Soạn bài Ôn giữa học kì II (Tiết 1)

Xuất bản: 25/07/2019 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Ôn giữa học kì II (Tiết 1) trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tuần 28 với nội dung ôn tập các bài tập đọc và kiến thức về các kiểu câu (câu đơn, câu ghép).

Xem ngay hướng dẫn soạn bài Ôn giữa học kì II (Tiết 1) trang 100 tuần 28 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 do Đọc tài liệu biên soạn, qua đó ôn tập lại các bài tập đọc đã học trong chương trình và củng cố lại kiến thức về các kiểu cấu tạo câu đã được học. Cùng tham khảo em nhé!

Soạn bài Ôn giữa học kì II (Tiết 1) tuần 28

I. Ôn lại kiến thức về câu đơn, câu ghép

1. Câu đơn:

Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu (bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN).

Câu đơn có thể chia thành 3 loại: câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu rút gọn.

- Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu.

- Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại. Song khi cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ).

Ví dụ:

+ Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động?

+ Sáng mai. (Nòng cốt câu đã bị lược bỏ. Hoàn thiện lại: Sáng mai, lớp ta lao động)

- Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt, không xác định được đó là bộ phận gì. Khác với câu rút gọn, người ta không thể xác định được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN. Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

+ Tâm! Tâm ơi! (kêu, gọi)

+ Ôi! Vui quá! (bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ)

2. Câu ghép:

Là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ CN, VN \) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép:

- Cách 1: Nối bằng các từ có tác dụng nối.

- Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

II. Hướng dẫn làm bài tập SGK

Câu 1 (tr. 100 sgk Tiếng Việt 5 tập 2) Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

(Học sinh tự ôn tập)

Câu 2 (tr. 100 sgk Tiếng Việt 5 tập 2) Tìm ví dụ điền vào bảng tổng kết sau:

CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU

Ví dụ

Câu đơn

Câu ghép

Câu ghép không dùng từ nối

Câu ghép

dùng từ nối

Câu ghép

dùng quan hệ từ

Câu ghép

dùng cặp từ hô ứng

Trả lời:

CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU

Ví dụ

Câu đơn

Trên bãi cỏ rộng, các em bé xinh xắn nô đùa vui vẻ.

Câu ghép

Câu ghép không dùng từ nối

+ Mặt ao rộng, nước trong veo.

+ Mây trôi, gió cuốn.

Câu ghép

dùng từ nối

Câu ghép

dùng quan hệ từ

+ Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.

+ Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.

Câu ghép

dùng cặp từ hô ứng

+ Buổi chiều, nắng chưa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

+ Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.

*************

Trên đây là nội dung bài Ôn giữa học kì II tiết 1 trang 100 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Hy vọng với bài hướng dẫn chi tiết của Đọc tài liệu, em sẽ củng cố lại được những kiến thức đã học để hoàn thành tốt các bài thi trước mắt. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM