Bài 4 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 12/05/2020 - Cập nhật: 25/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 120 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt

   Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 120 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được sáng tác trong bối cảnh như thế nào? Phân tích một số chi tiết cho thấy sự chi phối giữa ngữ cảnh đối với nội dung và hình thức của câu văn trong bài văn tế.

Trả lời bài 4 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 120 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

∗ Bối cảnh của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

– Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược.

– Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tự trang bị vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc vào đêm ngày 16/12/1861. Trong đó, 21 nghĩa sĩ đã hi sinh. Sự hi sinh vĩ đại này có sức cổ vũ và khích lệ to lớn.

∗ Chi tiết có sự chi phối của ngữ cảnh:

“Súng giặc đất rền

Lòng dân trời tỏ”.

→ Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, bỏ rơi dân chúng, chỉ có những người nông dân yêu nước dũng cảm đứng lên đánh giặc. Ngữ cảnh chi phối cách sử dụng từ ngữ của hai câu thứ tự mở đầu bài văn tế: lòng dân >< súng giặc.

– Ngoài ra những chi tiết khác cố sự chi phối của ngữ cảnh:

   + Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

   + Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng, nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.

Cách trả lời 2

Bối cảnh của bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc: Bài văn tế được Nguyễn Đình Chiểu viết để tế những nghĩa sĩ hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm ngày 16 – 12 – 1861. Nghĩa quân giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công thất bại. Nghĩa quân hi sinh 20 người. Sự hi sinh vĩ đại này có sức cổ vũ và khích lệ to lớn.

Trong bài tế có những chi tiết do sự chi phối của ngữ cảnh đem lại:
 
– Gươm đeo dùng bằng lười dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

– Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt đồng súng nổ.

Cách trả lời 3

a) Bối cảnh ra đời của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu:

   Bài văn được Nguyễn Đình Chiểu viết để tế những nghĩa sĩ hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm ngày 16 - 12 - 1861. Nghĩa quân giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa, làm chủ đồn hai ngày, sau đó bị phản công rồi thất bại. Nghĩa quân hi sinh 20 người. Sự hi sinh vì đại nghĩa này có sức cổ vũ và khích lệ to lớn.

b) Trong bài văn tế có những chi tiết do sự chi phối của ngữ cảnh đem lại

- Sự chi phối của ngữ cảnh về hình thức:

+ Lựa chọn thể loại: văn tế (tế cúng, tiếc thương, tiễn biệt người đã khuất).

+ Các từ ngữ, các chi tiết liên quan đến trận tập kích Cần Giuộc được lựa chọn.

- Sự chi phối của ngữ cảnh đến nội dung:

+ Tái hiện cuộc chiến đấu không cân sức nhưng vô cùng dũng cảm, kiên cường của nghĩa sĩ Cần Giuộc.

+ Bày tỏ lòng thương tiếc, đau đớn, ngợi ca trước sự hi sinh của các nghĩa sĩ.

-/-

Bài 4 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM