Trang chủ

Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 91

Xuất bản: 11/07/2019 - Tác giả:

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 91 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 đầy đủ cả nội dung lý thuyết quan trọng cùng với phần hướng dẫn giải bài SGK cho các em học sinh tham khảo

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 91 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 sau đây sẽ giúp các em học sinh vừa ôn luyện được phần nội dung kiến thức cần ghi nhớ trên lớp, vừa giúp các em rèn luyện kĩ năng tranh luận, thuyết trình ngay ở nhà thông qua phần hướng dẫn giải bài SGK.


Mục tiêu cần đạt

- Biết cách diễn đạt ngắn gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.
- Trong khi tranh luận phải nêu được lý lẽ và dẫn chứng để tăng tính thuyết phục cho nội dung tranh luận của mình.

Kiến thức cần nhớ

Để có một bài tranh luận tốt, các em cần ghi nhớ những điều kiện căn bản tới quan trọng trong thuyết trình, tranh luận:

- Phải có hiểu biết về vấn đề thuyết trình, tranh luận - nếu không có hiểu biết về vấn đề thuyết trình, tranh luận thì không thể nào hiểu và tham gia vào được nội dung thuyết trình hay cuộc tranh luận, từ đó chính bản thân em cũng không thể thu về những kiến thức, những điều bổ ích trong buổi học.
- Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận - không có ý kiến riêng nghĩa là không hiểu sâu về vấn đề hoặc không dám bày tỏ ý kiến riêng, sẽ bị phụ thuộc, nói dựa theo người khác.
- Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng - có ý kiến riêng thôi chưa đủ, các em phải biết cách trình bày, lập luận để thuyết phục những người khác đang tham gia cuộc đối thoại.

=> "Phải nói theo ý kiến của số đông" không phải là điều kiện của thuyết trình, tranh luận. Khi tranh luận, không nhất thiết ý kiến của số đông là đúng. Người tham gia thuyết trình, tranh luận cần có bản lĩnh, có suy nghĩ riêng, biết đưa lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến, thuyết phục mọi người.

Hướng dẫn giải bài tập SGK

Câu 1 (trang 91 sgk Tiếng Việt 5): Đọc lại bài Cái gì quý nhất?, sau đó nêu nhận xét:

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì?

b) Ý kiến của mỗi bạn như thế nào? Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến đó ra sao?

c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? Thầy đã lập luận như thế nào? Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời.

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:

- Hùng: quý nhất là gạo

Lí lẽ: không ăn thì không sống được.

- Nam: thời gian quý nhất

Lí lẽ: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, tiền bạc.

- Quý: vàng bạc quý nhất

Lí lẽ: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến của thầy giáo

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.

- Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận: thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.

+ Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam.

+ Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): "Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?", rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.

Câu 2 (trang 91 sgk Tiếng Việt 5): Hãy đóng vai một trong ba bạn (Hùng, Quý, Nam) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.

Hướng dẫn trả lời

Học sinh tự chia nhân vật và đóng vai.

Câu 3 (trang 91 sgk Tiếng Việt 5): Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận.

Hướng dẫn trả lời

a) Những câu trả lời đúng được sắp xếp theo trình tự: bắt đầu từ điều kiện quan trọng, căn bản nhất:

- Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

- Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

- Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.

b. Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã và tôn trọng ý kiến của người đối thoại, biết lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu ý đúng, tránh nóng nảy, vội vã hay bảo thủ, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác.

***

Với nội dung Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 91 SGK Tiếng Việt 5 tập 1 được Đọc tài liệu sưu tầm, biên soạn phía trên, hi vọng các con sẽ thêm yêu thích thể loại văn thuyết trình, tranh luận hơn.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM