Trang chủ

Giải KHTN 7 Bài 15 Chân trời sáng tạo : Ánh sáng, tia sáng

Xuất bản: 06/10/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn giải KHTN 7 bài 15 Chân trời sáng tạo : Ánh sáng, tia sáng, gợi ý trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học trang 78 - 81 SGK Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài tập giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 15: Ánh sáng, tia sáng, giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi đến lớp cho nội dung bài học tìm hiểu về năng lượng ánh sáng, chùm sáng và tia sáng, vùng tối và vùng nửa tối.

Giải KHTN 7 bài 15 Chân trời sáng tạo

Nội dung chi tiết tài liệu tham khảo giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 bài 15 Chân trời sáng tạo:

Câu hỏi mở đầu trang 78 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Làm thế nào để chứng tỏ ánh sáng là một dạng của năng lượng?

Trả lời:

Để chứng tỏ ánh sáng là một dạng năng lượng ta chứng tỏ rằng năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác hoặc truyền năng lượng sang vật khác.

Ví dụ: Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng làm các vật nóng lên.

1. Năng lượng ánh sáng

Câu 1 trang 78 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với đèn LED khi:

- Chưa bật nguồn sáng.

- Bật nguồn sáng.

Trả lời:

- Khi chưa bật nguồn sáng, đèn LED không sáng vì trong mạch không có dòng điện.

- Khi bật nguồn sáng, đèn LED sáng vì lúc này pin mặt trời nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, pin mặt trời chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành điện năng và cung cấp dòng điện cho mạch.

Câu 2 trang 78 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong thí nghiệm 1, nếu thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ (loại 3W hoặc 6W) gần cánh quạt thì có hiện tượng gì xảy ra?

Trả lời:

Nếu thay đèn LED bằng một mô tơ nhỏ (loại 3W hoặc 6W) gắn cánh quạt thì:

- Khi chưa bật nguồn sáng: cánh quạt đứng im.

- Khi bật nguồn sáng: cánh quạt bắt đầu quay.

Câu hỏi củng cố trang 78 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong hình dưới đây, năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào? Nêu ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng mặt trời có thể chuyển hóa thành dạng năng lượng khác.

Trả lời:

- Trong hình, năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

- Ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng mặt trời có thể chuyển hóa thành dạng năng lượng khác:

+ Điện năng: được chuyển hóa thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời và cung cấp cho các thiết bị điện trong gia đình.

+ Nhiệt năng: năng lượng mặt trời từ các bộ thu hoặc thiết bị lưu trữ, được truyền thông qua các thiết bị như quạt, ống dẫn, ổ cắm không khí, bộ tản nhiệt, bộ phận ghi không khí nóng,... để làm nóng không gian ấm của nhà ở, văn phòng,...

2. Chùm sáng và tia sáng

Câu 3 trang 79 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Mô tả các chùm sáng trong Hình 15.2b và 15.2c.

Trả lời:

Hình 15.2b: chùm sáng mở rộng dần ra, càng xa hộp đèn thì chùm sáng càng lớn.

Hình 15.2c: chùm sáng song song đều nhau.

Câu 4 trang 79 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát đường truyền của ánh sáng trong Hình 15.3 và mô tả chùm sáng trên mặt giấy.

Trả lời:

- Ánh sáng được truyền đi theo đường thẳng

- Chùm sáng trên mặt giấy chỉ là một vết sáng.

3. Vùng tối và vùng nửa tối

Câu 5 trang 80 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Mô tả vùng không gian phía sau vật cản trong Hình 15.5a. Bóng tối của quả bóng trên màn chắn có hình dạng như thế nào?

Trả lời:

- Vùng không gian phía sau vật cản không nhận được ánh sáng trực tiếp từ nguồn sáng nên ta thấy nó có màu đen (vùng tối).

- Bóng tối của quả bóng trên màn chắn có dạng mặt cắt dọc của quả bóng (hình tròn hoặc gần tròn tùy vào vị trí của đèn pin và quả bóng) và có kích thước to hơn quả bóng thực tế.

Câu hỏi củng cố trang 80 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Cho tia sáng 1 như trên hình, hãy vẽ các tia sáng khác để giải thích sự tạo thành bóng của chiếc hộp trên mặt đất.

Trả lời:

Ta thực hiện vẽ như sau:

Từ điểm sáng S, lần lượt vẽ các tia sáng tới:

- Tia SB, đi qua mép B của chiếc hộp, cắt mặt đất tại điểm B’.

- Tia SC, đi qua mép C của chiếc hộp, cắt mặt đất tại điểm C’.

Hình dưới, vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng trực tiếp từ nguồn sáng là vùng tối.

Câu 6 trang 81 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát các vùng được kí hiệu (a), (b) và (c) trên Hình 15.6b để chỉ ra đâu là vùng tối, đâu là vùng nửa tối.

Trả lời:

Vùng tối là vùng (b), vùng nửa tối là vùng (a), (c).

Câu hỏi vận dụng trang 81 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Đặt một đèn bàn chiếu sáng vào tường.

a) Đưa bàn tay của em chắn chùm ánh sáng. Điều gì sẽ xảy ra khi em thay đổi khoảng cách giữa bàn tay và tường?

b) Thực hiện trò chơi tạo bóng trên tường theo những gợi ý trong hình bên và giải thích vì sao có thể tạo bóng trên tường như thế?

Trả lời:

a) Khi em đưa bàn tay của em chắn chùm ánh sáng và thay đổi khoảng cách giữa bàn tay và tường:

- Bóng của bàn tay sẽ nhỏ lại và rõ nét hơn nếu bàn tay em để gần tường.

- Bóng của bàn tay sẽ to ra và mờ đi nếu bàn tay em cách xa tường.

b) Có thể tạo bóng trên tường vì một khoảng tường phía sau bị bàn tay che mất, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ đèn bàn, trong khi các vùng còn lại vẫn nhận được một phần ánh sáng.

Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 15 phần Bài tập

Câu 1 trang 81 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Nêu một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành:

a) điện năng;

b) nhiệt năng;

c) động năng.

Trả lời:

a) Pin năng lượng mặt trời, điện năng lượng mặt trời

b) Năng lượng mặt trời chiếu xuống nguồn nước làm nước nóng lên

c) Năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống tấm pin năng lượng, quang năng chuyển hóa thành điện năng. Tấm pin được nối với mô tơ có gắn cánh quạt, cánh quạt quay, điện năng chuyển hóa thành động năng.

Câu 2 trang 81 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Vẽ các tia sáng phát ra từ bóng đèn pin để biểu diễn bóng tối của quả bóng trên màn chắn trong hình bên.

Trả lời:

Trên đây là toàn bộ nội dung soạn KHTN 7 bài 15 Chân trời sáng tạo: Ánh sáng, tia sáng do Đọc Tài Liệu biên soạn, tổng hợp. Các em có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM