Câu 1 (trang 23 sgk Tiếng Việt 3): Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
Đáp Án:
Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách.
Câu 2 (trang 23 sgk Tiếng Việt 3): Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
Đáp Án:
Để thử tài sứ thần Việt Nam là Trần Quốc Khái, vua Trung Quốc sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi và chờ xem ông xử trí ra sao với hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước.
Câu 3 (trang 23 sgk Tiếng Việt 3): Trần Quốc Khái đã làm thế nào?
a) Để sống?
b) Để không bỏ phí thời gian?
c) Đế xuống đất bình an vô sự?
Đáp Án:
a) Để sống?
– Trần Quốc Khái đọc bức trướng và hiểu ra ý nghĩa của ba chữ "Phật trong lòng" là có thể ăn tượng Phật vào trong bụng. Và ông đã không lầm. Bức tượng Phật và vò nước đã giúp ông có thức ăn, thức uống.
b) Để không bỏ phí thời gian?
– Để không bỏ phí thời gian, ông tìm tòi quan sát và học được cách thêu, cách làm lọng.
c) Đế xuống đất bình an vô sự?
– Ông quan sát thấy dơi xoè cánh chao đi chao lại như những chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống bình an vô sự. Những chiếc lọng xoè rộng như cánh dơi đỡ cho ông rơi từ từ xuống dưới.
Câu 4 (trang 23 sgk Tiếng Việt 3): Vì sao ông được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
Đáp Án:
Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu vì khi về nước ông đã truyền dạy nghề thêu cho dân ta, làm cho nghề này lan rộng ra khắp nơi trong đất nước.
Nội dung: ông đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.