Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hóa năm 2020 số 1

Xuất bản: 11/05/2020 - Tác giả:

Thử sức với đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hóa năm 2020 số 1 dễ dàng ôn luyện để đạt 7 điểm môn Hóa học.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 không thay đổi so với đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa đã thi các năm trước, cùng Đọc tài liệu tham khảo tài liệu sau đây để ôn tập ở nhà tốt hơn nhé:

Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hóa số 1

Đề thi bao gồm 40 câu hỏi, làm trong thời gian 50 phút.

* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; C =12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là.

A. Fe.

B. Ag.

C. Cr.

D. W.

Câu 2: Kim loại nào sau đây là thành phần của hợp kim siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.

A. Li.

B. Ca.

C. Na.

D. Mg.

Câu 3: Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường.

A. Be.

B. Ba.

C. Zn.

D. Fe.

Câu 4: Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và.

A. phenol.

B. glixerol.

C. ancol đơn chức.

D. este đơn chức.

Câu 5: Este etyl fomat có công thức là.

A. HCOOCH=CH₂.

B. CH₃COOCH₃.

C. HCOOCH₃.

D. HCOOC₂H₅.

Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO₃.

A. HCl.

B. KCl.

C. KNO₃.

D. NaCl.

Câu 7: Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch.

A. Gly-Ala.

B. Glyxin.

C. Metylamin.

D. Metyl fomat.

Câu 8: Chất có phản ứng màu biure là.

A. Tinh bột.

B. Saccarozơ.

C. Protein.

D. Chất béo.

Câu 9: Cho từ từ dung dịch KOH dư vào dung dịch chất X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan hết. Chất X là.

A. AlCl₃.

B. MgCl₂.

C. CuSO₄.

D. FeCl₂.

Câu 10: Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là:

câu 10 đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hóa năm 2020 số 1

A. poli(metyl metacrylat).

B. poli(vinyl clorua).

C. polietilen.

D. polistiren.

Câu 11: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng điện phân dung dịch muối.

A. K.

B. Al.

C. Ca.

D. Cu.

Câu 12: Ở nhiệt độ cao, khí H₂ khử được oxit nào sau đây.

A. Al₂O₃.

B. MgO.

C. CaO.

D. Fe₂O₃.

Câu 13: Glucozơ không thuộc loại.

A. hợp chất tạp chức.

B. cacbohiđrat.

C. monosaccarit.

D. đisaccarit.

Câu 14: Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)₂ ở nhiệt độ phòng.

A. dung dịch glucozơ.

B. dung dịch saccarozơ.

C. dung dịch axit fomic.

D. xenlulozơ.

Câu 15: Sắt(II) hiđroxit nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. Công thức của sắt(II) hiđroxit là.

A. FeO.

B. Fe₃O₄.

C. Fe(OH)₃.

D. Fe(OH)₂

Câu 16: Cho hỗn hợp X gồm 2,8 gam Fe và 3,6 gam Mg vào 200 ml dung dịch CuSO₄ x (mol/lít). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,4 gam chất rắn. Giá trị của x là

A. 0,35.

B. 0,15.

C. 0,25.

D. 0,75.

Câu 17: Thủy phân 13,2 gam hoàn toàn este X (C₄H₈O₂) với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic và hỗn hợp rắn Y. Phần trăm của muối có trong rắn Y là.

A. 67,2%

B. 50,0%

C. 53,2%

D. 63,6%

Câu 18: Nung 21,4 gam Fe(OH)₃ ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là

A. 14,0.

B. 16,0.

C. 12,0.

D. 8,0.

Câu 19: Tiến hành clo hoá poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y (ở hai chu kì liên tiếp, \(MX < MY\)) vào nước, thu được 3,36 lít H₂ (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

A. 54,12%.

B. 45,89%.

C. 27,05%.

D. 72,95%.

Bạn đang xem: Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hóa năm 2020 số 1

Câu 21: Cho các chất sau: glyxin, etylamin, phenylamoni clorua, natri phenolat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Câu 22: Cho 0,54 gam Al vào 40 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X thu được kết tủa. Để thu được kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là

A. 110 ml.

B. 40 ml.

C. 70 ml.

D. 80 ml.

Câu 23: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO₂ sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

A. 20,0.

B. 13,5.

C. 15,0.

D. 30,0.

Câu 24: Cho 1,44 gam bột Al vào dung dịch HNO₃ dư, thu được dung dịch X và 0,02 mol khí Y duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được 11,36 gam muối khan. Khí Y là.

A. N₂O

B. NO

C. N₂

D. NO₂

Câu 25: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm CH₂NH₂CH₂COOH và CH₃CHNH₂COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M, KOH 1,5M, thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 40 ml.

B. 150 ml.

C. 250 ml.

D. 100 ml.

Câu 26: Hòa tan vừa hết 22,5 gam hỗn hợp X gồm M, MO, M(OH)₂ trong 100gam dung dịch HNO₃ nồng độ 44,1%, thu được 2,24 lít khí NO (đktc) và dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối M(NO₃)₂ có nồng độ 47,2%.

Kim loại M là.

A. Mg

B. Cu

C. Zn

D. Fe

Câu 27: Cho 0,1 mol axit α- aminopropionic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là.

A. 11,10.

B. 16,95.

C. 11,70.

D. 18,75.

Câu 28: Cho 1 ml dung dịch AgNO₃ 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH₃ 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch chất X, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60 - 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là.

A. ancol metylic.

B. saccarozơ.

C. axit propionic.

D. anđehit axetic.

Câu 29: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là \(2H^+ + S^{2-}  →H₂S\)

A. FeS + HCl → FeCl₂ + H₂S.

B. H₂SO₄ đặc + Mg → MgSO₄ + H₂S + H₂O.

C. K₂S + HCl → H₂S + KCl.

D. BaS + H₂SO₄ →BaSO₄ + H₂S.

Câu 30: X, Y là hai cacbohiđrat. X, Y đều không bị oxi hóa bởi AgNO₃/NH₃. Khi thủy phân hoàn toàn X hoặc Y trong môi trường axit đều thu được một chất hữu cơ Z duy nhất. X, Y lần lượt là:

A. saccarozơ và fructozơ.

B. xenlulozơ và glucozơ.

C. tinh bột và glucozơ.

D. tinh bột và xenlulozơ.

Câu 31: Nung nóng bình kín chứa 0,5 mol H₂ và 0,3 mol ankin X (có bột Ni xúc tác), sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H₂ bằng 16,25. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 32 gam Br₂ trong dung dịch. Công thức phân tử của X là.

A. C₃H₄.

B. C₂H₂.

C. C₅H₈.

D. C₄H₆.

Câu 32: Trong số các thí nghiệm sau, có mấy thí nghiệm chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học.

(1) Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.

(2) Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch CuSO₄.

(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl₂.

(4) Cho Fe vào dung dịch AgNO₃.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 33: Hợp chất X có công thức phân tử C₅H₈O₂, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là.

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Câu 34: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO₄ và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng 5,12 gam. Nếu tiếp tục điện phân thêm 2t giây nữa, dừng điện phân, lấy catot ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,52 gam; đồng thời các khí thoát ra của cả quá trình điện phân là 6,272 lít (đktc). Giá trị của m là.

A. 49,66 gam

B. 52,20 gam

C. 58,60 gam

D. 46,68 gam

Câu 35: Cho các polime: poli(hexametylen–ađipamit), poliacrilonitrin, poli(butađien-stien), polienantoamit, poli(metyl metacrylat), teflon. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là.

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 36: Thêm từ từ đến hết 100 ml dung dịch X gồm NaHCO₃ 2M và K₂CO₃ 3M vào 150 ml dung dịch Y chứa HCl 2M và H₂SO₄ 1M, thu được dung dịch Z. Thêm Ba(OH)₂ dư vào Z thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với.

A. 24,5.

B. 49,5.

C. 59,5.

D. 74,5.

Câu 37: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO₃)₂.

(b) Cho dung dịch BaCl₂ vào dung dịch NaHSO₄.

(c) Sục khí H₂S vào dung dịch FeCl₃.

(d) Sục khí NH₃ tới dư vào dung dịch AlCl₃.

(e) Sục khí CO₂ tới dư vào dung dịch NaAlO₂ (hoặc Na[Al(OH)₄]).

(g) Cho dung dịch AgNO₃ vào dung dịch H₃PO₄.

 Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa.

A. 3.

B. 4.

C. 6.

D. 5.

Câu 38: Cho các phát biểu sau:

(a) Hợp kim Na - K có nhiệt độ nóng chảy thấp, 70⁰C.

(b) NaOH là chất rắn, màu trắng, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn.

(c) Al(OH)₃, NaHCO₃, Al₂O₃ là các chất có tính chất lưỡng tính.

(d) Có thể điều chế kim loại nhôm bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó.

(e) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện.

 Số phát biểu đúng là.

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Câu 39: Sục từ từ khí CO₂ vào dung dịch chứa Ca(OH)₂. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):

câu 39 đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn Hóa năm 2020 số 1

Tỉ lệ a : b là.

 A. 2 : 1.

B. 5 : 2.

C. 8 : 5.

D. 3 : l.

Câu 40: Cho các phát biểu sau:

(a) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.

(b) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.

(c) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: valin, metylamin, axit glutamic.

(d) Hợp chất CH₃COONH₃CH₃ là este của amino axit.

(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

(g) Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm.

 Số phát biểu đúng là.

A. 5. 

B. 2. 

C. 3.

D. 4

Nguồn đề: Thầy Phạm Ngọc Dũng

Trên đây là một đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 mà Đọc tài liệu sưu tầm được với mức độ 7 điểm. Đừng quên còn rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn hóa nữa nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM