Các đề văn về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

Xuất bản: 28/05/2019 - Cập nhật: 15/09/2020

Tuyển tập các đề văn về nhân vật Mị cùng các câu hỏi liên quan về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ thường gặp trong các đề thi, đề kiểm tra xoay quanh bài thơ các em cần nhớ

Tuyển tập các đề văn về nhân vật Mị cùng các câu hỏi liên quan về nhân vật Mị  trong Vợ chồng A Phủ được Đọc tài liệu tổng hợp dưới đây, nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài cũng như tiếp cận được nhiều dạng câu hỏi, đề bài liên quan đến tác phẩm này hơn để không bỡ ngỡ trước các câu hỏi của đề kiểm tra, đề thi Văn lớp 12 và đề thi THPT quốc gia.

Các đề văn về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài


I. Các câu hỏi liên quan về nhân vật Mị

Ngoài các câu hỏi liên quan về nhân vật Mị qua phần soạn bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài trong SGK Ngữ văn lớp 12, các em học sinh còn có thể mở rộng thêm kiến thức với những câu hỏi được Đọc tài liệu tổng hợp dưới đây nhằm phục vụ cho các em làm các đề văn về nhân vật Mị được đầy đủ và đạt điểm cao hơn.

Tổng quan về nhân vật Mị

– Nhân vật tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ nghèo khổ.
– Chịu ách nặng của đồng tiền nghèo đói.
– Chịu ách nặng của cường quyền bạo lực.
– Chịu ách nặng của thần quyền.

Xem thêm:Sơ đồ tư duy Vợ chồng A Phủ

Câu hỏi  1: Trước khi về nhà thống lí Pá – Tra , Mị là con người như thế nào?

Trả lời

– Mị là người con gái trẻ đẹp, khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc.
– Tài hoa “thổi lá hay như thổi sáo”
– Chăm chỉ lao động, không tham giàu “con nay đã đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.”
– Hiếu thảo: không nỡ chết khi chưa trả hết nợ thay cho bố.
Mị tiêu biều cho vẻ đẹp của người con gái miền núi, xứng đáng hưởng hạnh phúc. Nhưng “bông hoa ban tinh khiết” của núi rừng Tây Bắc ấy lại bị nhấn chìm trong kiếp sống tôi đòi-khổ nhục.

Câu hỏi 2: Vì sao Mị phải làm con dâu nhà thống lí Pá – Tra?

Trả lời

Vì bố mẹ Mị không trả nổi món tiền vay nhà thống lí. Để cứu nạn cho cha, Mị phải chịu bán mình, chịu cảnh làm con dâu gạt nợ, bị cha con thống lí chiếm đoạt sức lao động, nhan sắc và cả cuộc đời ngưười con gái. Danh nghĩa là con dâu nhưng thực chất cô làm nô lệ. Sống trong nhà thống lí, Mị phải cam nhận tôi đòi, làm lụng vất vả suốt ngày đêm không bằng con trâu, con ngựa.

Câu hỏi 3: Cuộc sống và tinh thần của Mị như thế nào khi trở thành con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá – Tra?

Trả lời

Danh nghĩa là con dâu nhưng thật sự là nô lệ, danh nghĩa là vợ chồng vớ A Sử nhưng không hạnh phúc. Mị bị bốc lột sức lao động một cách tàn nhẫn, làm việc cả ngày lẫn đêm.

Về tinh thần: Cô không có một niềm vui nào trên mặt, lúc nào cũng buồn rười rượi, lặng câm “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Căn buồng của Mị nằm diễn tả tuyệt hay về một thứ ngục thất tinh thần, nó không giam hãm thân xác Mị nhưng nó tách li Mị với cuộc đời, nó cầm cố tuổi xuân và ước mơ của Mị.

Câu hỏi 4: Mị đã từng muốn chết nhưng cô không thể chết, vì sao lại như vậy? Đến lúc cô có thể chết nhưng cô lại không chết, hãy làm rõ điều đó?

Trả lời

Mị đã từng muốn chết nhưng cô không thể chết vì món nợ của cha vẫn còn. Nhưng đến lúc cô có thể chết, vì cha cô không còn nữa thì Mị lại buông xuôi, kéo dài mãi một sự  tồn tại vật vờ. Chính lúc này Mị mới đáng thương hơn vì đã không thiết chết thì có nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó Mị chỉ là cái xác không hồn.

Câu hỏi 5: Sức sống của Mị trỗi dậy khi nào?

Trả lời

Phải chăng cuộc sống của Mị đã vĩnh viễn mất đi ? Bên trong “con rùa lùi lũi” kia đang có một con người, người con gái bất hạnh này vẫn tiềm tàng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, khát vọng hạnh phúc lớn lao, khi gặp cơ hội thuận lợi, sức sống đó lại trỗi dậy mạnh mẽ.

Mùa xuân đến với sự thay đổi và sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, đất trời thay đổi, không  khí đón tết náo nức, đối lập với không gian sống và tâm trạng của Mị khiến sức sống của Mị trỗi dậy.

Câu hỏi 6: Để quên đi cuộc sống thực tại Mị đã làm gì?

Trả lời

Để quên đi cuộc sống hiện tại, cô đã lén lút uống rượu “uống ừng ực từng bát”, rồi say đến lịm người. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về cõi nhớ: lãng quên thực tại; nhớ về ngày trước và quan trọng là nhớ rằng mình vẫn là một con người, vẫn có quyền sống của một con người.

Câu hỏi 7: Sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Mị đã làm gì để chuẩn bị đi chơi?

Trả lời

Sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Mị quấn lại tóc, với chiếc váy hoa, rồi rút thêm cái áo để chuẩn bị đi chơi hội. Nhưng A Sử đã trói đứng cô vào cột nhà.

– Mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tha thiết, bồi hồi… , tiếng sáo ấy, sức sống trỗi dậy của mùa xuân ấy mạnh đến nỗi cô bị trói mà vẫn không biết mình đang bị trói.
– Khi rượu tan, trở lại thực tại, Mị lại là con rùa lặng câm, còn lặng câm hơn cả trước.

Câu hỏi 8: Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình xuân?

Trả lời

- Mùa xuân ở vùng núi cao, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức tâm hồn ham yêu, ham sống của Mị.
- Quá khứ êm đẹp, hiện tại phũ phàng => Mỵ thấy cô đơn, cay đắng => cô muốn chết.
- Nhưng tiếng sáo gọi bạn cứ réo rắt, mời goị … => Mị muốn đi chơi.
- Bị A sử trói đứng, đau đớn
- Tủi nhục, nhưng tâm hồn Mị vẫn vượt qua khỏi vòng dây trói để đi theo tiếng sáo

=> Bạo lực và dây trói chỉ có thể trói buộc thể xác MỊ chứ không trói buộc được tình yêu và sự sống của Mị.

Câu hỏi 9: Qua hành động Mị cởi trói cho A Phủ đã gợi cho em nhận ra điều gì nơi con người của Mị?

Trả lời

+ Niềm khát khao sống và khát khao tự do của nhân vật Mị.
+ Thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị: Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình.
+ Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung

Câu hỏi 10: Qua số phận hai nhân vật Mị và A Phủ hãy phát biểu ý kiến về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm?

Trả lời

Câu hỏi gợi mở: nêu khái niệm “nhân đạo”?

+ Niềm cảm thông thương xót những con người bất hạnh, bị chà đạp, bị lăng nhục bởi xã hội hoặc một tầng lớp thống trị nào đó.
+ Thái độ thấu hiểu trân trọng những đức tín cao quí của con người trong nghịch cảnh.

– Giá trị hiện thực: phản ánh cuộc sống cơ cực tăm tối của nhân dân miền núi dưới ách áp bức của bọn thực dân và chúa đất.

– Giá trị nhân đạo:

+ Niềm cảm thông, thương xót của tác giả đối với số phận bất hạnh của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn thực dân phong kiến qua:
++ Nhân vật Mị: cuộc sống tủi cực của Mị khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá – Tra: bị bốc lột sức lao động, bị hủy hoại về đời sống tinh thần.
++ Nhân vật A Phủ: tuổi thơ bất hạnh; tủi cực khi ở đợ cho nhà thống lí; nạn nhân của chế độ xử kiện bất công.
+ Thấu hiểu trân trọng và ca ngợi tinh thần phảng kháng, sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị qua: đêm tình mủa xuân; chứng kiến cảnh A Phủ bị trói và cắt dây trói cứu A Phủ.

Câu hỏi 11: Giữa Mị và A Phủ có điểm gì chung?

Trả lời

Mị và A Phủ đều là nạn nhân của gia đình thống lí Pá Tra (Mị là con dâu gạt nợ, A Phủ là người ở nợ).

Câu hỏi 12: Cảnh ngộ của hai nhân vật Mị và A Phủ gợi cho em nhớ đến những nhân vật nào mà em đã được học của các nhà văn khác?

Trả lời

Cảnh ngộ của hai nhân vật Mị và A phủ ít nhiều gợi cho ta nhớ đến Chí phèo của Nam Cao, chị Dậu của Ngô Tất Tố, hay anh Pha trong “ Bước đường cùng”.

Câu hỏi 13: Đọc đoạn văn trả lời các câu hỏi sau

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ…Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có người bước lại… Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng “Đi đi…” rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mỵ đứng lặng trong bóng tối.

Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Các từ láy trong văn bản trên đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
4. Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản ?
5. Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng?
6. Nêu ý nghĩa của đoạn văn trên
7. Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ hôm nay.

Trả lời 

1. Phương thức tự sự

2. Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.

3. Các từ láy rón rén , hốt hoảng, thì thào diễn tả tâm trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ. Nó chứng tỏ tâm trạng lo sợ và hành động nhẹ nhàng từ bước đi đến lời nói của Mị. Điều đó phù hợp với quá trình phát triển tính cách và tâm lí nhân vật Mị

4. Hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản :

- Ý nghĩa tả thực : nơi để trói và dụng cụ để trói A Phủ của thống lí Pá Tra để đổi mạng nửa con bò bị hổ ăn thịt.
- Ý nghĩa tượng trưng : Biểu tượng cho tội ác, áp bức bóc lột của bọn chúa đất miền núi

5. Câu văn được tách thành một dòng riêng. Nó như cái bản lề khép lại quãng đời tủi nhục của Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh phúc. Nó chứng tỏ tâm trạng vẫn còn lo sợ của Mị.

Hành động của Mị vừa có tính tự giác (xuất phát từ động cơ muốn cứu người), vừa có tính tự phát (không có kế hoạch, tính toán cụ thể), nói cách khác là vì lòng thương người , thương mình, căm thù bọn chúa đất . Nhưng lòng khao khát sống, khao khát tự do đã trỗi dậy, đã chiến thắng sự sợ hãi, để Mị tiếp tục băng đi, chạy theo A Phủ. Đây là một câu văn ngắn, thể hiện dụng công nghệ thuật đầy bản lĩnh và tài năng của Tô Hoài.

6. Ý nghĩa

- Niềm khát khao sống và khát khao tự do của nhân vật Mị.
- Thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật: Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình.
- Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung.

7. Đoạn văn đảm bảo các ý:

– Dẫn dắt, giới thiệu đoạn trích, ý nghĩa của đoạn trích
– Khái niệm tình yêu thương? biểu hiện của tình yêu thương?
– Tình yêu thương con người của giới trẻ ngày nay như thế nào?
– Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ của một bộ phận thanh niên trong xã hội và hậu quả thái độ đó?
– Bài học nhận thức và hành động?

II. Các đề văn về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Các đề văn về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ được Đọc tài liệu tổng hợp và hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý, cách viết bài với nhiều bài văn mẫu tham khảo cho mỗi đề bài. Các em có thể tìm hiểu chi tiết cho từng đề bài dưới đây.

Đề 1: Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Tham khảo: Dàn ý phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Đề 2: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

Tham khảo: Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

Đề 3: Cách xây dựng nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Đề 4: Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị

Tham khảo: Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị

Đề 5: Phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ

Đề 6: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

Tham khảo: Dàn ý phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong Vợ chồng A Phủ

Đề 7: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Đề 8: Cảm nhận quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị liên hệ với Chí Phèo

Với Các đề văn về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ và các câu hỏi liên quan tới nhân vật Mị ở trên, Đọc tài liệu đã tổng hợp đầy đủ những nội dung chính xoay quanh tác phẩm, các em học sinh có thể từ đó liên hệ vào với đề bài cụ thể của mình để triển khai thành những bài văn chi tiết.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM