Trắc nghiệm Sử 12 Bài 3 có đáp án: Các nước Đông Bắc Á

Xuất bản: 07/04/2020 - Cập nhật: 10/04/2020 - Tác giả:

Tổng hợp Trắc nghiệm Sử 12 Bài 3 có đáp án với nội dung Lịch sử thế giới: Các nước Đông Bắc Á được cập nhật các câu hỏi thường xuyên.

Đọc tài liệu sưu tầm và tổng hợp bộ Trắc nghiệm Lịch sử thế giới lớp 12 Bài 3 (có đáp án): Các nước Đông Bắc Á giúp các em học sinh hình dung được các kiến thức có thể đưa vào đề thi ở nội dung bài học. Cùng Đọc tài liệu xem lại những kiến thức trọng tâm phần này trong Lịch sử lớp 12 nhé.

Câu hỏi trắc nghiệm Sử 12 bài 3

Câu 1 Tình hình chung của khu vực Đông Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là:

A. Các nước Đông Bắc Á tập trung tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

B. Các nước ở khu vực Đông Bắc Á Bắt tay xây dựng và phát triển nền kinh tế và đã đạt được những thành tựu quan trọng, Bộ mặt đất nước được đổi mới.

C. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều nằm trong tình trạng kinh tế thấp kém, chính trị Bất ổn định.

D. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu to lớn.

Câu 2 Từ sau Chiến tranh thế giới thứ I đến năm 1949, ở Trung Quốc đã xảy ra Bao nhiêu cuộc nội chiến ?

A.1

B.2

C.3

D.4

Câu 3 Trong số các nước sau, nước nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á ?

A. Trung Quốc, Nhật Bản.

B. Hàn Quốc, Đài Loan.

C. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nhật Bản.

D. Ápganixtan, Nêpan.

Câu 4 Điều mà cách mạng Trung Quốc chưa thực hiện sau cuộc nội chiến (1946 - 1949)?

A. Thủ tiêu chế độ nửa thực dân nửa phong kiến ở Trung Quốc.

B. Lật đổ nền thống trị của Quốc Dân đảng ở Nam Kinh.

C. Giải phóng toàn Bộ Trung Hoa lục địa.

D. Thu hổi chủ quyền trên toàn Bộ lãnh thổ Trung Hoa.

Câu 5 Tình hình Trung Quốc sau kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) là :

A. Đất nước nằm trong tình trạng Bất ổn định về kinh tế, chính trị.

B. Kinh tế tăng nhanh, đời sống nhân dân Bước đầu được cải thiện, văn hoá giáo dục có những Bước tiến lớn.

C. Kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng chính trị Bất ổn định vì cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong Đảng.

D. Kinh tế gặp nhiều khó khăn song nhân dân Trung Quốc vẫn một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Câu 6 Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 có ý nghĩa như thế nào ?

A. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc dã hoàn thành, kỉ nguyên độc lập tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã Bắt đầu.

B. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã làm cho ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội lan rộng khắp toàn cầu.

C. Trung Quốc đã hoàn thành cách mạng Xã hội chủ nghĩa, kỉ nguyên xây dựng chủ nghĩa Cộng sản đã Bằt đầu.

D. Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho sự phát triển của tư tưởng dân chủ tư sản trên khắp toàn Trung Quốc.

Câu 7 Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào thời gian nào ?

A. 1/8/1949

B. 1/9/1948

C. 1/10/1949

D. 10/1/1949

Câu 8 Cuộc nội chiến (1946 - 1949) ở Trung Quốc trải qua mấy giai đoạn ?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 9 Thực chất của cuộc nội chiến 1946 - 1949 ở Trung Quốc là gì ?

A. Là cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Trung Quốc.

B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhằm lật đổ nền thống trị phong kiến lâu đời ở Trung Quốc.

C. Là cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: CNXH hay CNTB.

D. Là cuộc đấu tranh chống lại nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở Trung Quốc.

Câu 10 Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thiết lập quan hê ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào ?

A. 18/1/1951

B. 18/11/1951

C. 11/8/1951

D. 18/1/1950

Câu 11

Tình hình Trung Quốc trong 20 năm (1959 - 1978) ?

A. Trung Quốc thực hiện thành công kế hoạch 5 năm lần thứ II, kinh tế phát triển, chính trị ổn định, chính quyền cách mạng được củng cố vững chắc.

B. Kế hoạch 5 năm lần thứ II không hoàn thành, nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, kém phát triển, tuy nhiên chính trị căn Bản vẫn giữ được ổn định, chính quyền được củng cố.

C. Đây là 20 năm Trung Quốc lâm vào tình trạng mất ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.

D. Kinh tế Trung Quốc đã đạt được sự tăng trưởng ổn định, tuy nhiên nội Bộ Ban lãnh đạo Bị phân hoá, Bất đồng, tranh chấp quyền lực diễn ra gay gắt.

Câu 12 Điểm nổi Bật của ngoại giao Trung Quốc trong những năm 1949 - 1959 ?

A. Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao trung lập, tích cực.

B. Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại thân Mĩ, đồng thời tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước thuộc địa.

C. Quan hệ Trung Quốc với hai nước Ấn Độ, Liên Xô hết sức căng thẳng.

D. Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực, góp phần củng cố hoà Bình, thúc đẩy sự phát triển của phong hào cách mạng thế giới.

Câu 13 Nét nổi Bật trong quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc với Liên Xô trong những năm 1959 - 1978 ?

A. Liên Xô - Trung Quốc hợp tác hữu nghị, đoàn kết chặt chẽ, thống nhất cao trong việc giải quyết những vấn đề chung của thế giới.

B. Liên Xô vẫn giúp đỡ Trung Quốc về vốn, khoa học - kĩ thuật, phát triển kinh tế, tuy nhiên giữa hai nước đã Bắt đầu xuất hiện những Bất đổng, mâu thuẫn về đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

C. Mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc ngày càng sâu sắc. Các cuộc xung đột quân sự đã diễn ra ở vùng Biên giới hai nước.

D. Trung Quốc tìm mọi cách để khôi phục lại mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Liên Xô.

Câu 14 Nét nổi Bật trong quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Mĩ trong những năm 70 của thế kỷ XX là:

A. Trung Quốc Bất đồng sâu sắc với Mĩ về vấn đề thu hồi chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo.

B. Trung Quốc kịch liệt phản dối Mĩ lập khối SEATO, tiến hành chiến tranh ở Đông Dương.

C. Quan hệ Mĩ - Trung Quốc dần trở nên hoà dịu, các chính khách cao cấp Trung Quốc tiến hành các cuộc viếng thăm nước Mĩ và ngược lại.

D. Trung Quốc - Mĩ đang tiến hành cuộc chạy đua tranh giành phạm vi ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Câu 15 Người đề xướng đường lối cải cách - đổi mới đất nước Trung Quốc làAi ?

A. Lưu Thiếu Kì

B. Chu Dung Cơ

C. Giang Trạch Dân

D. Đặng Tiểu Bình

Câu 16 Hiểu như thế nào về "Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" ?

A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên những nguyên lí chung mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề ra.

B. Mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền tảng thống nhất, đoàn kết giữa các đảng phái chính trị.

C. Mô hình chủ nghĩa xã hội được xây đựng trên cơ sở thành lập các công xã nhân dân - đơn vị kinh tế, đồng thời là đơn vị chính trị căn Bản.

D. Là mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và những đặc điểm lịch sử cụ thể của Trung Quốc.

Câu 17 Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của Đường lối chung là:

A. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.

B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.

C. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.

D. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.

Câu 18 Điểm nổi Bật của nền kinh tế Trung Quốc trong thời kì đổi mới (1978 - 2000)

A. Là nền kinh tế nông - công nghiệp phát triển theo hướng tự cấp tự túc.

B. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

C. Xây dựng nền kinh tế thị trường tự do.

D. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Câu 19 Trung Quốc chế tạo thành công Bom nguyên tử vào năm :

A. 1964.

B. 1965.

C. 1973.

D. 1959.

Câu 20 Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ ?

A. Hồng Kông.

B. Đài Loan.

C. Ma Cao.

D. Bành Hổ.

Câu 21 Tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 - 1998 là :

A. Nền kinh tế đã phục hồi ngang Bằng so với thời kì trước "Cách mạng vãn hoá".

B. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.

C. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

D. Kinh tế tuy phát triển mạnh, nhưng đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện.

Câu 22 Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến trước năm 1975, những quốc gia nào nằm trong tình trạng Bị chia cắt lãnh thổ ?

A. Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan.

B. Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan.

C. Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên.

D. Triều Tiên, Campuchia, Thái Lan.

Câu 23 Trước sự lớn mạnh của Cách mạng Trung Quốc, tập đoàn Tưởng Giới Thạch thực hiện âm mưu gì?

A. Phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc.

B. Cấu kết với đế quốc Mĩ để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc.

C. Đưa 20 vạn quân sang Mĩ để huấn luyện quân sự.

D. Huy động toàn Bộ lực lượng Quân đội chính quy tấn công vào vùng giải phóng do Đảng Cộng sản nắm giữ.

Câu 24 Từ năm 1950, Trung Quốc tiến hành những cải cách quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá nhằm mục đích:

A. Thực hiện đường lối “ Ba ngọn cờ hồng”.

B. Thực hiện cuộc “đại nhảy vọt” đưa Trung Quốc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

C. Xây dựng đất nước đi lên con đường Xã hội chủ nghĩa.

D. Phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xây dựng nền văn hoá mới.

Câu 25 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ Bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc phát triển so với trước?

A. Sự giúp đỡ của Liên Xô .

B. Lực lượng cách mạng lớn mạnh nhanh chóng.

C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới.

D. Vùng giải phóng được mở rộng.

Câu 26 Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào thời gian nào?

A. Tháng 12-1978.

B. Tháng 10 – 1987.

C. Đầu năm 1980.

D. Tháng 12-1989.

Câu 27 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích:

A. Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc.

B. Tiêu diệt phong trào cách mạng Trung Quốc.

C. Xoá Bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc.

D.A và B đều đúng.

Câu 28 Cuộc nội chiến lần thứ tư (1946 - 1949) ở Trung Quốc nổ ra là do:

A. Đảng Cộng sản phát động.

B. Tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch phát động, có sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ.

C. Đế quốc Mĩ giúp đỡ Quốc dân đảng.

D. Quốc dân đảng cấu kết với Bọn phản động quốc tế.

Câu 29 Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là:

A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.

B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư Bản trên đất Trung Hoa.

C. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc.

D. Đất nước Trung Hoa Bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội

Câu 30 Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất:

A. Một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo

B. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.

C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Một cuộc nội chiến.

Câu 31 Trung Quốc Bước vào thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đất nước như thế nào?

A. Quan hệ sản xuất Tư Bản chủ nghĩa tương đối phát triển.

B. Quan hệ sản xuất Tư Bản chủ nghĩa kém phát triển.

C. Có một nền nông nghiệp phát triển.

D. Có một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

Câu 32 Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào?

A. Sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc.

B. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa.

C. Sự giúp đỡ của Liên Xô.

D. Sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô.

Câu 33 Mười năm đầu xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa (1949 - 1959), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

B. Chống Mĩ và các nước Tư Bản chủ nghĩa.

C. Thi hành một chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa Bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.

D. Thi hành một chính sách đối ngoại nhằm đẩy lùi các phong trào cách mạng thế giới.

Câu 34 Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Trung Quốc tiến hành trong khoảng thời gian nào?

A. 1949 - 1953

B. 1953 - 1957

C. 1957- 1961

D. 1961 - 1965

Câu 35 Chủ trương nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau 1959 đã gây ra tình trạng khủng hoảng và trì trệ của xã hội Trung Quốc?

A. Xây dựng "Công xã nhân dân".

B. Thực hiện đường lối "Đại nhảy vọt”.

C. Thực hiện cuộc "Đại cách mạng hoá vô sản".

D. Tất cả các vấn đề trên.

Câu 36 Thực hiện đường lối " Ba ngọn cờ hồng" Trung Quốc đạt được những gì?

A. Nền kinh tế Trung Quốc có một Bước phát triển nhảy vọt.

B. Đời sống nhân dân Trung Quốc được cải thiện.

C. Kinh tế phát triển nhưng đời sống nhân dân Trung Quốc khó khăn.

D. Nền kinh tế hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân điêu đứng

Câu 37 Đường lối " Ba ngọn cờ hồng" doAi đề xướng?

A. Mao Trạch Đông

B. Lưu Thiếu Kỳ

C. Lâm Bưu

D. Chu Ân Lai

Câu 38 Cuộc "Đại cách mạng vô sản" ở Trung Quốc diễn ra vào những năm

A. 1966 - 1969

B. 1966 – 1971

C. 1967 - 1969

D. 1968 - 1976

Câu 39 Từ sau 1978, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gì mới so với trước?

A. Kiên trì con đường Xã hội chủ nghĩa.

B. Kiên trì cải cách dân chủ nhân dân.

C. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

D. Thực hiện cải cách mở cửa.

Câu 40 Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.

D. Lấy phát triển văn hoá làm trọng tâm.

Trắc nghiệm Sử 12 bài 3 nâng cao

Câu 41 Sự chia cắt của Trung Quốc, Bán đảo Triều Tiên phản ánh vấn đề gì trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự đối đầu Đông - Tây, chiến tranh lạnh

B. Chiến lược toàn cầu của Hoa Kì

C. Sự phát triển mạnh của các lực lượng dân tộc ở các nước thuộc địa

D. Sự cạnh tranh phạm vi ảnh hưởng giữa các nước tư Bản

Câu 42

Nguyên nhân chính dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ Triều Tiên sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là gì?

A. Do sự chia rẽ của các thế lực thù địch

B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng

C. Do nhân dân hai miền không muốn hòa hợp

D. Do vấn đề phát triển công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên

Câu 43 Điểm chung về tình hình các quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đều đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc thắng lợi

B. Hầu hết các quốc gia đều rơi vào tình trạng kém phát triển trừ Nhật Bản

C. Đều đạt nhiều thành tựu trong xây dựng đất nước, trở thành những nền kinh tế lớn của thế giới

D. Hầu hết các quốc gia đều giành được độc lập và thống nhất đất nước

Câu 44 Vì sao năm 2018 được đánh giá là năm đột phá trong mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên?

A. Triều Tiên tuyên Bố ngừng thử vũ khí hạt nhân và chấp nhận đàm phán với Hàn Quốc, Mĩ

B. Triều Tiên cho phép mở cửa Biên giới để phát triển kinh tế

C. Tổng thống Mĩ đến thăm Triều Tiên

D. Hai miền Triều Tiên quyết định sẽ đi tới thống nhất

Câu 45 Nguyên nhân chính khiến Quốc dân Đảng và Đảng Cộng Sản không thể hợp tác xây dựng chính phủ liên hiệp như quy định của hội nghị Ianta (2-1945) là gì?

A. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh

B. Do sự đối lập ý thức hệ và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc

C. Do sự phát triển lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc

D. Do sự can thiệp của Mĩ

Câu 46 Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong năm 1946-1949 là gì?

A. Chưa lật đổ nền thống trị của Quốc dân Đảng ở Nam Kinh

B. Chưa thủ tiêu được những tàn tích phong kiến

C. Đất nước Bị chia cắt

D. Chưa xóa Bỏ tàn tích của chế độ thực dân ở lục địa Trung Quốc

Câu 47 Sự khác Biệt nào giữa quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc so với Liên Xô đã dẫn tới khác Biệt về kết quả của 2 cuộc cải cách

A. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

B. Kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

C. Tiến hành cải cách cả về kinh tế- chính trị

D. Thực hiện mở cửa phát triển kinh tế

Câu 48 Vì sao sự kiện Ních Xơn sang thăm Trung Quốc (2-1972) lại có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam?

A. Do Liên Xô đã thỏa hiệp với Mĩ nên chắc chắn Trung Quốc sẽ thỏa hiệp

B. Do đây là thủ đoạn ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của Trung Quốc cho Việt Nam

C. Do Mĩ hứa sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa

D. Do Bản thân người Trung Quốc cũng không muốn Việt Nam thống nhất

Câu 49 Điểm giống nhau giữa quá trình cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978)

A. Bối cảnh lịch sử

B. Trọng tâm cải cách

C. Vai trò của Đảng cộng sản

D. Kết quả

Câu 50 Bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc và cải tổ của Liên Xô cho Việt Nam là gì?

A. Phải áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

B. Phải kiên định theo phương hướng chiến lược Ban đầu và tăng cường quyền lực cho giai cấp lãnh đạo

C. Phải xây dựng nền kinh tế thị trường năng động

D. Phải thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với tình hình

Đáp án trắc nghiệm sử 12 bài 3

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1B21C41A
2C22C42A
3D23A43C
4D24C44A
5B25B45B
6A26B46C
7C27D47B
8A28B48B
9C29C49A
10D30C50B
11C31D51
12D32D52
13C33C53
14C34B54
15D35B55
16D36D56
17A37A57
18D38D58
19A39B59
20C40B60

Với bộ Trắc nghiệm Lịch sử thế giới lớp 12 Bài 3 được tổng hợp phía trên, hi vọng các em học sinh nắm được các kiến thức chính và các dạng câu hỏi có thể ra đối với nội dung bài học này. Chúc các em học tốt và có kết quả cao trong bài kiểm tra, bài thi Lịch sử lớp 12.

Để tham khảo nhiều hơn những câu hỏi Ôn luyện Lịch sử lớp 12 theo bài, các em có thể xem thêm tại chuyên mục:

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM