Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn hóa mới nhất của trường THPT Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông vừa diễn ra là một đề thi hay, mang tính phân hóa cao giúp học sinh tự đánh giá và ôn tập tại nhà.
Tải và thử sức ngay với đề thi thử THPT Quốc gia 2022 này:
(Tải đề thi thử môn hóa 2022 có đáp án này về máy theo file đính kèm)
Đề thi thử hóa 2022 THPT Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông
Mã đề 175
Câu 1: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính axit.
B. tính khử.
C. tính oxi hóa.
D. tính bazơ.
Câu 2: Etyl axetat có công thức là
A. HCOOC2H5.
B. CH3COOC2H5.
C. CH3COOCH3.
D. C2H5COOCH3.
Câu 3: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iốt vào dung dịch hồ tinh bột thấy xuất hiện màu
A. xanh tím.
B. vàng nhạt.
C. trắng sáng.
D. nâu đỏ.
Câu 4: Kim loại Na tác dụng với H2O thu được khí H2 và
A. NaCl.
B. Na2O.
C. NaClO.
D. NaOH.
Câu 5: Tên thay thế của CH3NH2 là
A. Metanamin.
B. Etylamin.
C. Metylamin.
D. Anilin.
Câu 6: Cho 1,5 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,28.
B. 1,96.
C. 2,26.
D. 1,94.
Câu 7: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ca2+.B. Fe2+.C. Ag+.D. Zn2+.
Câu 8: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. Tơ visco.B. Tơ nitron.C. Tơ capron.D. Tơ nilon-6,6.
Câu 9: Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử?
A. Etan.
B. Etilen.
C. Buta-1,3-đien.
D. Axetilen.
Câu 10: Cho 0,5 gam kim loại M có hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại M là
A. Zn.
B. Mg.
C. Sr.
D. Ca.
Câu 11: Công thức của sắt (III) sunfat là
A. FeS2.
B. FeSO4.
C. FeS.
D. Fe2(SO4)3.
Câu 12: Khi lên men m gam glucozơ với hiệu suất 75% thu được ancol etylic và 6,72 lít CO2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 72,0 gam.
B. 32,4 gam.
C. 36,0 gam.
D. 20,25 gam.
Câu 13: Phản ứng hoá học nào xảy ra trong sự ăn mòn kim loại?
A. Phản ứng trao đổi.
B. Phản ứng oxi hoá – khử.
C. Phản ứng thuỷ phân.
D. Phản ứng phân hủy.
Câu 14: Khí X thoát ra khi đốt than trong lò, đốt xăng dầu trong động cơ, gây ngộ độc hô hấp cho người và vật nuôi do làm giảm khả năng vận chuyển oxi trong máu. Khí X là
A. Cl2.
B. CO2.
C. CO.
D. SO2.
Câu 15: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Polistiren.
B. Poli (metyl metacrylat).
C. Poli acrilonnitrin.
D. Poli (etylen terephtalat).
Câu 16: Tính dẻo là một trong các tính chất vật lý chung của kim loại. Biểu hiện nào sau đây không phải của tính dẻo?
A. Dễ rèn.
B. Dễ dát mỏng.
C. Dễ kéo sợi.
D. Dễ cắt.
Câu 17: Hòa tan hết Fe bằng dung dịch chất X, thu được dung dịch chứa muối Fe (II) và khí H2. Chất X là
A. HNO3 loãng.
B. H2SO4 loãng.
C. CuSO4.
D. AgNO3.
Câu 18: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thu được khí X không màu hóa nâu đỏ ngoài không khí. Khí X là
A. N2O.
B. NO2.
C. NO.
D. N2.
Câu 19: Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy?
A. Vôi tôi.
B. Muối ăn.
C. Giấm ăn.
D. Nước.
Câu 20: Loại thực phẩm nào sau đây có thành phần chính là chất béo không no?
A. Mỡ lợn.
B. Lòng trắng trứng.
C. Dầu lạc.
D. Tinh bột.
Câu 21: Nhỏ nước brom vào dung dịch chất X, thấy xuất hiện kết tủa màu trắng. Mặc khác, nếu cho một mẩu natri vào ống nghiệm chứa X, nóng chảy thì thu được chất khí Y cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. Chất X là
A. ancol etylic.
B. anilin.
C. phenol.
D. anđehit axetic.
Câu 22: X là hợp chất muối sắt, hòa tan X vào nước được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan được Cu và không tạo kết tủa với dung dịch AgNO3. Muối X là
A. FeCl2.
B. Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)2.
D. FeCl3.
Câu 23: Sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho bản thân, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội. Người lạm dụng rượu, bia có nguy cơ mắc bệnh ung thư nào sau đây?
A. Ung thư phổi.
B. Ung thư vòng họng.
C. Ung thư gan.
D. Ung thư vú.
Tham khảo thêm: Đề thi thử Hóa 2022 THPT Cầm Bá Thước lần 1
Câu 24: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. Axit glutamic.
B. Glyxin.
C. Alanin.
D. Valin.
Câu 25: Este X được tạo bởi ancol metylic và axit metacrylic. Công thức phân tử của este X là
A. C4H6O2.
B. C5H8O2.
C. C5H10O2.
D. C4H8O2.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dung dịch lysin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
B. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí.
C. Trong phân tử peptit mạch hở, Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
D. Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.
Câu 27: Cho 21,6 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 11,2 lít khí H2 thoát ra (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là
A. 39,4 gam.
B. 57,1 gam.
C. 53,9 gam.
D. 58,1 gam.
Câu 28: Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, sau phản ứng, cho toàn bộ hỗn hợp khí thu được tác dụng hết với nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 12.
B. 16.
C. 60.
D. 45.
Câu 29: Khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa chất béo, tinh bột hoặc protein thì phản ứng hoá học xảy ra đầu tiên của các loại thực phẩm trên trong cơ thể là
A. phản ứng oxi hoá – khử.
B. phản ứng thuỷ phân.
C. phản ứng polime hoá.
D. phản ứng phân hủy.
Câu 30: Cho 0,54 gam bột nhôm tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là
A. 0,672.
B. 6,72.
C. 0,448.
D. 4,48.
Câu 31: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: .
Biết: X, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất E, F thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. HCl, Ca(OH)2.
B. Ca(OH)2, Ba(OH)2.
C. CO2, BaCl2.
D. CO2, KOH.
Câu 32: Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M, thu được một khí vô cơ Z. Mặt khác, khi cho m gam E tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1,5M và KOH 1M, đun nóng, thu được một khí hữu cơ đơn chức T (T làm xanh quỳ tím ẩm), dung dịch F chứa 28,4 gam chất tan. Giá trị của m là
A. 20,15.
B. 26,35.
C. 21,7.
D. 34,1.
Câu 33: Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của Cl2 trong hỗn hợp X là
A. 56,36%.
B. 51,72%.
C. 53,85%.
D. 76,70%.
Tham khảo thêm: Đề thi thử hóa 2022 THPT Thị xã Quảng Trị lần 2
Câu 34: Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường dòng điện không đổi, ta có kết quả ghi theo bảng sau:
Thời gian (s) | mcatot tăng | Anot | mdung dịch giảm |
3088 | m gam | Khí Cl2 duy nhất | 10,80 gam |
6176 | 2m gam | Khí thoát ra | 18,30 gam |
t | 2,5m gam | Khí thoát ra | 22,04 gam |
Giá trị của t là
A. 8299 giây.
B. 8878 giây.
C. 8685 giây.
D. 7720 giây.
Câu 35: Cho 0,05 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,12 mol CO2 và 0,03 mol Na2CO3. Làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,56.
B. 2,34.
C. 3,48.
D. 5,64.
Câu 36: Khi cho 1 ml dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch X, thấy xuất hiện kết tủa vàng, kết tủa này dễ tan trong dung dịch HNO3 dư. Dung dịch X là dung dịch
A. dung dịch NaBr.
B. dung dịch K3PO4.
C. dung dịch H3PO4.
D. dung dịch HBr.
Câu 37: Phản ứng tổng hợp glucozơ ở cây xanh cần phải dùng năng lượng từ ánh sáng mặt trời: 6CO2 + 6H2O + 2813 kJ → C6H12O6 + 6O2
Cho biết: Trong một phút 1cm2 lá lúa hấp thụ được 2,09 J năng lượng mặt trời, 10% năng lượng đó được dùng vào phản ứng tổng hợp glucozơ và 10% glucozơ được tạo ra chuyển thành tinh bột. Mỗi khóm lúa có 20 lá xanh, mỗi lá xanh có 5 cm2 quang hợp được; mật độ lúa là 100 khóm /1 m2. Khối lượng tinh bột tạo ra khi 1 ha (1 ha = 10000 m2) lúa kể trên quang hợp trong 1 giờ và tổng khối lượng CO2 và H2O sử dụng trong 1 giờ quang hợp nêu trên là
A. 7222 gam và 165833 gam.
B. 7222 gam và 117688 gam.
C. 8024 gam và 165833 gam.
D. 8024 gam và 117688 gam.
Câu 38: Hòa tan hết 24,018 gam hỗn hợp rắn X gồm FeCl3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,736 mol HCl, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 3 muối và 0,024 mol khí NO. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được 115,738 gam kết tủa. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Phần trăm số mol của FeCl3 trong hỗn hợp rắn X là
A. 20,67%.
B. 5,36%.
C. 10,71%.
D. 17,86%.
Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp a mol BaO và a mol Al2O3 vào nước dư.
(2) Cho hỗn hợp 2a mol Cu và a mol Fe3O4 vào dung dịch HCl dư.
(3) Cho hỗn hợp a mol Ba và a mol NaHCO3 vào nước dư.
(4) Cho hỗn hợp a mol Ba và a mol NH4HCO3 vào trước dư.
(5) Cho hỗn hợp a mol MgCO3 và 2a mol KHSO4 vào nước dư.
Khi phản ứng trong các thí nghiệm trên kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm không thu được chất rắn?
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở (số nhóm chức trong mỗi este khác nhau). Đốt cháy hoàn toàn 35,34 gam X cần dùng 1,595 mol O2, thu được 22,14 gam nước. Mặt khác, đun nóng 35,34 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối của hai axit có mạch cacbon không phân nhánh và 17,88 gam hỗn hợp Z gồm một ancol đơn chức và một ancol hai chức có cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong hỗn hợp X là
A. 4,98%.
B. 20,66%.
C. 37,18%.
D. 27,39%.
Đáp án đề thi thử hóa 2022 THPT Nguyễn Khuyến - Lê Thánh Tông
Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | B | 11 | D | 21 | C | 31 | A |
2 | B | 12 | C | 22 | B | 32 | A |
3 | A | 13 | B | 23 | C | 33 | C |
4 | D | 14 | C | 24 | A | 34 | B |
5 | A | 15 | D | 25 | B | 35 | A |
6 | D | 16 | D | 26 | D | 36 | B |
7 | C | 17 | B | 27 | B | 37 | A |
8 | A | 18 | C | 28 | C | 38 | D |
9 | D | 19 | A | 29 | B | 39 | C |
10 | D | 20 | C | 30 | A | 40 | D |
-/-
Mong rằng với các mẫu đề thi thử tốt nghiệp môn hóa 2022 mới nhất được cập nhật sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập thật tốt. Đừng quên xem thêm nhiều đề thi thử Hóa 2022 của các tỉnh khác trên cả nước đã được Đọc tài liệu cập nhật liên tục