Kiến thức cơ bản bài Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi

Xuất bản: 13/06/2019 - Cập nhật: 19/08/2019 - Tác giả:

Hệ thống kiến thức cơ bản bài Mấy ý nghĩ về thơ. Đọc Tài Liệu sưu tầm, tổng hợp nội dung chính của bài luận Mấy ý nghĩ về thơ cùng các bài văn mẫu liên quan.

Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12, mời các em tham khảo bài tổng hợp những kiến thức cơ bản bài Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi được tổng hợp bởi Đọc Tài Liệu:

Tóm tắt kiến thức bài Mấy ý nghĩ về thơ đầy đủ nhất

I. Tìm hiểu chung

1. Tiểu dẫn

- Nhà văn Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 và mất năm 2003. Quê gốc của ông ở Hà Nội, nhưng từ nhỏ cùng gia đình sinh sống tại Luông Pha-bang của Lào.

  • Đến năm 1931, Nguyễn Đình Thi theo gia đình về nước.
  • Năm 1941, nhà văn tham gia phong trào Việt Minh hoạt động cách mạng
  • Từ năm 1942, ông tham gia viết sách báo, đồng thời hoạt động tích cực trong phong trào học sinh, sinh viên chống phát xít, và là thành viên của Hội Văn hóa cứu quốc.
  • Năm 1945, Nguyễn Đình Thi trở thành đại biểu của Hội văn hóa cứu quốc tham dự Đại hội ở Tân Trào. Từ đây, ông cũng trở thành thành viên của Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam.
  • Từ sau Cách mạng, ông tiếp tục giữ nhiều trong trách của Hội văn học – nghệ thuật nước nhà
  • Từ năm 1958, Nguyễn Đình Thi trở thành Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam. Ông được nhận giải thưởng về Văn học nghệ thuật trong đợt I của năm 1996.
  • Nguyễn Đình Thi được biết đến là con người đa tài, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật ông tỏ ra là người có năng khiếu và miệt mài lao động cống hiến. Từ viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, làm báo… ông đều thông tỏ và dù trong lĩnh vực nào, Nguyễn Đình Thi cũng được công chúng yêu mến.

- Một số tác phẩm chính của Nguyễn Đình Thi cần kể đến như: Xung kích (tiểu thuyết, 1951), Vào lửa (tiểu thuyết, 1966), Người chiến sĩ (thơ, sáng tác 1956), Bài thơ hắc hải(1958), Dòng sông trong xanh (thơ, 1974)… Các tác phẩm kịch như Con nai đen (1961) và Hoa và Ngần (1975). Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Thi còn nổi tiếng với các tập tiểu luận như Mấy vấn đề về văn học (1956) và Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)…

2. Văn bản

Bài tiểu luận nêu lên những quan niệm mới mẻ, có chiều sâu về thơ, trong đó có những suy nghĩ, đề xuất của tác giả có thể gọi là táo bạo trong hoàn cảnh năm 1949 lúc bấy giờ. Tác giả khẳng định thơ là tiếng nói tâm hồn của con người, nhưng tâm hồn đó phải có tư tưởng và được biểu hiện bằng hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu và ngôn ngữ. Đường đi của thơ là con đường đi thẳng vào tình cảm, từ trái tim nhà thơ đến với trái tim người đọc.

Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không mười phân hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích. Về thơ tự do, thơ không vần, tác giả có một quan niệm mới mẻ, táo bạo: “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Đây là một sự phá cách đối với thơ truyền thống nhưng lại cho ta thấy sự quan tâm đến chất lượng thơ của Nguyễn Đình Thi.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc văn bản

2. Tìm hiểu văn bản

- Thể loại: Tiểu luận

- Hoàn cảnh ra đời

+ Tác phẩm được ra đời vào tháng 9 năm 1949 tại Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc. Sau đó, được đăng trên Văn nghệ số 10 trong năm 1949. Về sau, bài viết được đưa vào tập “Mấy vấn đề về văn học”. Khi soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ, ta cần lưu ý đến hoàn cảnh ra đời tác phẩm để hiểu đúng nhất về nội dung.

+ Tiểu luận “Mấy ý nghĩ về thơ” đã cho thấy quan điểm đúng đắn, mới mẻ, có chiều sâu về thơ của Nguyễn Đình Thi. Bên cạnh đó là những đề xuất táo bạo của tác giả trong hoàn cảnh năm 1949 lúc bấy giờ.

- Bố cục

  • Phần 1 – Từ đầu đến “là thơ”: Nhà văn nêu ra những định nghĩa về thơ, đồng thời khẳng định không có một định nghĩa đầy đủ
  • Phần 2 – Tiếp theo đến “ngọn lửa”: Sự đồng cảm tự nhiên giữa nhà thơ và bạn đọc là sự rung động
  • Phần 3 – Tiếp theo đến “biết nhìn”: Vấn đề hình ảnh trong thơ cũng sự sự kì diệu của nó
  • Phần 4 – Tiếp theo đến “toàn bích”: Thơ tự do và thơ không vần
  • Phần 5 – Đoạn còn lại của tác phẩm: Thơ trong thời đại mới

- Nội dung

+ Bài tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ nêu lên những suy nghĩ, những quan điểm độc đáo và mới mẻ đồng thời là những đề xuất của tác giả Nguyễn Đình Thi về thơ. Nhà văn khẳng định thơ chính là tâm hồn, là tiếng nói tâm tình của con người. Tuy nhiên, đó phải là tâm hồn có chiều sâu của tư tưởng, và phải được biểu đạt qua hình ảnh, qua nhạc điệu, nhịp điệu và ngôn ngữ.

+ Đường đi của nghệ thuật nói chung, của thơ nói riêng là từ tình cảm, từ trái tim nhà thơ đến với bạn đọc. Thơ là sự cô đọng kết tinh, là sự tổng hợp tất cả những tinh túy trong ngôn ngữ. Nguyễn Đình Thi đã làm một phép đối sánh để làm bật lên sự nổi trổi của thơ: Nếu văn xuôi cho phép không mười phân hoàn hảo, thì thơ lại luôn đòi hỏi sự toàn bích.

+ Đối với thơ không vần, thơ tự do, Nguyễn Đình Thi đã bày tỏ quan điểm mới mẻ và đầy táo bạo như sau “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần hay không vần, chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ…”. Đây được xem như là sự phá cách trong suy nghĩ cũng như tư duy đối với thơ truyền thống, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm đến chất lượng thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn trả lời các câu hỏi soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ chi tiết nhất

3. Đặc sắc nghệ thuật

- Bài nghị luận về quan niệm thơ được viết ra với những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, có ý nghĩa cách tân, in đậm bản lĩnh và những trải nghiệm về thơ của Nguyễn Đình Thi, lại được viết bằng một tư duy trong sáng, một lập luận chặt chẽ và một cách viết tài hoa.

- Thơ là một lĩnh vực khá trừu tượng, khó nắm bắt nhưng cách viết của tác giả lại dễ hiểu, cuốn hút người đọc vào vấn đề để cùng trao đổi, đối thoại. Văn lí luận của Nguyễn Đình Thi giàu hình ảnh, mang hơi thở của cuộc sống và nhiệt tình của người viết: đó là những yếu tố làm nên nét riêng và sức hấp dẫn của bài tiểu luận này.

  • Phong cách chính luận kết hợp trữ tình và nghị luận.
  • Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận sắc sảo đanh thép chặt chẽ
  • Vận dụng linh hoạt các phương thức lập luận, phân tích, so sánh, bác bỏ…
  • Ngôn ngữ phong phú chọn lọc, từ ngữ đa dạng được vận dụng linh hoạt và đầy sáng tạo.

 Tham khảo thêm:

********

    Trên đây là kiến thức cơ bản bài Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi, bao gồm những kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung,... Cùng với đó là những bài văn mẫu hay nhất về bài Mấy ý nghĩ về thơ mà Đọc Tài Liệu đã sưu tầm. Hy vọng những tài liệu Ngữ văn lớp 12 này sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!

Kiến thức cơ bản bài Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM