>> Cập nhật ngay: Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bến Tre năm 2019
Đề thi chính thức vào lớp 10 môn Văn năm 2018 - Tỉnh Bến Tre
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: NGỮ VĂN (chung) Thời gian: 120 phút (không kể phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1. (5 điểm) Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau :
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói :
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế ? - Hoạ sĩ hỏi.
Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thăng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc "Thế là một - hoà nhé !". Chưa hoà đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đây ư ? Không, không, đừng vẽ cháu ! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 185)
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn,
b) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không.
c) Qua đoạn văn, theo em có thể giải thích vì sao anh thanh niên lại từ chối "Không, không, đừng vẽ cháu ! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác về hơn.”
d) Viết đoạn văn nghị luận (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.
Câu 2. (5 điểm)
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 156)
Bằng sự hiểu biết về bài thơ Ánh trăng, hãy phân tích đoạn thơ trên và qua đó, em có suy nghĩ gì ?
.................Hết..............
Gợi ý tham khảo đề thi Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Bến Tre năm 2018
Câu 1:
a. Phương thức biểu đạt chính: tự sự
b. "Năm trước": trạng ngữ chỉ thời gian; "cháu (chủ ngữ) tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy hóa lại không" (vị ngữ);
c. Anh thanh niên từ chối Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn... vì nghĩ công lao của mình nhỏ bé hơn những người đồng chí khác, mình không phải là đối tượng để được khắc họa chân dung ngợi ca. Qua đó thấy được tính cách khiêm tốn, thành thực của anh.
d. Viết đoạn văn (không quá 5 câu). Đoạn vẫn đảm bảo các ý chính sau:
- Anh thanh niên thân thiện với mọi người, nói chuyện tự nhiên, cởi mở.
- Tâm hồn phong phú, thể hiện ở việc đọc sách.
- Khiêm tốn, thành thực: Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh, anh từ chối bởi thấy công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé.
- Khát vọng cống hiến cho đất nước: thể hiện ở việc anh và bố cùng xin ra trận, tình cảm cha con càng sâu sắc hơn khi cùng thực hiện lí tưởng.
Câu 2: Dàn ý tham khảo.
MỞ BÀI
- Giới thiệu sơ qua về nhà thơ Nguyễn Duy và tác phẩm Ánh Trăng.
+ Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu.
+ Thơ ông gần gũi với văn hóa dân gian, nhưng sâu sắc mà rất đỗi tài hoa, đi sâu vào cái nghĩa, cái tình muôn đời của con người Việt Nam.
+ Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978 ,tại thành phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.
- Ánh trăng: thường gắn liền với những mộng mơ, qua đó thể hiện được sự tinh tế và nhạy cảm trong tâm hồn của người nghệ sĩ.
- Hình ảnh ánh trăng trong bài thơ: là tình cảm, cảm xúc chân thành nhất của nhà thơ Nguyễn Duy với chính những kí ức đã qua của mình và nó được thể hiện chi tiết hơn nữa qua khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng.
THÂN BÀI
1. Hình ảnh Trăng cứ tròn vành vạnh:
Thể hiện một quá khứ đẹp đẽ của ánh trăng
Ánh trăng quá khứ trọng vẹn, nguyên thủy và không phai màu
Ánh sáng và trăng vẫn như xưa, không thay đổi
2. Hình ảnh “ ánh trăng im phăng phắt”:
Dù trăng rất đẹp, rất chung tinh
Nhưng dù đẹp hay lung linh đến đâu thì cũng nghiêm khắc
Sự hờn trách của ánh trăng đối với con người
3. Hình ảnh “ ta giật mình”:
Nhớ lại quá khứ đẹp đẽ
Tác giả tự vấn lương tâm mình
Ân hận và xót xa bản thân mình
Nhắc nhở tự hoàn thiện bản thân hơn
4. Hình ảnh qua khổ thơ cuối:
Tác giả trân trọng và muốn giữ gìn những giá trị truyền thống đẹp đẽ
Lãng quên quá khứ và sống cho riêng mình quên đi người bạn chân thành
Nhắc nhở chính mình phải sống ân nghĩa, chung tình
KẾT BÀI.
Nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng.
Tham khảo bài văn mẫu: Em hãy phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy.
Xem thêm: