Đáp án đề thi THPT quốc gia 2024 môn Văn dành cho các em học sinh vừa tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT sáng ngày 27/6/2024.
Môn Ngữ văn sẽ là môn thi đầu tiên trong kì thi tốt nghiệp THPT hàng năm với hình thức thi là tự luận, thời gian làm bài 120 phút. Thí sinh phải hoàn thành 2 phần là Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm).
Tóm tắt nội dung có thể ra trong đề thi Văn THPT Quốc gia 2024:
- Phần Đọc Hiểu: Thí sinh sẽ được cho một đoạn trích bằng văn bản (có thể là thơ, là văn, là trích đoạn của bài báo ...) cùng 4 câu hỏi được sắp xếp theo cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
- Phần Làm Văn: Thí sinh phải thực hiện yêu cầu viết đoạn hoặc bài văn trong 2 câu hỏi.
+ Câu 1: Nghị luận xã hội (2 điểm): Yêu cầu trình bày suy nghĩ, nêu ý kiến về một hiện tượng trong xã hội, hoặc vấn đề nổi bật được đưa ra trong phần Đọc Hiểu.
+ Câu 2: Nghị luận văn học (5 điểm). Yêu cầu nêu phân tích/cảm nhận (có liên hệ) tới các nhân vật, hình ảnh trong các tác phẩm đã được học trong chương trình Ngữ văn 12.
Đề thi văn thpt quốc gia 2024
Dưới đây là đề thi tốt nghiệp THPT 2023 môn văn diễn ra vào sáng 27/6/2024:
(Nội dung được cập nhật sau thời gian thi chính thức)
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN THAM KHẢO và barem điểm sẽ do ban chuyên đề của Đọc tài liệu thực hiện giải đáp sau thời gian thi của môn học này.
PHẦN | CÂU | NỘI DUNG | Điểm |
---|---|---|---|
I | ĐỌC HIỂU | 3.0 | |
1 | Điều tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại: thế hệ nghệ sỹ này tiếp nối thế hệ nghệ sỹ khác. | 0.75 | |
2 | Nếu không có những thế hệ nghệ sỹ trước đó thì các nghệ sỹ của các thế hệ tiếp theo sẽ: không có nguồn lực lực để sáng tạo và khai phá. | 0,75 | |
3 | Việc liên tưởng dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật có tác dụng: - Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, người đọc dễ hình dung. - Tạo sự liên tưởng độc đáo, nhấn mạnh tính liên tục trong sáng tạo nghệ thuật. - Qua đó tác giả khẳng định, sáng tạo nghệ thuật là một quá trình diễn ra liên tục, có sự kế thừa, tiếp nối từ thế này sang thế hệ khác. Thế hệ sau không chỉ phát huy những giá trị hế hệ trước để lại mà còn phải khai phá, sáng tạo để dòng chảy nghệ thuật luôn luôn phát triển | 1.0 | |
4 | HS dựa vào câu nói được trích dẫn đưa ra suy nghĩ phù hợp. Gợi ý: Bài học về sự đoàn kết | 0.5 | |
II | LÀM VĂN | ||
Viết đoạn văn về trình bày ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính. | 2.0 | ||
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính. Có thể triển khai theo hướng: *Giải thích vấn đề: - Cá tính là những đặc điểm, suy nghĩ, tính cách riêng biệt và độc đáo của một người. - Tôn trọng cá tính là chấp nhận, ghi nhận và đánh giá cao những đặc điểm, tính cách riêng biệt của mỗi cá nhân; tôn trọng quan điểm, giá trị và cách tiếp cận cuộc sống. → Điều này mang ý nghĩa to lớn góp phần tạo ra một sự đa dạng phong phú trong xã hội. *Bàn luận: - Tôn trọng sự khác biệt là việc hiểu và đánh giá cao những đặc điểm đó, không phải chỉ riêng về bản thân mình mà còn về những người xung quanh. Việc lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác không chỉ là một dấu hiệu của sự tôn trọng mà còn là cơ hội để mở rộng tầm nhìn và hiểu biết. - Ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính góp một phần không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người: + Giúp con người phát triển bản thân: Khi được tôn trọng, cá nhân cảm thấy được thấu hiểu, từ đó có động lực để phát triển bản thân một cách toàn diện. + Nâng cao chất lượng mối quan hệ: Khi tôn trọng cá tính của nhau, mọi người có thể dễ dàng kết nối, thấu hiểu và đồng cảm với nhau hơn. + Tạo dựng môi trường sống tích cực: Cộng đồng và xã hội tôn trọng cá tính sẽ đa dạng, phong phú và thú vị hơn. + Thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội: Khi mỗi cá nhân được tôn trọng cá tính, họ sẽ có ý thức trách nhiệm và cống hiến cho xã hội nhiều hơn. *Minh chứng: Các ví dụ cụ thể về những người biết tôn trọng sự khác biệt, như các nhà lãnh đạo có khả năng lắng nghe ý kiến của mọi người và xây dựng các quyết định dựa trên sự đa dạng này. *Phản đề, mở rộng vấn đề: Tuy nhiên, vẫn còn những người không thể chấp nhận sự khác biệt và luôn cố gắng áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Họ không nhận ra rằng sự đa dạng là điều tốt đẹp và cần thiết cho sự phát triển của mỗi cá nhân và xã hội. *Liên hệ, rút ra bài học bản thân: Tôn trọng sự khác biệt là một sự lựa chọn, và điều này bắt đầu từ chính bản thân mỗi người. Chúng ta cần nhận ra giá trị của sự đa dạng và hãy là những người mở cửa cho sự đổi mới và sự hòa hợp. | 1.0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.25 | ||
2 | Phân tích 18 câu đầu bài Đất nước | 5.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: | |||
*Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm - Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát vọng và chương Đất nước. - Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với phong cách thơ mang đậm chất trữ tình chính luận. - “Đất Nước” được trích từ chương V, trường ca Mặt đường khát vọng, sáng tác trong thời kỳ chiến trường Miền Nam vô cùng ác liệt. “Đất Nước” ra đời với mục đích khơi gợi tình yêu nước thẳm sâu, kêu gọi giới trẻ miền Nam hòa mình vào cuộc chiến của dân tộc. | 0.5 | ||
*Phân tích đoạn trích Luận điểm 1: Đất nước có từ bao giờ? - Câu thơ đầu tiên chính là câu trả lời cho câu hỏi ấy: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi” Đất Nước là những thứ thân thuộc, gần gũi, gắn bó vỡi mỗi con người, ở trong mỗi con người từ khi phôi thai. Thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” - Tác giả cảm nhận đất nước bằng chiều sâu văn hóa – lịch sử và cuộc sống đời thường của mỗi con người qua cụm từ “ngày xửa ngày xưa” à gợi những bài học về đạo lí làm người qua các câu chuyện cổ tích thấm đượm nghĩa tình. Luận điểm 2: Quá trình hình thành đất nước? - Bắt đầu với phong tục ăn trầu gợi về hình ảnh người bà thân thuộc, gợi câu chuyện về sự tích trầu cau, nhắn nhủ nghĩa tình anh em sâu đậm, tình cảm vợ chồng nhân nghĩa thủy chung. - Hình ảnh “cây tre” còn gợi lên hình ảnh của con người Việt Nam, cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó. “Lớn lên” nghĩa là nói quá trình trưởng thành của Đất Nước, nói lớn lên trong chiến tranh nghĩa là nói truyền thống chống giặc kiên cường, bền bỉ. - Tập quán bới tóc sau đầu để chú tâm làm việc, gợi câu ca dao bình trị dạt dào thương nhớ. Nhắc nhở về tình cảm vợ cồng sắc son, sâu nặng qua hình ảnh: “gừng cay”, “muối mặn”. - Tái hiện nền văn hóa nước ta chỉ bằng một câu thơ đơn sơ nhưng đầy dụng ý:“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Nghệ thuật liệt kê, cùng cách ngắt nhịp liên tục thể hiện truyền thống lao động cần cù, cách ăn cách ở trong sinh hoạt. - Nguyễn Khoa Điềm thâu tóm tất cả bằng một tư tưởng duy nhất: “Đất Nước có từ ngày đó…”. Dấu “…” cuối câu chính là biện pháp tu từ im lặng, lời dẫu hết nhưng ý vẫn còn, vẫn nung nấu và sục sôi. =>Đất nước được hình thành gắn liền với văn hóa, lối sống, phong tục tập quán cảu người Việt Nam, gắn liền với đời sóng gia đình. Những gì làm nên Đất Nước cũng đã kết tinh thành linh ồn dân tộc. Đất Nước vì thế hiện lên vừa thiêng liêng, tôn kính lại gần gũi thiết tha. Luận điểm 3: “Đất nước là gì?” - Đất Nước không chỉ được cảm nhận trong không gian hùng vĩ, mênh mông của rừng, của bể, mà còn được cảm nhận bởi không gian sinh hoạt bình thường của mỗi người, không gian của tình yêu đôi lứa, của nỗi nhớ thương. => Ý niệm về đất nước được gợi ra từ việc chiết tự hai yếu tố hợp thành là đất và nước cùng những liên tưởng được gợi ra từ đó. Sử dụng lối chiết tự, trò chơi ngôn ngữ rất thông minh của người Việt, tác giả gợi ra một quan niệm mang những đặc điểm riêng của dân tộc, đất nước. - Đất Nước gắn bó sâu sắc với kỉ niệm ấu thơ: là con đường đến trường dưới bóng mát, là dòng sông tuổi thơ ngọt ngào. Đất mở ra cho anh một chân trời rộng mở kiến thức, nước gột rửa tâm hồn em trong sáng, dịu hiền. Để rồi lớn lên, Đất Nước là nơi “anh” và “em” hò hẹn, để rồi “đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. - Chiếc khăn, có lẽ từ lâu đã trở thành một biểu tượng cho nỗi nhớ, đã khiến cho bao trái tim trẻ phải bâng khuân trong bài ca dao thuở xưa, thì giờ đây, nó lại một lần nữa khiến cho lòng người bồi hồi, xúc động trước tình cảm chân thành của những tâm hồn yêu thương say đắm. => Đất Nước chính là nơi bắt đầu của tình yêu đôi lứa, là không gian để họ gửi vào trong đó bao nỗi nhớ, niềm thương. Một cách nhìn lãng mạn và mới mẻ của lớp nhà thơ trẻ! - Hình ảnh “con chim phượng hoàng” hay “con cá ngư ông” là những hình ảnh mượn từ dân ca Huế, quê hương của chính nhà thơ. - “Chim ham trái chín ăn xa” thì cũng “giật mình nhớ gốc cây đa lại về” -> dù có ở phương trời nào, cũng luôn hướng về quê hương, nguồn cội. => Đất Nước còn là không gian rộng lớn, kì vĩ của núi rộng, sông dài, là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương. Đất Nước bình dị, quen thuộc nhưng đôi lúc cũng rộng lớn, kì vĩ và tráng lệ vô cùng, nhất là đối với những người đi xa. - Đất Nước còn gắn liền với “không gian mênh mông” và “thời gian đằng đẵng”, là nơi sinh tồn của bao thế hệ nối tiếp nhau. Từ láy “đằng đẵng” gợi một chuỗi thời gian dài trong quá khứ xa xăm, kéo dài từ thuở mới khai thiên lập địa cho đến hôm nay và mãi mãi trong tương lai. *Nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ - Đoạn thơ thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm độc đáo, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn gốc của Đất Nước bằng những câu thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đậm chất trữ tình; thể thơ tự do, chất liệu văn học dân gian, giọng thơ trữ tình ngọt ngào như lời thủ thỉ, tâm tình, trò chuyện,... góp phần thể hiện gắn kết mạch cảm xúc và suy tư trong mỗi dòng thơ và trong cả đoạn thơ. - Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng chính là một trong những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm. | 3.0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 |
Barem tham khảo của cô Lê Mai Phương
Đáp án và Barem điểm môn văn tốt nghiệp THPT 2024 chính thức sẽ được chúng tôi cập nhật ngay khi có công bố của Bộ GD&ĐT. (Cập nhật sau)
Đề thi văn thpt quốc gia 2023
Dưới đây là đề thi tốt nghiệp THPT 2023 môn văn diễn ra vào sáng 28/6/2023:
(Nội dung được cập nhật sau thời gian thi chính thức)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC | KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THPT NĂM 2023 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Khúc nhạc đầu tiên của mùa hè
Tiếng sấm gõ trên bầu trời thấp thật
Gió từ đất thổi lên rát mặt
Cát bay, lá bay, đá bay
Mưa ròng ròng như triệu ngón tay
Lùa vào trong cổ
Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ
Những giọt mưa nhảy múa trước hiên nhà
[...]
Không phải của riêng ai
Cái êm ả lọc từ dữ dội
Mưa rơi mưa cho mặt người trẻ lại
Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình
Những lạc nước hiên nhà bỗng sống lại mông mênh
(Trích Đi qua cơn giông, Anh Ngọc, 30 năm Thơ- Tuyển tập tác phẩm văn học in trên Nhân Dân cuối tuần 1989-2019, NXB Văn học, 2019, tr.74.75)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè trong những dòng thơ sau
Tiếng sấm gõ trên bầu trời thấp thật
Gió từ đất thổi lên rát mặt
Cát bay, lá bay, đá bay
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những dòng thơ sau:
Mưa ròng ròng như triệu ngón tay
Lùa vào trong cổ
Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ
Những giọt mưa nhảy múa trước hiên nhà
Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả trong dòng thơ Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình, anh/chị hãy rút ra bài học về là sống cho bản thân.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩa của anh chị về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm).
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà Văn Kim Lân viết:
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời như những đám mây đen. Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
- Trống gì đấy, u nhỉ?
- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ...
- Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:
- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
- Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
- Việt Minh phải không?
- Ừ, sao nhà biết?
Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.
Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác. À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục, 2011, tr.24)
Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên, từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.
Hết.
Dưới đây là đáp án đề thi THPT Quốc gia 2023 môn Văn dành cho các học sinh 12 năm học 2022/2023:
Đáp án đề thi văn THPT quốc gia 2023
Đáp án và barem điểm đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn 2023 chính thức sẽ được chúng tôi cập nhật ngay khi có công bố của Bộ GD&ĐT. (Cập nhật sau)
ĐÁP ÁN THAM KHẢO và barem điểm sẽ do ban chuyên đề của Đọc tài liệu thực hiện giải đáp sau thời gian thi của môn học này.
PHẦN | CÂU | NỘI DUNG | Điểm |
---|---|---|---|
I | ĐỌC HIỂU | 3.0 | |
1 | Thể thơ: Tự do | 0.75 | |
2 | Hình ảnh, từ ngữ miêu tả cơn giông mùa hè: "Tiếng sấm", "gió", "cát", "lá", "đá" | 0,75 | |
3 | - Biện pháp so sánh : "mưa ròng ròng" - "triệu ngón tay" Tác dụng - Nội dung : Nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh "mưa". Thông qua hình ảnh "triệu ngón tay", nhà thờ giúp người đọc hình dung rõ hơn, cụ thể hơn về "mưa" -Nghệ thuật : Làm cho câu văn trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm thu hút người đọc, người nghe | 1.0 | |
4 | Học sinh đưa ra ý kiến riêng của mình, có thể đồng tình hoặc không đồng tình, đồng tình một phần Học sinh lí giải hợp lý và thuyết phục Gợi ý - "Cơn giông của riêng mình" có thể hiểu là những khó khăn, thử thách mà bản thân phải đối mặt trên con đường kiếm tìm hạnh phúc của bản thân - Bài học: + Đứng trước những gian nan, thử thách thì bản thân ko đc khuất phục, không đc từ bỏ mà phải cố gắng để tìm ra giải pháp vượt qua những khó khăn kia + Phải sáng suốt trong từng quyết định của bản thân. Cần bình tĩnh, cân bằng cảm xúc của mình, suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ra quyết định | 0.5 | |
II | LÀM VĂN | ||
Viết đoạn văn về trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cân bằng của cảm xúc | 2.0 | ||
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày Có thể triển khai theo hướng: Giải thích vấn đề: Cảm xúc là gì? Cân bằng cảm xúc là gì? - Cảm xúc là những phản ứng, sự rung động và thay đổi của con người trước những tác động từ bên ngoài. Cảm xúc bao gồm một loạt các thay đổi đột ngột trong các cảm giác bên trong dẫn đến các phản ứng hành vi cá nhân trong một khoảng thời gian ngắn. - Cân bằng cảm xúc là cá nhân nhận thức, xử lý và điều chỉnh được cảm xúc một cách chính xác và hiệu quả. Biểu hiện: Người biết cân bằng cảm xúc là người khó bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, giữ được sức khoẻ tinh thần tốt, điều khiển được cảm xúc và hành vi của mình chuẩn mực, không dễ dàng kích động, tiêu cực, không hưng phấn quá mức. Bàn luận: Vì sao cân bằng cảm xúc là điều cần thiết trong cuộc sống? - Cân bằng cảm xúc giúp chúng ta bình tĩnh trước những biến động về mặt tinh thần, tự tin vượt qua các tình huống khác nhau. - Giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần. - Người có cảm xúc cân bằng sẽ tự tin, có khả năng giải quyết xung đột, có khả năng lãnh đạo và trở thành người thành công trong cuộc sống. - Xây dựng, cải thiện mối quan hệ giữa con người với con người trở nên gắn kết, tốt đẹp hơn, hạn chế xung đột, mâu thuẫn Phản đề, mở rộng vấn đề: - Lên án những hiện tượng, cá nhân để cảm xúc chi phối mạnh mẽ, không cân bằng được cảm xúc cá nhân, dễ dàng bị kích động, gây ra những hành vi tiêu cực trong xã hội. - Biết cân bằng cảm xúc không đồng nghĩa với việc thờ ơ, lãnh đạm trước những biến cố, sự việc xảy ra trong cuộc sống... Liên hệ, rút ra bài học bản thân... | 1.0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.25 | ||
2 | Phân tích đoạn kết Vợ nhặt | 5.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0.5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: | |||
*Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm - Kim Lân là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông thiên về chủ đề nông thôn và người nông dân nghèo với ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật tài tình. - Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết trong bối cảnh nạn đói năm 1945. Tác phẩm đã ngợi ca giá trị tình thần của con người ngay trên bờ vực cái chết. - Khái quát vấn đề: Phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét sự mới mẻ của nhà văn Kim Lân khi viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám. | 0.5 | ||
Phân tích đoạn trích. >>>Phân tích đoạn kết Vợ nhặt: Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống * Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần cuối cùng của tác phẩm. Trong bữa cơm đón nàng dâu mới và sự mở đầu cho lối thoát của người nông dân. * Phân tích: - Đoạn trích thể hiện niềm tin vào tương lai của nhân vật Thị: Thị đã đưa đến những thông tin mang tính chất như định hướng để mở ra lối thoát. - Đoạn trích đã cho thấy khát vọng đổi đời của nhân vật Tràng. + Tràng quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội: mạn Thái Nguyên Bắc Giang không đóng thuê mà còn phá kho thóc Nhật cha cho người đói. 4 - Tràng bắt đầu nghĩ ngợi, nhớ lại rồi ân hận, tiếc rẻ khi trong một lần đi kéo xe thóc cho liên đoàn vì thấy Việt Minh đã lén đi đường khác. + Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới lẩn khuất, ẩn hiện trong trí óc Tràng. Hình ảnh lá cờ chính là tín hiệu cho tương lai tươi sáng. => Người đọc tin tưởng Tràng sẽ đi theo Việt minh, theo cách mạng. Nhận xét: Quan niệm nhà văn Kim Lân về cuộc sống: - Truyện được mở ra một âm hưởng lạc quan và niềm tin tất thắng. Qua cách kết thúc truyện này ta còn biết rõ hơn về một nhà văn nhân đạo và tha thiết với con người là Kim Lân. - Đoạn kết rất đặc sắc khi tạo ra kết thúc mở, trong đoạn văn ánh lên niềm khao khát giữ gìn hạnh phúc mỏng manh của Tràng và thị. Góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của truyện: Thông qua số phận con người trong nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân khẳng định trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, vẫn hướng đến sự sống khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. - Kết thúc đã thể hiện niềm tin, niềm lạc quan vào tương lai tươi sáng của người nông dân dưới sự soi rọi của ánh sáng cách mạng. Đây là điểm sáng nhân văn, thứ ánh sáng cách mạng đủ sức nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ. + Liên hệ. Trong “Vợ nhặt” các nhân vật của Kim Lân đã tìm thấy con đường để giải thoát để có một cuộc sống của niềm hy vọng. Tuy nhiên ta cũng từng nhớ đến một Chí Phèo đã chết trên con đường trở về với lương thiện, một Chị Dậu phải bán con, bán chó, bán sữa của mình để trả sưu thuế, “Hai đứa trẻ" của Thạch Lam luôn phải mong ngóng đoàn tàu đi qua để thấy một cuộc sống đáng sống hơn. | 2.0 1.0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 |
Câu 2 Nghị luận văn học GỢI Ý TỪ THẦY NHẬT
1. Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt.
- Dẫn dắt vào trích thơ đề bài yêu cầu
2. Thân bài:
*Giới thiệu chung
- Tác giả:
- Tác phẩm, đoạn trích
+ Kim Lân, nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX
+ Kim Lân khai thác sâu sắc và tinh anh những số phận người nông dân, những nét hồn cốt của đời sống họ. Đặc biệt, cũng với chất liệu của đề tài làng quê Việt Nam, nơi những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… đã khai thác tưởng chừng ở mức thấu triệt, Kim Lân tìm một con đường mới, làng quê trong văn Kim Lân dẫu với các nhân vật nghèo, dân lao động thô sơ vẫn không bao giờ bị lam lũ, u tối, bần hàn vây bủa mà họ vẫn toát lên những nét yêu đời, trong sáng, tài hoa
+ Vợ Nhặt, trích trong tập “Con chó xấu xí”, được coi là là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân và cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi VN hiện đại. Thiên truyện không hề giản đơn là một tác phẩm tố cáo nạn đói 1945, không giản đơn là kể một chuyện “nhặt vợ” ngộ nghĩnh. Trái lại nó là một tác phẩm đầy lòng thương yêu trân trọng và tin tưởng vào tất cả những gì tốt đẹp ở con người, mang âm hưởng lạc quan của thời đại mới, là kết quả của cả môt quá trình gọt giũa, suy ngẫm về cả nội dung, nghệ thuật. Vợ nhặt được hoàn thành khá lâu sau năm đói. Nhưng cảm quan về cái đói có thể nói, đã thấm đến tận cái nhìn vào cảnh vật.
*Phân tích:
- Mở đoạn là hình ảnh cuộc sống vẫn một màu xám xịt, đầy đe dọa và chết chóc: "Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen"
- hồi trống dồn đập, vội vã. âm thanh ám ảnh, gánh nặng sưu thuế đã tàn phá biết bao gia đình, kéo cong tấm lưng, vùi lấp số phận của biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh.
Liên hệ: + Ngô Tất Tố đã có một tiểu thuyết "Tắt đèn" để phản ánh nỗi đau của người nông dân dưới chế độ sưu thuế. Chính sưu thuế đã đè nặng lên tấm vai của Chị Dậu khi vừa nộp thuế đủ cho chồng thì phải nộp cho cả người em chồng đã mất.
+ "Ba mươi năm đời ta có Đảng", Tố Hữu lại có những vần thơ thấm đẫm máu và nước mắt:
"Ôi nhớ những năm nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy"
- Đàn quạ "bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen" một hình ảnh mang tính biểu tượng cho cái đói, cái chết, cho tử khí.
- Bà cụ Tứ buông lời nghẹn ngào “không chắc đã sống qua được đâu các con ạ". Chính vì những chính sách dã man ấy, bà cụ Tứ bị mất chồng và mất con gái, phải tha hương cầu thực trong danh phận dân ngụ cư đầy chua xót. Cho nên, khi nghe tiếng trống thúc thuế, lòng người mẹ giàu nua từng trải lại nhói đau thương, nỗi đau se sắt, quặn thắt lại.
- "Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lẩm bẩm – Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?". Thị hoàn toàn ngạc nhiên, bởi "cuộc đời cơm vãi cơm rơi", "tối đâu là nhà ngã đâu là giường" đã đem cho thị những trải nghiệm sâu sắc.
- Thị đã băn khoăn và không ngần ngại kể cho mọi người nghe về đoàn người Việt Minh "Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy". => Thị đã nghe đoàn người Việt Minh đã phá kho thóc Nhật chia cho người đói, người nông dân không còn phải đóng thuế, thực tại ở đây hoàn toàn khác với những gì thị đã biết. => Nó như một luồng gió mới "lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối" bị dồn đến cùng đường của Tràng
- Tràng thầm nhớ tới cái hình ảnh "cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp ." rồi hắn tự nhiên thấy "tiếc rẻ vẩn vơ", càng tiếc rẻ bao nhiêu chắc chắn Tràng lại càng chắc mẩm nếu Tràng gặp lại họ, Tràng sẽ không bỏ lỡ cơ hội. Bởi đi theo đoàn người Việt Minh là đi thep cách mạng, là hướng tới cơm áo, hướng tới sự sống. Khi nghe xong câu chuyện của Thị, Tràng tiếc rẻ vẩn vơ khó hiểu, tiếng trống lại một hồi vang lên dồn dập. Anh hiểu rằng chỉ có đi theo Việt Minh mới có cơ hội thoát khỏi cái đói, cái chết cận kề, mới có cơ hội bảo vệ hạnh phúc gia đình mình.
- "Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới". Hình ảnh kết thúc này tươi rói trong màu đỏ sao vàng, trong hình ảnh những người nông dân vùng lên hăm hở đi phá kho thóc Nhật. Nó tươi rói lên niềm tin, niềm hi vọng của Tràng, của những nạn nhân khốn khổ của nạn đói năm 1945
* Đánh giá nghệ thuật:
- tình huống truyện độc đáo, éo le
- xây dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn
- ngôn ngữ quê kiểng nhưng sử dụng rất đắc địa, đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo. ( miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế bằng sự hiểu biết của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng, bằng tấm lòng của một nhà văn "một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy".)
*Quan niệm nhà văn Kim Lân về cuộc sống:
- truyện được mở ra một âm hưởng lạc quan và niềm tin tất thắng. Qua cách kết thúc truyện này ta còn biết rõ hơn về một nhà văn nhân đạo và tha thiết với con người là Kim Lân.
- Đoạn kết rất đặc sắc khi tạo ra kết thúc mở, trong đoạn văn ánh lên niềm khao khát giữ gìn hạnh phúc mỏng manh của Tràng và thị. Góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của truyện: Thông qua số phận con người trong nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân khẳng định trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, vẫn hướng đến sự sống khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.
- Kết thúc đã thể hiện niềm tin, niềm lạc quan vào tương lai tươi sáng của người nông dân dưới sự soi rọi của ánh sáng cách mạng. Đây là điểm sáng nhân văn, thứ ánh sáng cách mạng đủ sức nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ.
+ Liên hệ. Trong “Vợ nhặt” các nhân vật của Kim Lân đã tìm thấy con đường để giải thoát để có một cuộc sống của niềm hy vọng. Tuy nhiên ta cũng từng nhớ đến một Chí Phèo đã chết trên con đường trở về với lương thiện, một Chị Dậu phải bán con, bán chó, bán sữa của mình để trả sưu thuế, “hai đứa trẻ" của Thạch Lam luôn phải mong ngóng đoàn tàu đi qua để thấy một cuộc sống đáng sống hơn.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị của đoạn thơ và quan điểm của Kim Lân về cuộc sống
- Cảm nghĩ của bản thân
Dưới đây là đề thi và đáp án đề thi Văn thpt quốc gia qua các năm trước:
Các đề văn thi THPT quốc gia qua các năm:
Đề thi văn thpt quốc gia 2022
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Tuổi trẻ của tôi
mười tám, hai mươi
trong và tinh khiết như nước suối đá
khỏe và mơn mởn như mầm lá
rộng và dài như mơ ước, yêu thương
vươn lên và bền vững như con đường
gắn vào đất, tạc vào mặt đất
Tuổi trẻ như sao trời mát mắt
khi yên bình hạnh phúc ngước nhìn lên
và cháy bùng như lửa thiêng liêng
khi giặc giã đụng vào bờ cõi
dẫu rụng xuống, vẫn chói lên lần cuối
gọi dậy những lớp người
dẫu rụng xuống, bầu trời không trống trải
trong mắt người sao vẫn mọc khôn nguôi...
(Trích Con đường của những vì sao, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn TRọng Tạo tuyển tập - Thơ và nhạc, Tập một, NXB Văn học, 2019, tr 549-550)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra những tính từ miêu tả vẻ đẹp của tuổi trẻ trong đoạn thơ:
Tuổi trẻ của tôi
mười tám, hai mươi
trong và tinh khiết như nước suối đá
khỏe và mơn mởn như mầm lá
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ:
Tuổi trẻ như sao trời mát mắt
khi yên bình hạnh phúc ngước nhìn lên
và cháy bùng như lửa thiêng liêng
khi giặc giã đụng vào bờ cõi
Câu 4. Nhận xét những suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hy sinh của tuổi trẻ được thể hiện trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.
Câu 2. (5,0 điểm).
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:
Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.
Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho đến như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm “liên thanh" một hồi hết một phần tự cuốn phim, thu vào chiếc Pra-i-ca* cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.
*Chiếc máy ảnh hiệu Pra-ti-ca.
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 70-71)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Hết
>>> Đáp án đề thi văn THPT quốc gia 2022
Đáp án đề thi văn THPT quốc gia 2021 chính thức
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên, mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.
Sông hình thành lực đẩy và cuốn trôi dần các lớp đất và nền khi dòng chảy từ từ mở rộng và sâu thêm, giống như một đứa trẻ với đôi mắt sáng ngời vươn mình lớn dậy. Dòng sông trở nên đủ mạnh mẽ để xuyên qua núi hay thậm chí tạo thành một hẻm núi.[...]
Khi nước gặp con người, nó còn được chứng kiến nhiều chuyện nhiều hơn. Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng
Dòng xông giờ đã ở tuổi xế chiều, lại càng trở nên dịu dàng khi nó tiến dần ra phía biển. Rồi cũng đến lúc nó ra tới biển và dòng chảy của nước cuối cùng cũng đi tới hồi kết.
Tất cả những trầm tích được nước mang theo lúc đỏ lắng lại ở cửa sông. Kết quả là một vùng châu thổ được hình thành. Sông Hằng sông Mississippi và sông Amazon đều đã hình thành những châu thổ tựa như hình chiếc lược tại nơi chúng gặp gỡ biển cả. Đều có khởi nguồn như một bờ cát nhỏ cuối cùng đã phát triển thành một vùng đất rộng lớn, tạo nên một đường bờ biển mới và rộng rãi. Những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới - món quà cuối cùng mà nước dành tặng cho loài người, trước khi nó hiến mình cho đại dương vào lúc cuối đời.
(Trích Bí mật của nước, Masaru Emoto, NXB Lao động 2019, tr. 90-95)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo đoạn trích, sự ra đời của một dòng sông diễn ra như thế nào?
Câu 2. Trong đoạn trích, món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là gì?
Câu 3. Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về dòng chảy của nước và cuộc sống của con người?
Một ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi. Cứ mãi chầm chậm và cứ mãi xanh, dòng sông chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên hai bên bờ và người cha cùng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng.
Câu 4. Qua hành trình từ sông ra biển của nước trong đoạn trích, anh/chị rút ra những bài học gi về lẽ sống?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết sống cống hiến.
Câu 2. (5,0 điểm).
Trong bài thơ Sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 155)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp nữ tính rong thơ Xuân Quỳnh.
Hết.
>>>Đáp án đề thi Văn THPT Quốc gia 2021
Đáp án đề thi văn THPT quốc gia 2020 chính thức
Đề thi đợt 1:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người cha trọng của việc “sống hết mình ở thời khắc này.". Chẳng hạn tại vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi. Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng không phân tâm.
Ngay cả ở vùng sa mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nở mầm và nở hoa. Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi, chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như đốt, tiếp tục sống chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chúng sẽ lại trỗi dậy…Quả thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định…
Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú. Điều này tôi cho rằng, vừa là lời hứa của chúng ta với vũ trụ đã tạo tác ra chúng ta và ban cho chúng ta giá trị cuộc sống, vừa là điều kiện cần thiết để chúng ta trình diễn vở kịch cuộc đời mình đúng với những giấc mơ sâu thẳm trong tâm hồn.
(Trích Cách sống từ điều bình thường trở nên phi thường, INAMORIKAZUO, Phạm Hữu Lợi dịch, Nxb Lao động)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào giữa mùa hè ngắn ngủi.
Câu 3. Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai”? Vì sao?
Xem giải chi tiết đọc hiểu: Đọc hiểu Cách sống từ điều bình thường trở nên phi thường
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.
Câu 2. (5,0 điểm). Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau:
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
(Trích Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Hết
>>> Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2020 chính thức
Đề thi đợt 2:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
Chỉ những ai đàm tin mình có thể làm được những việc tưởng chừng bất khả thi mới thực sự cáng đáng được công việc! Trái lại, những người thiếu niềm tin thì chẳng bao giờ đạt được gì cả. Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, niềm tin có thể giúp ta làm được nhiều việc lớn hơn cả dịch chuyển một ngọn núi. Chẳng hạn như trong thám hiểm vũ trụ, yếu tố quan trọng nhất, cũng là yếu tố cần thiết nhất, chính là niềm tin vào khả năng nhân loại có thể làm chủ được khoảng không bao la ấy. Nếu không có niềm tin vững chắc vào khả năng con người đầu hành trong không gian, các nhà khoa học đã không thể có đủ lòng dũng cảm, niềm đam mê và sự nhiệt tình để biến điều đó thành sự thật. Trong việc đối diện với ung thư cũng vậy, niềm tin vào khả năng chữa khỏi căn bệnh nan y này đã tạo động lực lớn lao giúp con người tìm ra nhiều phác đó điều trị. Hoặc vào trước năm 1994, người ta bàn luận xôn xao chung quanh việc xây dựng đường hầm xuyên biển Manche nối liền nước Anh với lục địa châu Âu, dài trên 50km, với e ngại đó là một đại dự án viển vông. Quả thực, dự án xuyên biển Manche được khởi đầu với không ít sai lầm, nhưng cuối cùng đã thành công vào năm 1994, trở thành đường hầm dưới biển dài nhất thế giới. Chính niềm tin kiên trì là động lực quan trọng dẫn đến sự ra đời của đường hầm biển Manche, mà Hiệp hội Kỹ sư Dân dụng Mỹ gọi đó là một trong bảy kì quan thế giới hiện đại.
(Trích Dám nghĩ lớn, David J.Schwartz, Ph.D,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr.19-20)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, người ta e ngại điều gì khi xây dựng đường hầm xuyên biển Manche?
Câu 3. Chỉ ra điểm tương đồng về cơ sở làm nên thành công trong thám hiểm vũ trụ và xây dựng đường hầm xuyên biển Manche được nêu trong đoạn trích.
Câu 4. Anh Chị có đồng tình với ý kiến: “Niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất"? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến được nhà thơ Tố Hữu thể hiện qua đoạn trích sau:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà...
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập 1
NXB Gíao dục Việt Nam)
Hết
>>> Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2020 đợt 2
Đáp án đề thi văn THPT quốc gia 2019 chính thức
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
(Trước biển - Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, 1985)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn trích trên được biết theo thể thơ nào?
Câu 2: Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Câu 3: Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Câu 4: Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5 điểm)
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- HẾT -
>>>>Đề thi THPT quốc gia 2019 môn Văn có đáp án
-/-
Đáp án đề thi văn THPT quốc gia và Barem chấm điểm môn văn do Đọc tài liệu thực hiện chỉ mang tích chất tham khảo giúp học sinh đối chiếu và so sánh dự kiến kết quả. Đáp án và thang điểm chính thức của Bộ GD-ĐT của môn Ngữ văn tại kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được cập nhật ngay sau khi công bố.
Đừng quên theo dõi và xem chi tiết tổng hợp đáp án đề thi tốt nghiệp THPT tất cả các môn nữa nhé!