Bài 2 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 25/11/2019 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cảm xúc mùa thu ngữ văn 10.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 147 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần Luyện tập soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ với các cách trình bày khác nhau để các em tham khảo.

Đề bài: Theo anh (chị), chữ "lệ" trong câu 5 chỉ nước mắt nhà thơ hay nước mắt của "khóm cúc"?

Trả lời bài 2 luyện tập trang 147 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

- Chữ "lệ" ở trong câu 5 quả thực rất khó phân biệt đó là "lệ" của người hay"lệ" của hoa. Tuy nhiên có lẽ nên hiểu: mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ đến quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng tự nhiên rơi không sao ngăn lại được. Hình ảnh hoa cúc "nở rồi lại tàn" vừa gợi ra sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê, vừa gợi ra liên tưởng về những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.

- Căn cứ vào bản dịch Nguyễn Công Trứ chúng ta dễ nhầm tưởng “lệ” là nước mắt của hoa cúc (chỉ một cách hiểu), nhưng trong nguyên tác chữ Hán câu thơ này có thể hiểu theo hai cách: hoa cúc nở hai lần (tác giả so sánh những cánh hoa cúc với những giọt nước mắt, nên nói hoa cúc hai lần nhỏ lệ), cũng có thể hiểu là hai lần hoa cúc nở cũng là hai lần nhà thơ nhỏ lệ (nhà thơ xa cách quê hương đã hai năm).

Tham khảoPhân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ

Cách trả lời 2

Chữ “lệ” trong câu thơ thứ 5 có rất nhiều cách hiểu. Ta có thể hiểu là nước mắt hoa cúc nhưng trong nguyên tác chữ Hán hoa cúc nở hai lần, tác giả so sánh những cánh hoa cúc với những giọt nước mắt nên nói hoa cúc hai lần nhỏ lệ. Ta cũng có thể hiểu hai lần hoa cúc nở cũng là hai lần nhà thơ nhỏ lệ (nhà thơ đã xa quê hương hai năm)

Cách trả lời 3

Chữ “lệ” trong câu “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” được hiểu theo cả hai cách nước mắt của nhà thơ và nước mắt của “hoa cúc”:

+ Mỗi khi ngắm nhìn hoa cúc, lòng tác giả lại bồi hồi nhớ về quê cũ, nước mắt rơi không ngăn lại được

+ Hoa cúc “lưỡng khai” nở gợi lên sự ra đi không trở lại nhưng cũng gợi liên tưởng về dòng lệ chứa chan ân tình không chỉ rơi một lần.

+ Nhìn cúc nở mà tưởng như cúc đã nhỏ lệ.

Xem thêm

Bài 1 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Có thể chia bài thơ làm mấy phần?...

Bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Nhận xét sự thay đổi tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau.

Trên đây, Đọc Tài Liệu đã giới thiệu với các em 3 cách trình bày câu trả lời cho câu hỏi bài 2 luyện tập trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1. Các em nên tham khảo và cân nhắc những cách trình bày tối ưu và dễ hiểu nhất khi tìm hiểu soạn bài Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ).

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BackToTop