Tập làm văn: Thế nào là miêu tả?

Xuất bản: 09/08/2019

Đọc tài liệu hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi bài Tập làm văn: Thế nào là miêu tả lớp 4 trang 140 Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 trong tiết tập làm văn tuần 14.

Cùng tham khảo bài hướng dẫn dưới đây của Đọc tài liệu để chuẩn bị cho tiết Tập làm văn: Thế nào là miêu tả lớp 4 tuần 14 trang 140 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 em nhé!

Soạn bài tập làm văn: Thế nào là miêu tả lớp 4 trang 140

I. Mục tiêu tài liệu hướng dẫn

Giúp học sinh nắm được thế nào là miêu tả, cách làm bài văn miêu tả, qua đó áp dụng để hoàn thành các bài tập

II. Thế nào là miêu tả?

1. Khái niệm miêu tả

Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.

2. Một số dạng đề văn miêu tả

- Em hãy miêu tả lại quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi
- Em hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em
- Miêu tả người mà em yêu mến nhất …
- Miêu tả người hàng bác hàng xóm của em
- Em hãy miêu tả lại nơi em đang ở.

III. Hướng dẫn làm bài tập SGK

Câu 1 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4) : Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Trả lời:

Đọc bài văn Cái cối tân và trả lời câu hỏi:

a. Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre.

b. Các phần mở bài, kết bài trong bài Cái cối tân. Mỗi phần ấy nói điều gì?

Mở bài (Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống) Giới thiệu đồ vật được miêu tả: cái cối.

Kết bài (Cái cối cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi... theo dõi từng bước anh đi...) Kết thúc bài văn: Tình cảm gần gũi thân thiết giữa bạn nhỏ với các đồ trong nhà trong đó có cái cối tân.

c. Phần mở bài giống phần mở bài trực tiếp, phần kết bài giống phần kết bài mở rộng trong văn kể chuyện đã học.

d. Trình tự của phần thân bài tả cái cối

Cái vành → cái áo → hai cái tai → lỗ tai: hàm ràng cối → dăm → đầu cần → cái chốt → dây thừng buộc cần.

- Xay lúa với u. Tiếng cối ù ù vui cả xóm.

Tả hình dáng bắt đầu từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ. Sau đó tả công dụng.

Câu 2 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4) : Theo em, khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ?

Trả lời:

Theo em, khi tả một đồ vật ta nên tả bao quát trước sau đó mới đi vào những bộ phận có đặc điểm nổi bật kết hợp thể hiện tình cảm đối với đồ vật đó.

**********

Trên đây là hướng dẫn soạn bài tập làm văn: Thế nào là miêu tả lớp 4 trang 140 Tiếng Việt 4 bao gồm các kiến thức cần nắm và cách làm các bài tập SGK mà Đọc tài liệu đã tổng hợp. Hy vọng đây sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho các em và các phụ huynh trong quá trình dạy học cho con em mình tại nhà. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM