Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Xuất bản: 24/07/2019 - Cập nhật: 07/01/2020 - Tác giả: Giangdh

Hướng dẫn soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và trả lời câu hỏi trang 43 đến 44 SGK Ngữ văn 9 tập 2.

Muốn soạn bài liên kết câu và liên kết đoạn văn tốt thì đừng bỏ qua bài viết này! Không chỉ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên sách giáo khoa mà bài soạn này còn giúp bạn nắm vững các kiến thức của bài học này.

Cùng tham khảo...

Soạn bài liên kết câu và liên kết đoạn văn

Kiến thức cơ bản

Các kiến thức của bài học này mà bạn cần nắm vững.

Khái niệm liên kết

- Liên kết câu là hiện tượng một yếu tố chưa rõ nghĩa ở câu này được giải thích bằng yếu tố rõ nghĩa ở câu khác, trên cơ sở đó hai câu chúa yếu tố này liên kết được với nhau. Liên kết đoạn văn với đoạn văn thực chất vẫn là liên kết giữa câu với câu, nhưng hai câu này nằm ở hai đoạn văn khác nhau.

- Việc sử dụng các từ ngữ cụ thể (các phương tiện cụ thể) vào việc liên kết câu với câu được gọi là phương thức liên kết hay phép liên kết.

Nội dung và hình thức liên kết câu

- Về nội dung

+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).

+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lôgic).

- Về hình thức

Các biện pháp chính để liên kết các đoạn văn hoặc các câu trong đoạn văn:

+ Lặp ở câu (hoặc đoạn) đứng sau từ ngữ (hoặc câu) đã có ở câu (hoặc đoạn) đứng trước.

+ Dùng ở câu (đoạn) đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa, cùng trường từ vựng với các từ ngữ đã có ở câu (đoạn) đứng trước.

+ Sử dụng ở câu (đoạn) đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu (đoạn) trước (ví dụ: đây, đó, ấy...).

+ Sử dụng ở câu (đoạn) đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu (đoạn) đứng trước (ví dụ: nhưng, vì vậy, tuy nhiên, nhìn chung, tóm lại...)

Hướng dẫn soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn chi tiết

Gợi ý trả lời các câu hỏi trang 43 và 44 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1:

Khái niệm liên kết

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

1. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?

2. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.

3. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (chú ý các từ ngữ in đậm)?

Trả lời

1 - Trang 43 SGK

- Đoạn văn trích dẫn bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm.

- Vấn đề trên là bộ phận gắn với chủ đề chung của văn bản Tiếng nói của văn nghệ.

2 - Trang 43 SGK

  • Câu 1: chỉ rõ vật liệu xây dựng nên tác phẩm.
  • Câu 2: chỉ rõ tâm sự người nghệ sĩ gửi trong tác phẩm.
  • Câu 3: chỉ rõ mục đích của tâm sự gửi trong tác phẩm.

Ba câu trên có quan hệ với nhau và làm nổi rõ chủ đề của cả đoạn. Cách sắp xếp đi từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần nhằm khẳng định chủ đề đoạn văn.

3 - Trang 43 SGK

Các câu được liên kết về mặt hình thức bằng các biện pháp:

+ Câu 2 dùng cụm từ “nhưng nghệ sĩ” để đưa ra nội dung mới là sự bổ sung cho nội dung của câu trước đó.

+ Câu 3 dùng từ anh thay thế cho từ nghệ sĩ ở câu 2, tạo sự liên kết giữa hai câu.

Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn phần Luyện tập

Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn (Trang 44 SGK) theo gợi ý nêu ở dưới.

Gợi ý:

1. Chủ đề của đoạn văn là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lí.

2. Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?)

Trả lời

1.

- Đoạn văn có chủ đề: chỗ mạnh và chỗ yếu của con người Việt Nam,

- Đoạn văn có 5 câu: Hai câu đầu bàn về chỗ mạnh của con người Việt Nam (câu 1 khẳng định chỗ mạnh của người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cải mới. Câu 2 chỉ rõ tác dụng của chỗ mạnh đó). Câu thứ 3 là câu chuyện, chỉ rõ bên cái mạnh, người Việt Nam cũng có cái yếu. Câu thứ 4, 5 chỉ rõ chỗ yếu của người Việt Nam (câu thứ 4 nêu rõ hai điểm yếu nhất, những lỗ hổng về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế. Câu thứ 5 chi rõ tác hại, nguy cơ do các điểm yếu đó gây nên). Cách sắp xếp các câu trong đoạn như thế là chặt chẽ và hợp lí.

2.

- Nhưng nói câu 3 với câu 2 (từ chỉ quan hệ)

- Ấy là nối câu 4 với câu 3 (từ chỉ quan hệ).

- Lỗ hổng ở câu 4 và câu 5 (lặp từ ngữ).

- Thông minh ở câu 5 và ở câu 1 (lặp từ ngữ)

Các câu liên kết với nhau bằng các từ ngữ thay thế, từ ngữ đã có ở câu trước (câu 2: bản chất trời phú ấy...) bằng các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (nhưng bên cạnh cái mạnh đó... ấy là ...).

Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn ngắn nhất

Soạn bài liên kết câu và liên kết đoạn văn ngắn nhất

Ghi nhớ

Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

- Về nội dung :

+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề);

+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gic).

- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:

+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lập từ ngữ);

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng);

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có câu trước (phép thế);

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối).

Tham khảo thêmSoạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM