Hướng dẫn soạn bài Tập đọc 3 Hũ bạc của người cha

Xuất bản: 10/05/2018

Bài soạn là lời giải bài tập trang 122, sách giáo khoa Tiếng Việt 3, giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng chú ý các từ khó : siêng năng, lười biếng, thản nhiên, nghiêm giọng, làm lụng... Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, hiểu được nghĩa các từ mới chú giải cuối bài.

Câu 1 (trang 122 sgk Tiếng Việt 3): Ông lão muốn con trai mình trở thành người như thế nào?

Đáp Án:

Ông lão muốn con trai trở thành người siêng năng làm việc, có thể nuôi sống mình, không phải nhờ vào người khác.

 

Câu 2 (trang 122 sgk Tiếng Việt 3): Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?

Đáp Án:

Ông lão vứt tiền xuống ao để thăm dò thái độ của con. Nếu những đồng tiền đó không phải do anh ta khó nhọc làm ra thì anh ta chẳng tiếc.

 

Câu 3 (trang 122 sgk Tiếng Việt 3): Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?

Đáp Án:

Lần thứ hai rời nhà ra đi kiếm sống, anh ta đã thực sự lao động vất vả : anh đi xay thóc thuê, được trả công hai bát gạo anh chỉ dám ăn một bát còn dành lại một bát để bán lấy tiền. Sau ba tháng như vậy, khi đã có một ít tiền, anh mới trở về nhà.

 

Câu 4 (trang 122 sgk Tiếng Việt 3): Khi ông lão vứt tiền vào bếp, người con làm gì ? Vì sao?

Đáp Án:

Khi ông lão vứt tiền vào bếp, người con đã không sợ bỏng, cứ thọc tay vào lửa lấy tiền ra. Anh ta làm thế vì những đồng tiền đó đã do anh ta phải cực khổ kiếm ra nên anh ta rất quý chúng, rất tiếc nếu chúng bị lửa hủy hoại.

 

Câu 5 (trang 122 sgk Tiếng Việt 3): Tìm những câu nói ý nghĩa của truyện này.

Đáp Án:

Hai câu cuối nói lên ý nghĩa sâu sắc của truyện này :

– Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

 

Hướng dẫn soạn bài Tập đọc 3 Hũ bạc của người cha
 

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM