Cho dãy các oxide sau Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Xuất bản: 06/01/2023 - Tác giả:

Cho dãy các oxide sau Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 độ phân cực của các liên kết trong dãy các oxide trên thay đổi thế nào?

Hướng dẫn trả lời câu 5 trang 69 SGK Hóa 10 thuộc Bài 14: Ôn tập chương 3: Liên kết hóa học - SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống..

Câu hỏi: Cho dãy các oxide sau Na2O, MgO, Al2O3, SiO2

, P2O5, SO3, Cl2O7.

a) Độ phân cực của các liên kết trong dãy các oxide trên thay đổi thế nào?

b) Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tố trong Bảng 6.2, cho biết loại liên kết (ion, cộng hoá trị phân cực, cộng hóa trị không phân cực) trong từng phân tử oxide.

Trả lời:

a)  Độ âm điện sắp xếp theo chiều tăng dần của các nguyên tố: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl.

=> Độ phân cực của các liên kết trong dãy Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 tăng dần.

b) Hiệu độ âm điện của nguyên tố kim loại với oxi là:

Na2O = 2,51 ⇒ Liên kết giữa Na và O là liên kết ion.

MgO = 2,13 ⇒ Liên kết giữa Mg và O là liên kết ion.

Al2O3 = 1,83 ⇒ Liên kết giữa Al và O là liên kết ion.

SiO2 = 1,54 ⇒ Liên kết giữa Si và O là liên kết cộng hóa trị có cực

P2O5 = 1,25 ⇒ Liên kết giữa P và O là liên kết cộng hóa trị có cực

SO3 = 0,86 ⇒ Liên kết giữa S và O là liên kết cộng hóa trị có cực

Cl2O7 = 0,28 ⇒ Liên kết giữa Cl và O là liên kết cộng hóa trị không cực

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời câu 5 trang 69 SGK Hóa 10 Kết nối tri thức. Đừng quên tham khảo thêm các câu hỏi trong trọn bộ Giải hóa 10 Kết nối tri thức với cuộc sống mà chúng tôi đã tổng hợp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM