Trang chủ

Bài 1 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 14/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 34 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Vịnh khoa thi Hương

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 34 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Vịnh khoa thi Hương chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (Chú ý phân tích kĩ từ lẫn.)

Trả lời bài 1 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Vịnh khoa thi Hương tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 34 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Hai câu đầu:

– Giọng thơ mang tính tự sự, kể lại cuộc thi năm Đinh Dậu theo thông lệ do nhà nước mở: ba năm một lần.

– Điểm đặc biệt: Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Từ “lẫn”: lẫn lộn, báo hiệu điều gì thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong thi cử.

Cách trình bày 2

Kì thi có điều khác thường là trường Nam thi lẫn với trường Hà. Từ “lẫn”: lẫn lộn, báo hiệu điều gì thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong kì thi.

Cách trình bày 3

Hai câu thơ đầu giới thiệu hoàn cảnh của khoa thi:

 Nhà nước ba năm mở một khoa,

   Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Theo lệ thường, dưới thời phong kiến, cứ ba năm có một khoa thi Hương. Điều đó không có gì đặc biệt, song câu thơ không chỉ là lời giới thiệu. Giọng điệu hài hước thể hiện khá rõ ngay trong hai câu thơ đầu. Câu thơ như một thông báo. Khoa thi này do nhà nước tổ chức, cứ ba năm một lần thi Hương để chọn nhân tài. Đó là thông lệ. Song nó báo hiệu một cái gì khác trước. Một từ “lẫn” không chỉ giới thiệu hai trường Nam Định và Hà Nội thi chung mà báo hiệu một sự xáo trộn của việc thi cử, không còn được như trước nữa. Có nhiều hàm ý trong từ “lẫn” này. Bốn câu tiếp miêu tả rất cụ thể điểu đó.

Cách trình bày 4

Hai câu thơ mở đầu có tính tự sự, nhằm kể lại kì thi. Khoa thi năm Đinh Dậu được nhà thơ giới thiệu một cách giới thiệu rất tự nhiên. Kì thi Hương được tổ chức theo đúng thời gian quy định, ba năm một lần.

Nhà nước ba năm mở một khoa thi

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

Nhưng sự bất bình thường đã thể hiện trong câu thơ thứ hai, đó là cách thức tổ chức kì thức: trường Nam thi lẫn với trường Hà. Từ lẫn đã thể hiện sự ô hợp, nhốn nháo trong thi cử. Tác giả không dùng thi chung hoặc một cách diễn đạt khác trang trọng hơn mà dùng từ "thi lẫn". Cách nói ấy đã dự báo tính chất không nghiêm túc của kì thi. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự nhốn nháo, lộn xộn trường thi.

Tham khảo: Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương

-/-

Bài 1 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Vịnh khoa thi Hương trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM