Đề thi thử TNPT 2024 môn văn: Nhân sinh nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm

Xuất bản: 27/05/2024 - Tác giả:

Đề thi thử TNPT 2024 môn văn: đánh giá vấn đề nhân sinh nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm. cùng bài đọc hiểu Việc mình làm được thì đừng để người khác

Mục lục nội dung

Gửi các em học sinh lớp 12 thân mến,

Dưới đây là đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn văn mẫu với yêu cầu: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài có hai lần nhắc đến hình ảnh sợi dây trói:.....

Cùng đi vào tham khảo chi tiết nội dung đề thi:

Đề thi thử

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm).

Đọc văn bản sau và làm theo các yêu cầu:

Việc mình làm được thì đừng để người khác

Chúng ta hãy coi đây là một phương châm sống không chỉ trong cuộc sống cá nhân mà cả trong việc hành xử đối với người khác và giáo dục cho những đứa trẻ.

Không phải vì bởi đã có những người dọn rác nên chúng ta có thể xả rác bừa bãi và vô tội vạ để mặc cho những công nhân đó phải cực nhọc dọn dẹp những thứ hổ lốn do chúng ta vung ném ra.

Người Nhật, đi đâu, mỗi cá nhân đều có một túi đựng rác nhỏ gọn và tiện lợi để đựng rác của chính mình nhằm tránh việc phải vứt chúng một cách tuỳ tiện vào đâu đó. Họ coi việc đó là bổn phận và trách nhiệm của chính mình trước với môi trường và những người xung quanh. Và do vậy mà đất nước họ trở nên sạch đến mức mà cả có thể sống được ở trong các cống rãnh chứa nước thải sinh hoạt và sản xuất.

Việc mình làm được thì đừng để người khác..

Hãy lấy đó làm phương châm để tự mình ý thức mọi hành động của mình và đề giáo dục những đứa trẻ trở nên văn minh với cùng một nhận thức như thế. Điều đó không chỉ tốt cho bản thân mà còn hữu ích cho cả những người khác và cho cả môi trường sống. Chính chúng ta sẽ thổi tuỳ tiện trong việc xả thải, và tự thấy có trách nhiệm để cân nhắc trước khi thực hiện những hành động kiểu đó.

Ở nhiều quốc gia châu Âu, họ quy định mỗi gia đình phải phân loại rác ngay tại tư gia với từng loại, nhóm rõ ràng, nếu không sẽ bị xử phạt rất nặng. Ví dụ nhóm rác hữu cơ có thể phân huỷ và không thể phân huỷ, nhóm vô cơ không thể phân huỷ và có thể tái chế...vì vậy, việc ra nơi công cộng và xả thải bừa bãi chính là việc xâm hại vào trật tự quản lý hành chính về môi trường. Những người thu gom rác vừa vất vả, lại vừa khó thế nào xử lý được việc phân loại các loại rác được người dân thải ra khắp nơi như thế. .

Từ việc đó, có thể đưa đến một triết lý giáo dục dành cho những đứa trẻ, đó là muốn tự lập, tự chủ và tự tin để từ đó trở nên tự do thì việc gì làm được thì đừng để người khác”. Chúng ta sẽ có một thế hệ văn minh và độc lập, có thể tái thiết lại được đất nước đang rơi vào những suy đổi và tha hoá mọi mặt ngày hôm nay và giai đoạn lịch sử khốc hại này.

Chúng ta không thể thay đổi được lịch sử, nhưng chúng ta có thể tạo ra lịch sử và có thể quyết định được nó tồn tại theo cách nào, và chúng ta, vào một lúc nào đó, c tiếc về lịch sử khi nhìn lại, nhưng chính vì thế đừng để điều hối tiếc đó xảy ra mới là điều tốt đẹp hơn cả.

(Trích bài trên trang Facebook Cái Khả Thể, ngày 2/1/2018) 

Câu 1. Nêu những dẫn chứng mà tác giả đã liệt kê để làm sáng tỏ cho quan điểm: “Việc mình làm được thì đừng để người khác”.

Câu 2. Theo văn bản thì ta cần hiểu “phương châm sống” là gì? Phương châm sống có vai trò gì đối với cuộc sống mỗi người?

Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về triết lý giáo dục: “muốn tự lập, tự chủ và tự tin để từ đó trở nên tự do thì “việc gì làm được thì đừng để người khác”?

Câu 4. Bài viết trên với tiêu chí: "Việc mình làm được thì đừng để người khác. Có người lại cho rằng: Việc ai người đó phải tự làm, đã có sự phân công xã hội, đừng làm hộ người khác sẽ khiến họ ỷ lại.” Bàn luận về hai ý kiến trên.

II. LÀM VĂN (7 điểm) 

Câu 1. Viết đoạn văn 200 chữ bàn về hai chữ Tự giác.

Câu 2. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài có hai lần nhắc đến hình ảnh sợi dây trói:

Lần thứ nhất: A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một tháng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đâu nữa. Trói xong vợ, 4 Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép của buồng lại. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói, Hợi rượu còn nồng nàn.

Lần thứ hai: Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thể.

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Từ việc phân tích hai đoạn trên, anh/chị hãy cho biết và đánh giá vấn đề nhân sinh nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm.

Hết

Đáp án đề thi thử môn văn 2024

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1. 

Quan điểm: Việc mình làm được thì đừng để người khác được làm sáng tỏ qua những dẫn chứng sau:

- Người Nhật, đi đâu, mỗi cá nhân đều có một túi đựng rác nhỏ gọn và tiện lợi để đựng rác của chính mình nhằm tránh việc phải vứt chúng một cách tuỳ tiện vào đâu đó.

- Ở nhiều quốc gia châu  u, họ quy định mỗi gia đình phải phân loại rác ngay tại tư gia với từng loại, nhóm rõ ràng, nếu không sẽ bị xử phạt rất nặng.

Câu 2. 

Phương châm sống cần được hiểu là nguyên tắc quan trọng chi phối suy nghĩ, lời nói, hành động của một con người.

Phương châm sống tác động đến suy nghĩ và hành vi của con người, từ đó, quyết định sự hoàn thiện nhân cách cũng như sự đánh giá của xã hội dành cho người đó. Mỗi một người có một phương châm sống tích cực, văn minh thì xã hội mới có thể tiến bộ và ngày một tốt đẹp.

Câu 3. 

Triết lí giáo dục: muốn tự lập, tự chủ và tự tin để từ đó trở nên tự do thì “việc gì làm được thì đừng để người khác” cần được hiểu là:

+ Suy nghĩ việc mình làm được thì đừng để người khác sẽ khiến cho chúng ta chủ động được cuộc sống của mình thay vì chờ đợi, ỷ lại hay đùn đẩy công việc và trách nhiệm cho người khác. Khi đó, ta có được sự tự lập và tự chủ - tức sự chủ động trong cuộc sống.

+ Đồng thời, khi mình tin rằng mình có thể làm được là khi mình sẽ nhận thấy được khả năng thực sự của bản thân và thấy được mình làm được nhiều việc hơn trong cùng một khoảng thời gian. Qua đó, sự đóng góp của bạn cho quá trình văn minh của xã hội sẽ tăng lên. Và đó là nguồn gốc đem đến sự tự tin - sự chủ động trong suy nghĩ.

+ Khi bạn chủ động được cuộc sống và suy nghĩ, đó là bạn tự do.

Câu 4. 

- Về hình thức: 5-7 dòng, diễn đạt mạch lạc.

- Về nội dung: Trình bày quan điểm của bản thân và bàn luận thêm để làm rõ.

Gợi ý:

- Việc mình làm đừng để người khác: Nhấn mạnh ý thức tự giác đảm nhận những công việc để thể hiện trách nhiệm với tập thể, cộng đồng.

- Việc ai người đó tự làm, đã có sự phân công xã hội, đừng làm hộ người khác sẽ khiến họ ỷ lại: Đề cao trách nhiệm và vai trò cá nhân, nhấn mạnh nghĩa vụ của mỗi người trong công việc của mình. Khi được giao công việc, thì phải hoàn thành trọn vẹn, không nên trông chờ sự giúp đỡ.

- Bàn luận: Cả hai ý kiến đều nhấn mạnh vào tinh thần tự giác và ý thức trước tập thể. Thí sinh chủ động nêu quan điểm cá nhân, chú ý kết hợp dẫn chứng và lý lẽ

II. LÀM VĂN 

Câu 1

1. Dẫn dắt

- Nêu từ khóa: tự giác

2. Giải thích

- Tự giác là sự chủ động, là sự ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với bản thân, công việc, xã hội mà không cần ai nhắc nhở, giám sát, đốc thúc.

3. Phân tích

- Biểu hiện của người tự giác như thế nào?

+ Người tự giác bao giờ cũng chăm chỉ, chỉn chu và hoàn thành tốt công việc được giao, là người luôn có được niềm tin từ mọi người.

→ Từ đó, họ dễ có vị trí cao trong cơ quan, tổ chức, xã hội.

- Vì sao cần rèn luyện sự tự giác?

+ Tự giác không phải là một tố chất bẩm sinh, mà được rèn luyện, dạy dỗ.

+ Tự giác giúp con người đạt được những thành tựu.

4. Phản biện

- Làm gì khi ta thì tự giác nhưng những người xung quanh vẫn chưa tự giác?

→ đừng chờ đợi, hãy là người tiên phong. Bạn sẽ lan truyền giá trị tích cực cho cộng đồng.

5. Liên hệ

- Bài học/Liên hệ + Từ khóa.

Tự giác, chủ động rèn luyện từ những thói quen hàng ngày, đến những hoạt động thường nhật như học tập, làm việc,... Từ đó, hình thành phẩm chất tự giác.

Câu 2. 

1.Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm

- Tô Hoài – nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam  hiện đại. Là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lí nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán, tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có.

- Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955.

- Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952. Tác phẩm thể hiện chân thực, xúc động về cuộc sống cơ cực, tủi nhục của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến cùng quá trình giác ngộ cách mạng, tự vùng lên giải phóng cuộc đời.

2.Phân tích.

Đoạn 1: Vị trí - xuất hiện trong đêm tình mùa xuân:

A Sử bước lại, nắm Mi, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một tháng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quân luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài ảo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn.

- Sợi dây trói xuất hiện trong đoạn này đã thể hiện được sức mạnh của cường quyền và thần quyền thống trị.

- A Sử trói đứng Mị vào cột, sự tàn bạo đó, có lẽ đã giết chết bao cô gái cả thể xác lẫn tâm hồn.

- Thế nhưng A Sử không thể trói được tâm hồn Mị Mị bị trói nhưng Mị vẫn vùng bước đi.

Đoạn 2: Vị trí– xuất hiện trong đêm mùa đông:

Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đến mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thể.

-    Mị sau đêm mùa xuân, sau những gì đã bùng cháy, nay trở lại với sự thờ ơ vô cảm, chẳng đoái hoài những gì xảy ra xung quanh.

-    Dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương mình rồi đến thương người trong Mị.

-    Và từ sự đồng cảm đó, lòng Mị dấy lên sự căm phẫn: “Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Mị nguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”.

-    - Mị nhận ra giá trị của con người, giá trị được sống nhưng lại bị bắt chết. Mị nghĩ đến thân phận mình, là đàn bà, bị cúng trình ma, Mị có chết cũng là tất yếu, là lẽ vốn phải vậy, nhưng A Phủ đầu bị kiếp như vậy, sao lại phải chết, sao bị ép đến chết, sao mạng người quý thế, lại chỉ đánh đổi ngang giá với một con bò.

- Để đi đến hành động cắt dây trói cứu A Phủ, Mị đã phải trải cả một quá trình diễn biến tâm lý đầy phức tạp, với những dòng độc thoại, những suy nghĩ, nhận thức và đấu tranh đẩy mãnh liệt.

3.So sánh bàn luận

- Hình ảnh sợi dây trói xuất hiện trong hai đoạn nhưng lại mang hai ý nghĩa khác nhau, nếu đoạn 1 như sự hiện lên của uy quyền và sức mạnh thì đoạn 2, nó hiện lên như chướng ngại, với bao lòng căm phẫn và phải được cắt bỏ. Nếu đoạn 1, Mị hiện lên trong sự cam chịu vì quyền uy của sợi dây trói như chính sức mạnh thần quyền và cường quyền thì đoạn 2, Mị đã vùng lên giải phóng, mà việc đầu tiên là cắt đi sợi dây trói buộc cuộc đời mình.

- Tô Hoài qua Vợ chồng A Phủ đã phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị miền núi, mà ở đây là thống lý Pá Tra và A Sử. Những tên chúa đất độc ác, tàn nhẫn, vô nhân tính. Chúng dùng sợi dây thần quyền và cường quyền để trói chặt và hành hạ con người. Tác phẩm cũng đã vẽ nên bức tranh của người dân miền núi Tây Bắc trước cách mạng, đó là sự tối tăm, ngột ngạt. Nhưng qua đó, tác giả cũng đã dựng nên quá trình đấu tranh của họ, vùng lên để giành tự do, giành quyền được sống, giành quyền làm người.

Nguồn tài liêu: Sưu tầm và tổng hợp.

Đừng quên tìm hiểu chi tiết các nội dung đề thi thử tốt nghiệp thpt 2024 mới nhất và luyện tập với các mẫu đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn văn của các tỉnh/thành phố trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục. Chúc các em thành công!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM