Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn trường THCS Tiêu Sơn lần 1

Xuất bản: 18/03/2021 - Tác giả:

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn trường THCS Tiêu Sơn, Đoan Hùng, Phú Thọ trong bộ đề thi thử mới nhất dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo.

Mục lục nội dung

Tham khảo ngay đề thi thử vào lớp 10 môn văn trường THCS Tiêu Sơn, Đoan Hùng, Phú Thọ hay nhất dành cho các em học sinh lớp 9. Cùng Đọc tài liệu thử sức với đề thi dưới đây nhé:

Đề thi thử vào 10 môn văn trường Tiêu Sơn

PHÒNG GD&ĐT ĐOAN HÙNG

TRƯỜNG THCS TIÊU SƠN

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 (lần 1 ngày 10/3/2021)

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa. Để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh để cho không còn em bé bán diêm nào phải chết vì thiếu lửa.

Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không biết nuôi lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun, con rắn. Không có lửa làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Không có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em… sống đời thực vật vô tri như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ…. Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”.

(Trích Thắp mình để sang xuân, Nhà văn Đoàn Công Lê Huy)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn bản trên.

Câu 2: Cho biết ý nghĩa của từ " lửa" được in đậm trong hai câu văn sau: " Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có coi người mới biết nuôi lửa và truyền lửa"

Câu 3: Tại sao tác giả lại nói: “ Biết ủ lửa để giữ nhân cách - người , nhân cách - Việt?

Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất được rút ra từ đoạn văn bản trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ), trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu ở đoạn trích trong phần Đọc hiểu: “Nếu không có … làm sao thành mùa xuân?".

Câu 2 (5,0 điểm ) Nêu cảm nhận về đoạn thơ dưới đây :

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi 

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi 

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh. 

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh

"Bổ ở chiến khu, bố của việc bố, 

Mày viết thư chớ kẻ này, kể nọ, 

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên

Giờ cháu đã đi xa C ngoại khỏi trai tàu 

Cỏ lửa trăm nhà, hiển vài trăm ngà 

...Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...

(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 144-145)

-Hết-

Vậy là Đọc tài liệu đã giới thiệu tới các em đề thi thử số 4 môn Văn, mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập. Đừng quên còn rất nhiều tài liêu đề thi thử vào 10 môn văn khác của các tỉnh thành trên cả nước nhé.

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2021 trường Tiêu Sơn

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Thao tác lập luận bình luận

Câu 2. Từ lửa được nói đến trong câu văn mang ý nghĩa ẩn dụ, nó là: nhiệt huyết, đam mê, khát vọng, ý chí, niềm tin, là tình yêu thương mãnh liệt… ngọn lửa ấy được con người nuôi dưỡng trong tâm hồn và có thể lan truyền từ người này sang người khác.

Câu 3.  “Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách – Việt” “Biết ủ lửa” tức là biết nhen nhóm, nuôi dưỡng lửa trong tâm hồn mình. Có ngọn lửa của đam mê, khát vọng mới dám sống hết mình, dám theo đuổi ước mơ hoài bão. Có ngọn lửa của ý chí, nghị lực sẽ có sức mạnh để vượt qua khó khăn trở ngại, đến được cái đích mà mình muốn. Có ngọn lửa của tình yêu thương sẽ sống nhân ái, nhân văn hơn, sẵn sàng hi sinh vì người khác. Ngọn lửa ấy giúp ta làm nên giá trị nhân cách con người.

Câu 4. HS có thể rút ra những thông điệp khác nhau từ đoạn văn bản trên và trình bày suy nghĩ thấm thía của mình về thông điệp đó.

Ví dụ : không có lửa cuộc sống con người chi còn là sự tồn tại.

>>> NLXH:

Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu ở đoạn trích trong phần đọc – hiểu: “Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?”

*GỢI Ý:

Về kĩ năng: HS biết cách triển khai đoạn văn và trình bày được một đoạn văn hoàn chỉnh. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:

– Mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, mùa để vạn vật hồi sinh, trỗi dậy. Yếu tố làm nên mùa xuân của đất trời là sức sống; còn yếu tố làm nên mùa xuân của cuộc đời, của con người là lửa.

– Lửa là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; là ý chí, nghị lực, niềm tin; là tình yêu thương của con người với con người…

– Có lửa để con người mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ, hoài bão. Có lửa con người mới sống hết mình trong cháy khát, đam mê. Có lửa để con người sống NGƯỜI hơn, nhân văn hơn. Lửa thôi thúc ta vươn tới những tầm cao mới, lửa làm nảy nở những búp chồi hạnh phúc …

– Nếu lửa chỉ cháy trong một cá nhân chẳng khác nào một ngọn nến le lói trong bóng đêm. Ngọn lửa phải lan tỏa, chúng ta cùng cháy mới có thể thắp lên “mùa xuân”.

Đang cập nhật...

-/-

Mong rằng với trọn bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm này thì các em có thể hoàn thiện kĩ năng làm văn và giải đề tốt hơn. Chúc các em học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM