Bài 4 trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 16/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 52 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Uy-lít-xơ trở về (trích sử thi Ô-đi-xê)

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 52 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Uy-lít-xơ trở về (trích sử thi Ô-đi-xê) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Cách kể chuyện của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo hiệu quả gì? Biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở khổ thơ cuối của đoạn trích (“Dịu hiền…buông rời”)?

Trả lời bài 4 trang 52 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

– Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn này thể hiện đặc trưng của phong cách kể chuyện sử thi, vừa chậm rãi, vừa tỉ mỉ, trang trọng. Ở đoạn trích này Pê-nê-lốp nghi ngờ, không tin Uy-lít-xơ là người chồng xa cách của mình. Do đó kiểu kể chuyện tỉ mỉ này tạo ra những đoạn đối thoại mang hình thức thăm dò, thử phản ứng từ đó dẫn tới bản chất của vấn đề.

– Để khắc họa bản chất nhân vật, Hô-me-rơ thường sử dụng hình thức gọi nhân vật bằng cụm danh – tính từ rất phổ biến trong sử thi Hi Lạp (ví dụ: Pê-nê-lốp thận trọng, nhũ mẫu Ơ-ri-clê hiền thảo, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại…). Điều này tạo cho sử thi phong cách riêng, hấp dẫn, đặc sắc, làm bộc lộ phẩm chất cao đẹp của các nhân vật

– Biện pháp nghệ thuật được Hô-me-rơ sử dụng ở khố cuối đoạn trích (“Dịu hiền” … “buông rời”) là biện pháp so sánh có đuôi dài (so sánh mở rộng), vế so sánh được nói trước, dài hơn với hình ảnh cụ thể, sinh động, như cái đòn bẩy nghệ thuật, tạo hiệu quả cao cho câu văn.

Cách trình bày 2

– Cách kể của Hô – me – rơ qua đoạn trích thể hiện đặc trưng phong cách sử thi: chậm rãi, tỉ mỉ, trang trọng.

– Tác giả dùng cụm danh – tính từ để gọi nhân vật, khắc họa bản chất của nhân vật.

– Ở đoạn cuối, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh mở rộng và so sánh có đuôi dài.

Cách trình bày 3

- Các kể chuyện của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo hiệu quả bất ngờ và xúc động làm nổi bật phẩm chất của Pê-nê-lốp và Ưy-lít-xơ.

- Biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong đoạn trích là tương phản, tạo kịch tính, gây bất ngờ...

- Trong đoạn cuối, biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công là so sánh: Hình ảnh “mặt đất” và “người đi biển” nói lên tâm trạng khao khát đên tuyệt vọng, nhưng cũng mừng vui khôn xiết của nàng Pê-nê-lôp khi gặp lại người chồng yêu dấu sau hai mươi năm vì chiến tranh và lưu lạc.

Tâm trạng của Pê-nê-lôp khi gặp lại chồng được so sánh với người đi biển bị đắm tàu, trong cơn tuyệt vọng bỗng nhận ra đất liền.

Cách trình bày 4

Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn trích thể hiện đặc trưng phong cách sử thi: chậm, tỉ mỉ, trang trọng.

+ Trong đoạn trích, Pê-nê-lốp nghi ngờ, không tin Uy-lít-xơ là người chồng xa cách của mình.

+ Đoạn kể kéo dài, tỉ mỉ thể hiện sự thăm dò, phản ứng của nhân vật dẫn tới bản chất vấn đề.

- Tác giả dùng cụm danh-tính từ để gọi nhân vật, khác họa bản chất của nhân vật (phổ biến trong sử thi Hi Lạp).

- Sử dụng biện pháp so sánh có đuôi dài ví niềm vui tái ngộ của Pê-nê-lốp sinh động, hiệu quả.

Cách trình bày 5

Cách kể của Hô-me qua màn gặp mặt là một lối kể mang đậm phong cách kể chuyện của sử thi: chậm rãi, tỉ mỉ và trang trọng. Lối kể ấy làm các sự việc như được kéo dài ra, dền dứ và hồi hộp hơn. Sử thi thường được kể (diễn xướng) trong những khoảng thời gian dài. Vì thế phong cách kể ấy làm cho những đêm nghe kể sử thi hứng khởi và hấp dẫn hơn.

Phẩm chất của các nhân vật thường được nhà văn miêu tả qua đối thoại - những đối thoại đầy trí tuệ, có chiều sâu và thường đa nghĩa. Bên cạnh đó biện pháp phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật cũng tham gia tích cực vào việc xây dựng nên hình tượng các nhân vật trong đoạn trích này.

Trong khổ cuối ("Dịu hiền... buông rời"), Hô-me đã sử dụng biện pháp so sánh mở rộng, kiểu câu tầng bậc và lối lặp đi lặp lại các định ngữ chỉ phẩm chất của nhân vật. Các biện pháp nghệ thuật ấy đã cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất đặc biệt là niềm vui mừng khôn xiết của Pê-nê-lốp khi nhận ra người chồng yêu quý của mình.

Để khắc hoạ nổi bật hình tượng nhân vật, Hô-me-rơ thường sử dụng hình thức gọi nhân vật bằng cụm danh – tính từ rất phổ biến trong sử thi Hi Lạp (ví dụ: Pê-nê-lốp thận trọng, nhũ mẫu Ơ-ri-clê hiền thảo, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại…). Điều này tạo cho sử thi phong cách riêng, hấp dẫn, đặc sắc. Bên cạnh đó, Hô-me-rơ đã sử dụng một nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc. Trong đoạn trích, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sử thi được thể hiện rất rõ trong đoạn từ “Nói xong, nàng bước xuống lầu” cho đến “dưới bộ quần áo rách mướp.”. Bút pháp sử thi lại diễn tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, cách ứng xử, thái độ từ những biểu hiện bên ngoài, với cái nhìn từ bên ngoài.

Tham khảo:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 52 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Uy-lít-xơ trở về (trích sử thi Ô-đi-xê) trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM