Trang chủ

Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với:

Xuất bản: 09/11/2020 - Cập nhật: 14/09/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng

Câu Hỏi:

Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với:

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với vùng trồng cây lương thực.
Các vùng chăn nuôi lợn thường gắn liền với các vùng trồng cây hoa màu và cây lương thực hoặc vùng đông dân cư. Những khu vực này đảm bảo cho đàn lợn có nguồn thức ăn và đảm bảo đầu ra cho chăn nuôi lợn.

Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với vùng trồng cây lương thực

Chăn nuôi lợn

Số lượng đàn lợn tăng khá nhanh (năm 2002 Việt Nam đã có 23 triệu con lợn); Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân như: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Vai trò của ngành chăn nuôi lợn ở nước ta là vô cùng quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn cùng với trồng lúa nước là hai thành phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
+ Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chẳng hạn như chế biến thịt xông khói hay thịt hộp, giò nạc, giò mỡ, thịt heo xay và các món ăn truyền thống khác.
+ Cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp
+ Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người.
+ Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, mà sản phẩm thịt lợn còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu đem lại giá trị cao.
Câu hỏi liên quan
Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là:

Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là do:
+ không có nhiều đồng cỏ rộng lớn,
+ nguồn thức ăn cho chăn nuôi còn chưa đảm bảo
+ các cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém.

Ý nào dưới đây không đúng khi đánh giá về ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm qua?

Ý không đúng khi đánh giá về ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm qua là số lượng vật nuôi ngày càng giảm

Nên cho tôm cá ăn vào thời gian nào trong ngày?

Giải thích: Nên cho tôm cá ăn vào thời gian 7 - 8h sáng trong ngày - SGK trang 145

- Thời gian cho ăn

+ Trong ngày nên cho tôm, cá ăn khi trời còn mát (nhiệt độ từ 20-30°C), buổi sáng từ 7-8 giờ

+ Lượng thức ăn và phân bón tập trùn mùa xuân và các tháng từ 8-11.

Mục đích cuối cùng của nhiệm vụ ngành chăn nuôi ở nước ta là để:

Giải thích: (Mục đích cuối cùng của nhiệm vụ ngành chăn nuôi ở nước ta là để: Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. - Sơ đồ 7, SGK trang 82)

Để phát triển chăn nuôi toàn diện, cần phải đa dạng hóa về:

Để phát triển chăn nuôi toàn diện, cần phải đa dạng hóa về các loại vật nuôi và quy mô chăn nuôi (Sơ đồ 7, SGK Công nghệ 7 trang 82).

Bổ sung kiến thức:

Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta:
- Phát triển chăn nuôi toàn diện:

+ Đa dạng về loại vật nuôi
+ Đa dạng về quy mô chăn nuôi: nhà nước, nông hộ, trang trại
Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta là

Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta là chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp

Đâu không phải đặc điểm của ngành chăn nuôi nước ta?

Chăn nuôi công nghiệp đang được mở rộng phát triển ở nhiều địa phương nước ta.Cơ cấu ngành chăn nuôi ngày càng đa dạng bao gồm nhiều loại vật nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm, dê, cừu,… Chăn nuôi với nhiều mục đích khác nhau: lấy thịt, lấy trứng, lấy sữa, lấy lông,…Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ngày .....

Có mấy nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta?

Giải thích: (Các nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta bao gồm:
- Phát triển chăn nuôi toàn diện.
- Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý - Sơ đồ 7, SGK trang 82)

Đang xử lý...

đề trắc nghiệm địa lý 9 mới nhất