Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa có đáp án mã đề 204

Xuất bản: 13/03/2020

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa mã đề 204 gồm 40 câu hỏi theo cấu trúc đề thi chính thức có đáp án giúp các em ôn tập lại các kiến thức

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa mã đề 204 là đề thi tham khảo được Đọc Tài Liệu sưu tầm và biên soạn. Qua bộ đề sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải đề thi thử môn hóa 2020.

Đề thi thửmôn hóa 2020

Đề thi THPT Quốc gia 2020 môn Hóa mã đề 204 này gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn theo đúng câu trúc đề thi chính thức của Bộ GD&ĐTvà nội dung theo sát chương trình học môn Hóa học lớp 12. Các em có thể làm bài thi online hoặc ghi đáp án từng câu ra giấy với thời gian làm bài là 50 phút rồi sau đó kiểm tra lại kết quả thi của mình qua phần đáp án ở phần cuối tài liệu này.

Có thể tải đề thi thử này về với 2 định dạng PDF hoặc DOC để in ra phía dưới!

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? 
A. Zn.
B. Hg.
C. Ag.
D. Cu. 

Câu 2. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? 
A. Na. 
B. Ca.
C. Al.
D. Fe. 

Câu 3.

Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong trong các máy lọc nước, khẩu trang y tế, mặt nạ phòng độc. Chất X là 
A. cacbon oxit. 
B. lưu huỳnh. 
C. than hoạt tính. 
D. thạch cao. 

Câu 4. Metyl propionat có công thức cấu tạo là 
A. \(HCOO {C_2}{H_5}\).
B. \({C_2}{H_5}COO {C_2}{H_5}\)
C. \({C_2}{H_5}COOC{H_3}\).
D. \(C{H_3}COOC{H_3}\)

Câu 5. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh lam. Chất X là 
A.\( Fe{Cl_3}.\) 
B. \(Mg{Cl_2}.\)
C. \(Cu{Cl_2}.\)
D. \(Fe{Cl_2}.\)

Câu 6. Dung dịch Ala-Gly không phản ứng được với dung dịch nào sau đây? 
A. HCl.     
B. \({H_2}S{O_4}.\)     
C. NaCl.     
D. KOH. 

Câu 7. \({Al_2}{O_3}\) không tan được trong dung dịch nào sau đây? 
A. \(NaOH\)
B. \(Ba{Cl_2}.\) 
C. \(HCl\).

D. \(Ba{{OH_2}}.\)

Câu 8. Crom (VI) oxit có công thức hoá học là  
A. \(Cr{{OH_3}}\)
B. \(Cr{O_3}.\) 
C. \({K_2}Cr{O_4}.\) 
D. \({Cr_2}{O_3}.\) 

Câu 9. Monome nào sau đây không có phản ứng trùng hợp? 
A. \(C{H_2}=C{H_2}. \)
B. \(C{H_2}=CH-C{H_3}. \)
C. \(C{H_2}=CHCl\).
D. \(C{H_3}-C{H_3}.\)

Câu 10. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? 
A. Na. 
B. Al. 
C. Ca. 
D. Fe. 

Câu 11. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? 
A. Saccarozơ. 
B. Xenlulozơ. 
C. Tinh bột. 
D. Glucozơ. 

Câu 12. Natri cacbonat còn có tên gọi khác là sođa. Công thức của natri cacbonat là 
A. \({Na_2}S{O_3}. \)
B. \(NaCl.\) 
C. \({Na_2}C{O_3}.\)
D. \(NaHC{O_3}.\)

Câu 13. Cho 11,6 gam Fe vào 100 ml dung dịch \(CuS{O_4}\) 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là 

A. 12,0. 
B. 6,8. 
C. 6,4. 
D. 12,4. 

Câu 14. Cho hỗn hợp gồm Ba (2a mol) và \({Al_2}{O_3}\) (3a mol) vào nước dư, thu được 0,08 mol khí \({H_2}\) và còn lại m gam rắn không tan. Giá trị của m là
A. 8,16.
B. 4,08.
C. 6,24.
D. 3,12.

Câu 15. Cho các chất sau: etylamin, Ala-Gly-Val, amoni axetat, anilin. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là 
A. 3. 
B. 4. 
C. 2. 
D. 1.

Câu 16. Đun nóng 121,5 gam xenlulozơ với dung dịch \(HN{O_3}\) đặc trong \({H_2}S{O_4}\) đặc (dùng dư), thu được x gam xenlulozơ trinitrat. Giá trị của x là
A. 222,75.
B. 186,75.
C. 176,25.
D. 129,75.

Câu 17. Cho 7,2 gam đimetylamin vào dung dịch \(HN{O_3}\) loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 17,28.
B. 13,04.
C. 17,12.
D. 12,88.

Câu 18. Bộ dụng cụ chiết được mô tả như hình vẽ sau đây:

 Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa có đáp án mã đề 204 câu 18

Thí nghiệm trên được dùng để tách hai chất lỏng nào sau đây?
A. Etyl axetat và nước cất. 
B. Natri axetat và etanol. 
C. Anilin và HCl. 
D. Axit axetic và etanol. 

Câu 19. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là  \({H^+} + O{H^-} → {H_2}O? \)
A. \(C{H_3}COOH + NaOH \rightarrow C{H_3}COONa + {H_2}O.\) 
B. \(Ca{({OH})_2} + 2HCl \rightarrow Ca{Cl_2} + 2{H_2}O. \)
C. \(Ba{({OH})_2} + {H_2}S{O_4} \rightarrow BaS{O_4} + 2{H_2}O.\)
D. \(Mg{({OH})_2} + 2HCl \rightarrow Mg{Cl_2} + 2{H_2}O. \)

Câu 20. Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Lên men X (xúc tác enzim) thu được chất hữu cơ Y và khí cacbonic. Hai chất X, Y lần lượt là
A. glucozơ, sobitol. 
B. fructozơ, etanol. 
C. saccarozơ, glucozơ. 
D. glucozơ, etanol. 

Câu 21. Tiến hành các thí nghiệm sau: 
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch \(Fe{Cl_3}\)
(b) Để miếng tôn (sắt tráng kẽm) trong không khí ẩm. 
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng có nhỏ vài giọt dung dịch \(CuS{O_4}.\) 
(d) Đốt sợi dây sắt trong bình đựng khí oxi. 
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá là 
A. 2.
B. 3. 
C. 4. 
D. 1. 

Câu 22. Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử \({C_4}{H_6}{O_2}\), thu được sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là 
A. 5. 
B. 3. 
C. 4. 
D. 1. 

Câu 23. Cho các dung dịch sau: \(HCl, {Na_2}C{O_3}, AgN{O_3}, {Na_2}S{O_4}, NaOH\)\(KHS{O_4}\). Số dung dịch tác dụng được với dung dịch \(Fe{(N{O_3})_2}\)
A. 4.
B. 3
C. 6
D. 5. 

Câu 24. Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, metyl fomat, vinyl axetat, triolein, glucozơ, fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br2 là
A. 5.
B. 7.
C. 6.
D. 4.

Câu 25. Nung nóng 30,52 gam hỗn hợp rắn gồm \(Ba{(HC{O_3})_2}\)\(NaHC{O_3}\) đến khi khối lượng không đổi. thu được 18,84 gam rắn X và hỗn hợp Y chứa khí và hơi. Cho toàn bộ X vào lượng nước dư, thu được dung dịch Z. Hấp thụ 1/2 hỗn hợp Y vào dung dịch Z thu được dung dịch T chứa những chất tan nào?
A. \(NaHC{O_3}\).
B. \({Na_2}C{O_3} và NaHC{O_3}.\)
C.\( Ba(HC{O_3})2 và NaHC{O_3}.\)
D. \({Na_2}C{O_3}.\)

Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol \(C{O_2}\)và c mol \({H_2}O\) (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít \({H_2}\) (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là 
A. 57,2.
B. 42,6. 
C. 53,2. 
D. 52,6. 

Câu 27. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử \({C_3}{H_4}{O_4}\) tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng   theo sơ đồ phản ứng sau : \(X + 2NaOH \overset{t^{o}}{\rightarrow } Y + Z + {H_2}O\). Biết Z là một ancol không có khả năng tác dụng với \(Cu{({OH})_2}\) ở điều kiện thường. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. X có công thức cấu tạo là \(HCOO-C{H_2}-COOH.\)
B. X chứa hai nhóm –OH.
C. Y có công thức phân tử là \({C_2}{O_4}{Na_2}.\)
D. Đun nóng Z với \({H_2}S{O_4}\) đặc ở \(17{0^o}C\) thu được anken.

Câu 28

. Cho các thí nghiệm sau: 
(1) Điện phân dung dịch \(CuS{O_4}\) với điện cực trơ.    
(2) Cho Al vào dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng, nguội.
(3) Cho FeS vào dung dịch HCl.    
(4) Sục khí \(C{O_2}\) vào dung dịch \({Na_2}Si{O_3}.\)
(5) Đun nóng hỗn hợp rắn gồm C và \({Fe_3}{O_4}. \)
(6) Đun sôi nước cứng tạm thời.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí là
A. 4. 
B. 5. 
C. 6. 
D. 2. 

Câu 29. Cho các phát biểu sau:
(a) Mg cháy trong khí \(C{O_2}\) ở nhiệt độ cao. 
(b) Thổi khí \(N{H_3}\) qua \(Cr{O_3}\) đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu đen.  
(c) Ở nhiệt độ cao, tất cả các kim loại kiềm thổ đều phản ứng được với nước. 
(d) Hỗn hợp \(KN{O_3}\) và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch \(NaHS{O_4}\)

dư. 
(e) Cho \(N{H_3}\) dư vào dung dịch \(Al{Cl_3}\) thu được kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan dần.  
Số phát biểu đúng là 
A. 2. 
B. 5. 
C. 4. 
D. 3. 

Câu 30. X, Y, Z là ba hiđrocacbon mạch hở (\({M_X} < {M_Y} < {M_Z}\) < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch \(AgN{O_3}\) trong \(N{H_3}\) dư. Cho 15,6 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z (có cùng số mol) tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 1,2. 
B. 0,6. 
C. 0,8. 
D. 0,9. 

Câu 31. Nhỏ từ từ dung dịch \(Ba{({OH})_2}\) 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch \({Al_2}{{(S{O_4})}_3}\). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch \(Ba{({OH})_2}\) như sau:
 Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa có đáp án mã đề 204 câu 31

Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,7. 
B. 2,1. 
C. 2,4. 
D. 2,5.

Câu 32. Cho các phát biểu sau:

(a) Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.
(c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α–amino axit.
(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng \({H_2}\).
(g) Để giảm đau nhức khi bị ong hoặc kiến đốt có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
Số phát biểu đúng là 
A. 5. 
B. 2. 
C. 3. 
D. 4. 

Câu 33. Tiến hành điện phân với điện cực trơ và màng ngăn xốp một dung dịch chứa m gam hỗn hợp \(CuS{O_4}\) và NaCl cho đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở anot thu được 0,896 lít khí (đkc). Dung dịch sau khi điện phân có thể hòa tan tối đa 3,2 gam CuO. Giả sử hiệu suất của quá trình điện phân là 100% và các khí không hoà tan trong nước. Giá trị của m là
A. 11,94.
B. 9,60. 
C. 5,97.

D. 6,40.

Câu 34. Cho 0,05 mol hỗn hợp 2 este đơn chức X và Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,12 mol \(C{O_2}\) và 0,03 mol \({Na_2}C{O_3}\). Nếu làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 3,48.
B. 2,34. 
C. 4,56. 
D. 5,64. 

Câu 35. Hỗn hợp X gồm \(Na, Ba, {Na_2}O\)\(BaO\). Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí \({H_2}\) (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam \(Ba{({OH)_2}}\). Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch \({Al_2}{(S{O_4})_3}\) 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 27,96. 
B. 29,52. 
C. 36,51. 
D. 1,50. 

Câu 36. Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây: 
Bước 1: Cho 1 ml \(C{H_3}CH(C{H_3})C{H_2}C{H_2}OH\), 1 ml \(C{H_3}COOH\) và vài giọt dung dịch \({H_2}S{O_4}\) đặc vào ống nghiệm. 
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở \(65 - 7{0^o}C\)


Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. 
Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. \({H_2}S{O_4}\) đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng. 
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm. 
C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn \(C{H_3}CH(C{H_3})C{H_2}C{H_2}OH\)\(C{H_3}COOH. \)
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất. 

Câu 37. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau: 
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được a mol kết tủa. 
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch\( N{H_3}\) dư vào V ml dung dịch Z, thu được b mol kết tủa. 
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch \(AgN{O_3}\) dư vào V ml dung dịch Z, thu được c mol kết tủa. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a < b < c. Hai chất X, Y lần lượt là

A. \(Cu{Cl_2}, Fe{Cl_2}. \)
B. \(Cu{Cl_2}, Fe{Cl_3}. \)
C. \(Fe{Cl_2}, Fe{Cl_3}. \)
D. \(Fe{Cl_2}, Al{Cl_3}.\)

Câu 38. Nung hỗn hợp X gồm a mol Mg và 0,25 mol \(Cu{{(N{O_3})}_2}\), sau một thời gian, thu được chất rắn Y và 0,45 mol hỗn hợp khí Z gồm \(N{O_2} và {O_2}\). Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,3 mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí T (gồm \({N_2} và {H_2}\) có tỉ khối so với \({H_2}\) là 11,4). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 82.
B. 74.
C. 72.
D. 80.

Câu 39. Hỗn hợp X gồm hai este, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức gồm este Y (\({C_n}{H_m}{O_2}\)) và este Z (\({C_n}{H_{2n-4}}{O_4}\)). Đốt cháy hoàn toàn 12,98 gam X cần dùng 0,815 mol \({O_2}\), thu được 7,38 gam nước. Mặt khác đun nóng 12,98 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic duy nhất và m gam hỗn hợp T gồm ba muối. Giá trị của m là

A. 12.
B. 10.
C. 14.
D. 16.

Câu 40. Hỗn hợp X gồm metyl fomat và etyl axetat có cùng số mol. Hỗn hợp Y gồm lysin và hexametylenđiamin. Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp Z chứa X và Y cần dùng 1,42 mol \({O_2}\), sản phẩm cháy gồm \(C{O_2}, {H_2}O và N2\) trong đó số mol của \(C{O_2}\) ít hơn của \({H_2}O\) là x mol. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua nước vôi trong (lấy dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam; đồng thời thu được 2,688 lít khí \({N_2}\)  (đktc). Giá trị của m là
A. 32,88.
B. 31,36.
C. 33,64.
D. 32,12.

Đáp án đề thi thử Hóa THPTQG 2020

1B 2B 3C 4C 5C 6C 7B 8B 9D 10D
11A 12C 13D 14B 15B 16A 17A 18A 19B 20D
21A 22D 23D 24A 25B 26D 27C 28B 29A 30D
31B 32D 33A 34C 35B 36C 37D 38C 39D 40A

Trên đây là bộ đề thi thử thpt quốc gia 2020 môn Hóa có đáp án Mã đề 204 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì kiểm tra THPT sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chúc các em thi tốt!

 

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM