cùng nỗi hiu quạnh của người tù một mình đối diện với bốn bức tường giam hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài.

+ Nỗi thương nhớ : được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đồng quê (từ cảnh sắc đến người dân quê).

+ Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.

Tham khảo thêm văn mẫuPhân tích bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu

Cách trả lời 2:

- Những câu thơ điệp khúc: Gì sâu bằng… (4 lần); Đâu… (11 lần).

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ Tạo nhịp điệu, tạo tính nhạc cho toàn bài thơ.

+ Gây được sức ám ảnh lớn, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương và cuộc sống bên ngoài.

+ Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù.

+ Toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù.

Cách trả lời 3:

- Tố Hữu dùng nhiều phép điệp khúc:

+ “Gì sâu bằng” và điệp ngữ “đâu”

-> Hai điệp khúc đã nêu ra sự ám ảnh lớn với người đọc: nỗi nhớ thương da diết, nỗi ám ảnh trong lòng người đọc

- Việc lặp tạo âm điệu nhấn mạnh cảm xúc cả bài thơ:

+ Nỗi cô đơn, hiu quạnh: hiu quạnh trong tiếng hò trưa vắng, cô đơn trong không gian bốn bức tường phòng giam, cách biệt với thế giới bên ngoài

+ Nỗi thương nhớ: được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đồng quê ( từ cảnh sắc đến hình ảnh người dân)

+ Bao trùm âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu, cùng cực của người tha thiết yêu cuộc đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời.

=> Tất cả cảm nhận sâu sắc của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày

>>> Đọc thêmBình giảng một đoạn thơ trong bài Nhớ đồng

Với 3 cách trả lời bài 2 trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2 đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để chuẩn bị bài và soạn bài Nhớ đồng (Tố Hữu) trong chương trình Soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM