Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 105 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Bạn đến chơi nhà ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?
b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.
d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.
Trả lời bài 2 trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Cách trình bày 1
a. Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế.
b. Nhưng sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất.
c. Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.
d. Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.
Cách trình bày 2
Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm
- Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế
- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt
- Muốn ra chợ thì chợ xa
- Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà
- Muốn bắt cá thì ao sâu
- Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa
- Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được
- Miếng trầu cũng không có
→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.
- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất
c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.
- Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.
→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi
d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:
- Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất
- Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ
Cách trình bày 3
a) Ý của câu 1 là đã rất lâu rồi, bác mới đến chơi ở nhà tôi. Như vậy, đây là vị khách quý cần phải thiết đãi với những món ngon của lạ cho xứng đáng chuyến thăm viếng ít có khả năng xảy ra này.
b) Sáu câu tiếp cho thấy hoàn cảnh “có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì”. Vật chất không có, chỉ có cái tình cái nghĩa để tiếp bạn. Tình huống vừa đùa vui vừa tôn được cái quan trọng nhất – tình nghĩa.
c) Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không quan trọng vật chất, lễ nghĩa.
d) Tình bạn của Nguyễn Khuyến ở đây giản dị và cao quý. Nó bất chấp mọi điều kiện vật chất tối thiểu: Phải hiểu nhau và thông cảm cho nhau rất mực mới có tiếng cười xòa ấy.
---------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 105 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Bạn đến chơi nhà trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp