Trang chủ

Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo

Xuất bản: 26/03/2020 - Tác giả:

Kiến thức lý thuyết bài Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo được biên tập giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã được học.

Kiến thức cơ bản bài vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo được biên tập giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững lại các kiến thức địa lí 12 đã được học.

Lý thuyết vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo

Nội dung bài viết này sẽ giúp các em nắm vững các kiến thức Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo  đã học trong chương trình môn Địa Lí lớp 12.

Tham khảo: Soạn địa 12 bài 42

1. Vùng biển và thềm lục điạ nước ta giàu tài nguyên

a. Nước ta có vùng biển rộng lớn:

- Diện tích trên 1 triệu km2

- Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

b. Nước ta có điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển:

+ Nguồn lợi sinh vật biển: phong phú có giá trị kinh tế cao, nhiều đặc sản.

+ Tài nguyên khoáng sản: muối, dầu khí, cát thuỷ tinh, ti tan,...

+ GTVT biển: Có điều kiện phát triển.

+ Du lịch biển, đảo.

2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển:

a. Các đảo: Có > 4.000 đảo lớn nhỏ, quần đảo: Trường Sa, Nam Du, Thổ Chu, Hoàng Sa

- Ý nghĩa:

+ Tiền tiêu bảo vệ đất liền.

+ Căn cư tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

+ Khẳng định chủ quyền nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

b. Nước ta có 12 huyện đảo: (Năm 2006) Sử dụng Atlat nêu ra

3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.

a. Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển:

- Hoạt động KT biển rất đa dạng và phong phú, giữa các ngành KT biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ trong khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu quả KT cao.

- Môi trường biển không thể chia cắt được.

- Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người.

b. Khai thác tổng hợp:

* Khai thác TN sinh vật biển và hải đảo.

- Tránh khai thác quá mức.

- Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt.

- Phát triển đánh bắt xa bờ.

* Khai thác TN khoáng sản.

- Nghề làm muối là nghề truyền thống.

- Khai thác dầu khí.

➜ Tránh xảy ra sự cố môi trường.

* Phát triển du lịch biển: Các trung tâm du lịch; Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn,...

* GTVT biển: Tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước.

4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa:

- Tạo sự phát triển ổn định trong khu vực.

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, nhân dân.

- Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN.

Trên đây là những kiến thức vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo  cần ghi nhớ. Mong rằng tài liệu này sẽ giúp em học tốt hơn môn Địa Lí 12 và đạt điểm cao trong các kỳ thi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM