Phân tích Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương

Xuất bản: 05/09/2019

[Văn mẫu 10] Phân tích Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương, bài tựa nói lên ý nghĩa to lớn của việc gìn giữ những tin hoa văn hóa thơ ca để giữ gìn nền văn hiến dân tộc.

Mục lục nội dung

Tuyển tập các bài phân tích Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương hay nhất do Đọc tài liệu chọn lọc, qua đó giúp em nắm được nội dung, giá trị của tác phẩm để hoàn thành bài phân tích một cách tốt nhất.

Cùng tham khảo em nhé!

Phân tích Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương

Đề bài: Phân tích Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương

>> Tham khảo Dàn ý phân tích Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương

Bài văn mẫu phân tích Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương

Bài văn mẫu 1

Có những người phải sáng tác lên một tác phẩm thật sự có ý nghĩa và đi sâu vào lòng người đọc thì mới được người ta biết đến thế nhưng cũng có người chỉ sưu tầm biên soạn lại những bài thơ của người khác làm nên một cuốn sách mà lại có thể được nhiều người biết đến. Không đơn giản là việc cóp của người ta lại để làm nên một quyển sách mà công việc ấy mang ý nghĩa lớn lao đó là gìn giữ những tin hoa văn hóa thơ ca để giữ gìn nền văn hiến dân tộc. Chỉ có thế thì người ta mới biết đến chứ. Và Hoàng Đức Lương và tác phẩm trích diễm thi tập thể hiện rõ điều đó.

Trích diễm thi tập là một trong những công trình sưu tầm tác phẩm văn thơ của trí thức Việt Nam. Tuyển tập này bao gồm thơ của các nhà thơ từ đời trần thế kỉ XV đời Lê (cuối tập là thơ của chính tác giả). Việc biên soạn Trích diễm thi tập nằm trong trào lưu phục hưng dân tộc, phục hưng văn hóa của các nhà văn hóa nước ta ở thế kỉ XV.

Bài tựa của trích diễm thi tập được Hoàng Đức Lương nêu rõ nhưng quan điểm của mình và lý do biên soạn sách. Chính vì thế mà hiểu hơn được ở con người này những đức tính tốt đẹp đại diện cho phẩm chất con người Việt Nam.

Ở đoạn thứ nhất hoàng Đức Lương đã thể hiện được những nguyên nhân khiến cho thơ ca bị thất truyền. Chính những nguyên nhân ấy đã khiến cho ta biết được cần phải làm những gì để thơ ca còn mãi. Thơ ca ở đây không chỉ là thơ ca mà còn là văn hóa văn hiến dân tộc từ bao ngàn đời nay.

Trước hết là nguyên nhân chủ quan, tác giả nêu lên bốn nguyên nhân lý do khiến cho thơ ca không được lưu truyền.

Thứ nhất là nguyên nhân ít người am hiểu. chỉ có thi sĩ nhà thơ mới thấy được cái hay trong thi ca của họ mà thôi. Đồng thời cả những cái đẹp cũng chỉ có những người nhà thơ mới thấy được chính vì thế mà thơ ca không được lưu truyền, bởi vì nếu như đã không ai hiểu chỉ có những nhà thơ mới hiểu thì làm sao có thể truyền lưu được. Cái hay của thơ phải được cảm nhận bằng một tâm hồn đồng điệu với cuộc sống để rồi qua những câu thơ ấy ta thấy được những cái hay của bài thơ. Thế mà nhân dân ta không thể hiểu được thì làm sao có thể thích thơ mà lưu truyền nó cho được.

Thứ hai là người có học thì bận rộn trong quan trường và khoa cử cho nên ít có thời gian dành cho thơ ca. tác giả gọi đây là "danh sĩ bận rộn". Thời xưa quan trường cũng giống như ngày nay đi thi đại học vậy. nếu như ngày nay mong muốn có bằng cấp để thoát nghèo thì ngày xưa cũng lao vào quan trường để được hưởng cuộc sống tốt đẹp. Thế nhưng kì thi xưa thì lại ngặt nghèo hơn bây giờ. Tất cả những người đi thi thì chỉ được chọn một người duy nhất. Chính vì thế mà quan trường hiện lên thật sự rất khó khăn, sĩ tử bận thì sẽ không thể nào bận tâm đến thơ ca được.

Thứ ba là có người quan tâm về thơ ca nhưng lại không đủ năng lượng và kiên trì. Đây là nguyên nhân "thiếu người tâm huyết". Sự tâm huyết đối với một người làm nghề thơ ca hay biên soạn là một yếu tố quyết định rất lớn cho nên thiếu tâm huyết kiên trì thì làm sao có thể hiểu được cái hay cái đẹp của thơ ca.

Thứ tư là triều đình chưa quan tâm và nguyên nhân này tác giả đặt tên là "chưa có lệnh vua". Triều đình khi ấy cũng bận lo triều chính và cuộc sống của nhân dân cho nên không quan tâm đến thơ ca nhiều. các bậc minh quân cũng phần lớn là quan tâm đến sự bảo vệ và xây dựng quốc gia là chính.

Không những thế việc thất truyền thơ ca còn do nguyên nhân khách quan mà chủ yếu ở đây là thời gian và bom đạn. Chúng ta không thể nào biết được những sức hủy diệt của chiến tranh không chỉ là chết người mà nó còn mang đi cả những thơ ca nữa. Thời gian làm cho thơ ca bị mai một đi không còn ai nhớ đến bài thơ đó nữa.

Sang đoạn tiếp theo Hoàng Đức Lương thể hiện những động cơ thôi thúc ông làm nên việc biên soạn của ông. Động lực ấy chính là do thơ ca Việt nam không có những sách vở tra cứu. Vả lại nếu như Hoàng Đức Lượng muốn làm thơ thì phải dựa vào thơ Đường chính vì thế mà ông ý thức được việc sưu tầm. Không những thế còn xuất phát từ những nhu cầu bức thiết trong việc gìn giữ những văn hiến của dân tộc. Có thể nói việc làm của ông là hết sức lớn lao nó mang tầm vóc của một dân tộc với nền văn hiến cần được gìn giữ phát huy.

Tiếp đến Hoàng Đức Lượng bày tỏ những khó khăn trong việc sưu tầm biên soạn lại thơ ca của ông cha. Và chính từ những khó khăn ấy mà ông thể hiện được những động lực để cho ông vượt qua những khó khăn ấy. Niềm động lực ấy chính là niềm tự hào tự tôn về những giá trị của dân tộc. Đồng thời nó còn là ý thức trách nhiệm của cá nhân tác giả về giữ gìn bảo vệ những văn hóa. Và ý thức độc lập tự cường của ông trong việc biên soạn sưu tầm.

Không những thế ông còn nêu lên những ý kiến giống mình như Nguyễn Trãi trong bình ngô đại cáo có viết:

"Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"

Chính nguyên nhân ấy đã khiến cho chúng ta nhớ ta biết được những tâm tư của Hoàng Đức Lương với những người xưa. Họ đều ý thức được việc gìn giữ văn hiến dân tộc.

Như vậy Hoàng Đức Lượng đã thể hiện được tầm quan trọng của việc sưu tầm những bài thơ của ông cha ta. Nguyên nhân thất truyền có cả những chủ quan và khách quan. Trích diễm thi tập đã thể hiện được tâm huyết của những người như Hoàng Đức Lượng về việc gìn giữ văn hóa dân tộc.

Bài văn mẫu 2

Sự nghiệp văn học mà Hoàng Đức Lương để lại cho đời không lớn, cả sáng tác thơ ca và lí luận thơ ca. Nhưng tất cả công việc ông làm từ sưu tầm, tuyển chọn, sắp xếp, trình bày rồi viết lời ca tựa tiêu chí tối cao. Nhận thức ấy, trong thời kì văn chương ấy, là một bước tiến rất quan trọng cho các hoạt động văn chương? Nếu cái đẹp không còn là cái đẹp thì văn chương sao có thể gọi là văn chương? Đây không phải là quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật", bởi văn chương trước khi "vị" cái gì - như "vị nhân sinh" chẳng hạn thì nó phải là văn chương đã. Nhấn mạnh tínhđặc thù của vãn chương tuyệt đối không phải là hạ thấp văn chương. Ngược lại, đó là cái cách mà Hoàng Đức Lương nhấn vào một yêu cầu mà văn chương cần phải có. Để thưởng thức văn chương cũng thế. Nhất là với thơ ca. Người đọc phải có một trình độ kiến thức nhất định mới có thể thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca. Bởi cái đẹp của thơ là cái đẹp đặc thù. Cái đẹp trong trường hợp ấy, nó "quý hồ tinh, bất quý hồ đa", nghĩa là chất lượng quý hơn số lượng. Số lượng có thể nhiều mà có khi vẫn chỉ là không. Còn chất lượng tuy ít nhưng trước sau nó vẫn là có. Và cái "có" ấy còn lại với muôn đời.

Chỉ có điều, nhận xét của nhà lí luận thơ cả không xuất phát từ lí luận thơ ca. Sức thuyết phục ở đây chính là từ sự trải nghiệm trong sáng tác của chính bản thân mình, một trải nghiệm có thể nói là hết sức nhọc nhằn, vất vả. Có lúc ông đã tự chế giễu mình về cái thói "si mê" thơ ca thái quá: suốt ngày vắt óc tìm thơ mà thơ không đến. Tận khuya mới tìm được một câu thích thú liền đánh thức tiểu đồng ghi lại không thì như cơn gió, thơ sẽ bay đi (Tự trào). Thơ Hoàng Đức Lương nghiêng về phía trầm mặc, cổ kính, rất tinh tế trong cảm nhận đời sống nội tâm: "Tĩnh trung tâm dị động" (Trong cái tĩnh, tâm ta thường dễ lay động - Đọc sách dưới bóng cây) và hương vị ngậm ngùi hoài cổ.

Toàn bộ bài tựa không dài nhưng đã đặt ra một vấn đềkhá lớn: vấn đề tập hợp, sưu tầm, đánh giá những tác phẩm thơ ca trong quá khứ của cha ông. Nhân đó mà có bàn qua về đặc trưng của sáng tác vãn học. Cũng từ đó mà xác lập một quan điểm rạch ròi: lấy văn học nước nhà làm nền tảng trong mối quan hệ giao lưu văn hóa nói chung và thơ văn Trung Quốc nói riêng. Nội dung có thể nói là khá phong phú này lại dược chuyển tải dưới hình thức như một lời tâm sự, nói với người mà cứ như tự nói với mình. Tiếng nói gan ruột ấy rất cần có sự đồng cảm, tri âm.

Bài văn có thể chia ra làm hai phần:

Tình trạng thất tán của thơ văn truyền thống.

Với bốn lí do dẫn đến việc "Thơ văn không lưu truyền hết ở đời", tác giả đã chỉ ra một thực tế cũng là một quy luật về vấn đề bảo tồn di sản. Có những lí do khách quan và cả những nguyên nhân chủ quan, vé mặt khách quan, việc đánh giá, thẩm định những giá trị đích thực của văn chương thật khó. Bởi đó là "sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được". Hiểu biết văn chương đã khó, việc không khẩn chươngquảng bá văn chương của các vương triều lại là cái khó thứ hai. Còn nguyên nhân chủ quan hướng về phía người sáng tác. Người có thể làm đã không chuyên tâm: hoặc bận rộn về sự vụ chốn quan trường hoặc còn lận đận về con đường thi cử. Những kẻ kém cỏi thì tuy cũng thích thú văn chương nhưng vì lực bất tòng tâm nên "làm được nửa chừng rồi lại bỏ dở". Trong tình hình đó thì đá nát vàng phai là một quy luật tất yếu khách quan: "Vì bốn lí do kể trên bó buộc, trải qua mấy triều đại lâu dài, dẫnđến những vật bền như đá, như vàng lại được quỷ thần phù hộ, cũng còn tan nát trôi chìm. Huống chi bản thảo sót lại, tờ giấy mỏng manh để trong cái níp cái hòm, trải qua mấy lần binh lửa thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?”.

Công việc của Hoàng Đức Lương tuy quá sức nhưng không thể không làm.

Nói quá sức vì thơ văn của cha ông trong quá khứ như biển cả mênh mông, song với "tài hèn đức mọn" của mình, tuy đã "tìm quanh hỏi khắp” nhưng số lượng thu thập được chẳng đáng là bao "chỉ là một hai phần trong số muôn nghìn bài". Còn đấy là công việc không thể không làm, vì tác giả "muốn sửa đổi điều lối cũ" với hi vọng" may ra tránh được chê trách của người đời sau". Nghĩa là thoát được cái nợ đồng lần. Chỉ có một con người nhiệt huyết, nhiệt tâm mới không e ngại người đời chê trách mà bổ sung vào tập Trích diễm thơ của những kẻ đương thời, "những bài vụng về" của bản thân như việc "múa rìu qua mắt thợ".

Ngoài những nội dung nằm trong bài tựa trên đày, còn có một lớp nội dung thứ hai nằm ngoài văn bản. Đó là cái tôi nhận thức và cái tôi đầy trách nhiệm - cái tôi ýthức của nhà văn.

Về cái tôi nhận thức

Tuy nhận thức của tác giả mở ra trên nhiều bình diện như về lịch sử, văn hóa, về sáng tác và việc bảo quản, lưu truyền những sáng tác ấy, nhưng một điểm sáng nổi bật hẳn lên, đó là nhận thức về đặc trưng của tác phẩm văn chương. Nhận thức về đặc trưng này của tác giả được thể hiện trong một câu vãn hàm súc mà giàu hình ảnh: "Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon...". Một chân lí nghệ thuật mà gần như nghịch lí. Thì ra cái điều "bí ẩn và kì diệu của văn thơ lại ở ngoài nhà thơ. Đó là phần chìm của "tảng băng trôi" theo cách nói của Hê-minh-uê hay "ý tại ngôn ngoại" - nguyên lí sáng tạo và tiếp nhận của văn học Phương Đông trung đại. Để làm rõ đặc trưng này, tác giả đã dùng phép so sánh cái đẹp của hình thái vật chất với cái đẹp của hình thái tinh thần, về cái đẹp ở dạng vật chất, người ta dễ nhận ra: "khoái chá là vị rất ngon trên đời, gấm vóc là màu rất đẹp trên đời, phàm người có miệng, có mắt, ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường". Đó là cái ngon, cái đẹp thông thường. Nhưng đối với nhà thơ thì "Chỉ thi nhân là có thêm xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi". Đó là cái đẹp khác thường. Chính vì vận mệnh nghiệt ngã của sáng tác thơ mà nhiều thi sĩ than thở thiếu vắng tri âm. Đến như Nguyễn Du đã là một nhà thơ nổi tiếng với kiệt tác Truyện Kiều mà còn rất băn khoăn: "Bất tri tam bách dư niên hậu - Thiên hạ hà nhân khắp Tố Như?". (Độc Tiểu Thanh kí). Chỉ những người biết quý trọng văn thơ mới cảm thấy được nỗi nhọc nhằn của người sáng tác.

Về cái tôi ý thức.

Cái tôi ý thức của Hoàng Đức Lương thật đậm nét. Đó là ý thức dân tộc, niềm tự tôn đối với văn thơ dân tộc. Bài tựa sở dĩ cảm động chính là ở điểm này. Không có ý thức dân tộc thì làm sao trong một bài văn ngắn có thể nhắc đến hai lần: nước ta là nước văn hiến, nhất là một nuớc văn hiến có truyền thống hàng mấy trăm năm. Một đất nước có nền văn hiến là một đất nước rất đáng tự hào. ("Như nước Đại Việt ta từ trước - Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” - Nguyễn Trãi). Trong bối cảnh của hệ ý thức phong kiến thời xưa, nước nhỏ thường phải thuần phục nước lớn, ông vua Trung Quốc mới dám tự xưng là thiên tử, triều đình Trung Quốc mới tự nhận là thiên triều. Thế mà một nước Đại Việt qua bài viết để dám xưng "đế" một phương. Cách tự hào về dân tộc ở đây có khác gì Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi? Điều khác chăng là một thứ chủ quyền về văn hóa. Thơ văn thời Đương tuy đồ sộ là thế nhưng với tác giả: nó ở tít tận xa xôi. Cần phải lấy văn thơ nước nhà làm "căn bản". Câu văn sau đây nói về sự mô phỏng mà không khỏi xót xa: "Than ôi! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng thương xót lắm sao!". Cái ý này cứ láy đi láy lại nhiều lần như một câu hỏi tu từ trước đó: "Nước ta từ nhà Lí, nhà Trần dựng nước đến nay, vẫn có tiếng là nước văn hiến, những bậc thi nhân, tài tử đều đem sở trường của mình thổ lộ ra lời nói, lẽ nào không có người hay?". Hai lần nói đến thơ văn đời Đường là hai lần nói đến thi văn Lí, Trần cũng nhằm vào ý ấy: "Đức Lương này học làm thơ, chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường, còn như thơ văn thời Lí - Trần, thì không khảo cứu vào đâu được”.

Không chỉ là người Việt học hỏi thơ văn người Việt ở vào thời điểm hiện tại mà người Việt bây giờ phải có trách nhiệm lưutruyền nó cho các thế hệ về sau để tránh đi một lỗi lầm của quá khứ. Tác giả hi vọng khi biên soạn hợp tuyển Trích diễm thitập là "Rồi những người thích bình phẩm thơ ca sẽ đem truyền rộng, may ra tránh được lời chê trách của người đếnsau, chẳng khác gì hiện nay ta chê trách người xưa vậy".

Không có ý thức về dân tộc, không thể nặng lòng với văn thơ dân tộc như cái thao thức rất đáng trân trọng ở Hoàng Đức Lương.

Bài văn mẫu 3

Sau khi chiến thắng oanh liệt quân Minh xâm lược, nhân dân Đại Việt bước sang giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước. Các tác phẩm thơ văn sáng tác từ những thế kỉ trước nay được một số người sưu tầm và in thành sách. Học giả Hoàng Đức Lương đã tuyển chọn những bài thơ hay từ thời Trần đến đời Lê, đặt tên là Trích diễm thi tập ông trực tiếp viết lời Tựa cho cuốn sách này để giới thiệu với người đọc.

Tựa là bài viết đặt ở đầu sách, do chính tác giả hoặc người khác (thường là người am hiểu về nội dung cuốn sách) được tác giả mời viết. Bài Tựa thường nêu lên quan điểm của người viết về những vấn đề liên quan đến cuốn sách. Ví dụ như lí do và phương pháp làm sách, đặc điểm của sách… Thời xưa, khi phê bình văn học chưa phát triển thì các bài Tựa thường thực hiện chức năng này. Về độ dài ngắn, có bài dài vài trang, nếu giới thiệu tỉ mỉ; có bài chỉ vài chục dòng, nếu giới thiệu sơ lược.

Chúng ta hãy thử phân tích bài Tựa cuốn Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương để hiểu rõ hơn thế nào là một bài Tựa ?

Mở đầu bài Tựa, tác giả nêu lên những nguyên nhân khiến cho văn thơ không được lưu truyền rộng rãi.

Nguyên nhân thứ nhất là do đặc điểm của văn thơ là kén chọn người đọc. Một món ăn ngon, một miếng gấm vóc đẹp, người bình thường có thể cảm nhận và thưởng thức được. Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp ăn mà biết được vị ngon ấy thôi. Có nghĩa là thơ văn chỉ để dành riêng cho tầng lớp trí thức chiếm số ít trong xã hội.

Nguyên nhân thứ hai là việc sưu tầm và phổ biến thơ văn hầu như chưa được mấy ai coi là cần thiết: Những bậc danh nho làm quan to ở trong quan các, hoặc vì bận việc không rỗi thời giờ để biên tập, còn viên quan nhàn tản chức thấp cùng những người lận đận về khoa trường, thì đều không để ý đến.

Nguyên nhân thứ ba là : Thỉnh thoảng, cũng có người thích thơ văn, nhưng lại ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi, nên đểu làm được nữa chừng rồi lại bỏ dở.

Nguyên nhân thứ tư là sự quản lí chặt chẽ của triều đình: … thơ văn nếu chưa được lệnh vua, không dám khắc ván lưu hành.

Nguyên nhân thứ nhất là do đặc điểm của văn thơ là kén chọn người đọc. Một món ăn ngon, một miếng gấm vóc đẹp, người bình thường có thể cảm nhận và thưởng thức được. Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp ăn mà biết được vị ngon ấy thôi. Có nghĩa là thơ văn chỉ để dành riêng cho tầng lớp trí thức chiếm số ít trong xã hội.

Nguyên nhân thứ hai là việc sưu tầm và phổ biến thơ văn hầu như chưa được mấy ai coi là cần thiết: Những bậc danh nho làm quan to ở trong quan các, hoặc vì bận việc không rỗi thời giờ để biên tập, còn viên quan nhàn tản chức thấp cùng những người lận đận về khoa trường, thì đều không để ý đến.

Nguyên nhân thứ ba là : Thỉnh thoảng, cũng có người thích thơ văn, nhưng lại ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi, nên đểu làm được nữa chừng rồi lại bỏ dở.

Nguyên nhân thứ tư là sự quản lí chặt chẽ của triều đình: … thơ văn nếu chưa được lệnh vua, không dám khắc ván lưu hành.

Do vậy mà tác giả thấy cần thiết phải sưu tầm, biên soạn và giới thiệu những bài thơ có giá trị để lưu truyền rộng rãi, nhằm mục đích bảo tồn tinh hoa văn hóa của dân tộc. Đó là việc làm chính đáng, xuất phát từ nhiệt tâm, nhiệt huyết của tác giả đối với đất nước. Giữa suy nghĩ và hành động của Hoàng Đức Lương có mối quan hệ lôgic chặt chẽ : Vì bốn lí do kể trên bó buộc, trải qua mấy triều đại lâu dài, dẫu đến những vật bền như đá, như vàng, lại được quỷ thần phù hộ, cũng còn tan nát trôi chìm. Huống chi bản thảo sót lại, tờ giấy mỏng manh để trong cái níp cái hòm, trải qua mấy lần binh lửa, thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành ?

Tác giả cũng bày tỏ tâm sự bức xúc của mình: Đức Lương này học làm thơ, chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường, còn như thơ văn thời Lí – Trần, thì không khảo cứu vào đâu được. Mỗi khi nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát được một vài câu, thường cầm sách than thở, có ý đổ lỗi bậy cho hiền nhân quân tử lúc bấy giờ. Than ôi! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm. Chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chẳng đáng thương xót lắm sao ! Trong tâm sự đó vừa ẩn chứa lòng tự hào dân tộc, vừa ẩn chứa nỗi xót xa về những điều chưa làm được để tôn vinh nền văn hiến có tự lâu đời của dân tộc.

Tất cả những yếu tố đó thôi thúc tác giả phải mạnh dạn mà làm, dẫu biết khả năng của mình có hạn: Tôi không tự lượng sức mình, muốn sửa lại điều lỗi cũ, quên rằng sách cũ không còn bao nhiêu, trách nhiệm nặng nề mà tài hèn sức mọn, tìm quanh hỏi khắp nhưng số thơ thu lượm được cũng chỉ một hai phần trong số muôn nghìn bài…

Sau đó ông giới thiệu sơ lược về cấu trúc của cuốn sách : Tôi còn thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều, chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại, được 6 quyển, đặt tên sách là Trích diễm thi tập. Ở cuối các quyển ấy, mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết, cốt để làm sách dạy trong gia đình.

Kết thúc bài Tựa, Hoàng Đức Lương bày tỏ ước nguyện chân thành: Rồi những người thích bình phẩm thơ ca đem truyền rộng, may ra tránh được lời chê trách của người đời sau, chẳng khác gì hiện nay ta chê trách người xưa vậy.

Như vậy là bài Tựa cuốn sách Trích diễm thi tập đã đạt được yêu cầu về hình thức và nội dung của một bài Tựa nói chung đã nêu lên ở phần đầu bài viết này.

Bài văn mẫu 4

Bài Tựa Trích diễm thi tập do tác giả Hoàng Đức Lương tự viết cho công trình sưu tầm những bài thơ có giá trị từ thời Trần đến thời Lê của mình. Đây là tuyển tập thờ gồm 6 quyển, ra đời sớm nhất ở nước ta và đã được khắc ván in thành sách dưới thời Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông trị vì.

Qua bài Tựa, tác giả nói rõ về quá trình tuyển chọn những bài thơ hay và thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc của bản thân.

Bố cục bài Tựa có thể chia làm hai đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến… không rách nát tan tành: Những nguyên nhân khiến cho thơ ca không được lưu truyền rộng rãi.

Đoạn 2: Phần còn lại: Tác giả trình bày lí do biên soạn sách; thuật lại quá trình hoàn thành cuốn Trích diễm thi tập, giới thiệu sơ lược nội dung và kết cấu của cuốn sách.

Muốn hiểu được văn bản này, trước hết chúng ta phải tìm hiểu bài Tựa là gì?

Tựa là bài viết thường được đặt ở đầu cuốn sách nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của cuốn sách. Bài Tựa có thể do tác giả tự viết, cũng có thể do một ai đó vì yêu quý, mến mộ tác giả, tác phẩm mà viết. Cuối bài Tựa thường ghi họ tên, chức tước của người viết và ngày tháng, địa điểm viết, phần này gọi là lạc khoản. Ngoài các nội dung trên, riêng bài Tựa cuốn Trích diễm thi tập còn cho biết đôi nét về thời đại, về quan niệm văn chương của tác giả.

Lời văn trong bài Tựa có tính chất thuyết minh, có sự kết hợp giữa nghị luận với tự sự và mang đậm sắc thái trữ tình.

Phần thứ nhất: Nguyên nhân khiến thớ ca các thời đại trước thế kỉ XV không được lưu truyền lại đầy đủ.

Tác giả Hoàng Đức Lương cho rằng: sở dĩ thơ văn không được lưu truyền rộng rãi bởi sáu lí do, trong đó có bốn lí do chủ quan và hai lí do khách quan. Bốn lí do chủ quan là:

Lí do thứ nhất: Chỉ thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca. Tác giả lấy một ví dụ cụ thể là đối với miếng ăn ngon, hay một tấm vải đẹp (gấm vóc), thì người thường cũng nhận biết, thưởng thức được vị ngon và vẻ đẹp. Nhưng đối với thơ ca được ví như sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Ông khẳng định thơ ca là sản phẩm tinh thần rất đặc biệt, chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi, vì thế làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.

Lí do thứ hai: Nhiều người có học nhưng lại ít ai để ý đến thơ ca. Thơ ca của các tác giả thời Lí, Trần đã góp phần tô đẹp nền văn hiến Đại Việt, nhưng các bậc danh nho làm quan to vì bận rộn công việc triều đình mà không rỗi thì giờ để biên tập; còn các quan viên cấp thấp vì lận đận lo về khoa trương nên không để ý, khiến thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.

Lí do thứ ba: Người quan tâm đến thơ ca thì lại không đủ năng lực và tính kiên trì. Cũng có người đã từng sưu tập thơ ca, nhưng vì thấy trách nhiệm nặng nề, rồi lượng sức mình yếu kém nên bỏ dở, khiến thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.

Lí do thứ tư: Chính sách quản lí in ấn của triều đình quá ngặt nghèo. Chỉ nhà chùa mới được tự do khắc ván in kinh sách, còn các nhà Nho, nếu chưa được lệnh vua, không dám khắc ván lưu hành, khiến thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.

Hoàng Đức Lương đã sử dụng phép liệt kê và phép quy nạp trong lập luận để thuyết minh và giải thích bốn nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.

Ngoài bốn lí do chủ quan nêu trên còn có hai ũ do khách quan là: Thời gian làm hủy hoại sách vở và binh lửa (chiến tranh, hỏa hoạn,…) làm tiêu hủy thư tịch.

Thời gian trôi qua đã quá lâu cộng thêm nạn binh lửa làm cho các văn bản bị tiêu hủy. Tác giả so sánh và nhấn mạnh bằng những hình ảnh có sức gợi cảm lớn: bền như đá như vàng, lại được quỷ thần phù hộ, cũng còn tan nát trôi chìm. Huống chi bản thảo sót lại, tờ giấy mỏng manh để trong cái níp cái hòm, trải qua mấy lần binh lửa, thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?

Điều mà Hoàng Đức Lương gọi là trải qua bao cơn binh lữa là điều có thật. Đời Trần, năm 1371, quân Chiêm Thành có lần đánh chiếm ra tới Thăng Long, đã đốt phá, cướp bóc lấy đi nhiều giấy tờ, sách vở. Quân Minh năm 1407, khi sang xâm lược nước ta đã nhận được đạo chỉ cửa Minh Thành Tổ (hoàng đế triều Minh) về việc đốt phá, cướp bóc tất cả các di tích văn hóa, lịch sử ở nước ta như bia, kí, sách vở nói chung. Trừ kinh sách của đạo Phật, đạo Lão thì không tiêu hủy, ngoài ra hết thảy mọi sách vở, văn tự cho đến cả những loại sách ghi chép ca lí dân gian hay sách dạy trẻ cũng bị đốt hết. Những bia đá do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì chúng đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do nước Nam dựng thì chúng phá hủy tất cả.

Sáu lí do trên dẫn đến một thực trạng đau xót, làm tổn thương đến lòng tự tôn, tự hào dân tộc của tác giả.

Phần thứ hai: Trình bày lí do biên soạn sách; thuật lại quá trình hoàn thành Trích diễm thi tập; giới thiệu nội dung và kết cấu của tác phẩm.

Hoàng Đức Lương không trình bày lí do này ngay ở phần mở đầu mà ông lại đặt xuống sau phần một là vì muốn đưa người đọc đến nhận thức rằng: Trích diễm thi tập ra đời không phải do ý muốn chủ quan của tác giả, mà là do yêu cầu của thời đại. Vì thế nên tác giả trình bày thực trạng tình hình di sản thơ ca Việt Nam thời bấy giờ trước, sau đó mới trình bày lí do biên soạn:

Đức Lương này học làm thơ, chỉ trồng vào thơ bách gia đời nhà Đường, còn như thơ văn thời Lí – Trần, thì không khảo cứu vào đâu được. Mỗi khi nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát được một vài câu, thường cầm sách than thở, có ý đổ lỗi bậy cho hiền nhân quân tử lúc bấy giờ. Than ôi! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng thương xót lắm sao.

Tác giả bộc lộ tâm trạng đau xót của mình trước hiện trạng đáng buồn của đất nước. Từ những suy ngẫm tâm huyết như trên, tác giả đã bắt tay vào sưu tầm thơ ca, tuyển chọn thành cuốn Trích diễm thi tập.

Hoàng Đức Lương thuật lại quá trình làm cuốn sách này và giới thiệu sơ lược về nội dung, kết cấu của cuốn sách. Việc sưu tầm thơ ca hết sức khó khăn, vất vả. Trước hết, các thư tịch cũ không còn, tác giả phải nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát, tìm tòi khắp nơi, thu lượm thêm thơ ca của các vị hiện đang làm quan trong triều rồi phân loại và chia thành sáu quyển, gồm hai phần: phần chính là thơ ca của các tác giả từ thời Trần đến đầu thời Lê ; phần Phụ lục là một số bài thơ do tác giả sáng tác với mục đích là để làm sách dạy trong gia đình. Hoàng Đức Lương khiêm nhường bày tỏ: Tôi không tự lượng sức mình, muốn sửa lại điều lỗi cũ, quên rằng sách cũ không còn bao nhiêu, trách nhiệm nặng nề mà tài hèn sức mọn, tìm quanh hỏi khắp nhưng số thơ thu lượm được cũng chỉ là một hai phần trong số muôn nghìn bài. Tôi còn thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều, chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại, được sáu quyển, đặt tên sách là “Trích diễm thi tập”. Ở cuối các quyển ấy, mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết, cốt để làm sách dạy trong gia đình. Rồi những người thích bình phẩm thơ ca sẽ đem truyền rộng, may ra tránh được lời chê trách của người đời sau, chẳng khác gì hiện nay ta chê trách người xưa vậy.

Bài Tựa “Trích diễm thi tập”được tác giả Hoàng Đức Lương trình bày một cách sáng sủa và lôgíc. Cái tài và cái tâm của ông đã góp phần to lớn vào việc bảo tồn di sản thơ ca của dân tộc. Đây là một công trình văn học có giá trị, góp phần tôn vinh nền văn hiến lâu đời của quốc gia Đại Việt.

Bài văn mẫu 5

Để sáng tạo nên một tác phẩm có dấu ấn trong lòng người đọc là cả một sự cố gắng rất nhiều của các tác giả. Thế nhưng dấu ấn đó không chỉ dành cho những tác giả sáng tác ra tác phẩm đó mà phải kể đến những tác giả mà được người đọc đón nhận với tác phẩm sưu tầm biên soạn lại các tác phẩm của người khác. Trong đó phải kể đến Hoàng Đức Lương với tác phẩm Trích diễm thi tập. Không đơn giản là việc cóp của người ta lại để làm nên một quyển sách mà công việc ấy mang ý nghĩa lớn lao đó là gìn giữ những tinh hoa văn hóa thơ ca để giữ gìn nền văn hiến dân tộc.

Bài Tựa Trích diễm thi tập do tác giả Hoàng Đức Lương tự viết cho công trình sưu tầm những bài thơ có giá trị từ thời Trần đến thời Lê của mình. Đây là tuyển tập thơ gồm 6 quyển, ra đời sớm nhất ở nước ta và đã được khắc ván in thành sách dưới thời Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông trị vì. Qua bài Tựa, tác giả nói rõ về quá trình tuyển chọn những bài thơ hay và thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc của bản thân.


Bài Tựa được chia làm hai đoạn với hai nội dung nổi bật. Đoạn 1 nói về những nguyên nhân thơ ca không được lưu truyền rộng rãi, đoạn 2 thì nói về lí do tác giả biên soạn sách, thuật lại quá trình hoàn thành cuốn Trích diễm thi tập, giới thiệu sơ lược nội dung và kết cấu của cuốn sách.

Để có hiểu được một cách cụ thể nội dung mà tác giả truyền đạt trong tác phẩm thì trước hết ta phải hiểu rõ bài Tựa là gì? Tựa là bài viết thường được đặt ở đầu cuốn sách nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của cuốn sách. Cuối bài Tựa thường ghi họ tên, chức tước của người viết và ngày tháng, địa điểm viết, phần này gọi là lạc khoản. Ngoài các nội dung trên, riêng bài Tựa cuốn Trích diễm thi tập còn cho biết đôi nét về thời đại, về quan niệm văn chương của tác giả.

Ở đoạn 1 tác giả đưa ra nguyên  nhân thơ ca không được lưu truyền rộng rãi. Điều này giúp cho mọi hình thành những tư tưởng đế giúp thơ ca có chỗ đứng trong lòng độc giả và không bị mai một. Tác giả đưa ra 4 nguyên nhân chủ quan và 2 nguyên nhân khách quan để giải thích cho việc này.

Nguyên nhân chủ quan đầu tiên là do chí có thi sĩ nhà thơ mới hiểu được cái đẹp trong thơ ca. Đối với những người bình thường họ thấy thơ ca thật xa lạ và khó hiểu, thơ ca là những gì rất cao sang và họ chỉ là những người ngày ngày cặm cụi với việc bươn trải với cuộc sống nên quen với những từ ngữ bình dị thân thuộc nên họ không hiểu được những từ ngữ trong thơ ca và vì không hiểu thì sao họ có thể yêu,có thể thích thơ ca được. Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến thơ ca không được lưu truyền rộng rãi.

Nguyên nhân thứ 2 là do hoàn cảnh lúc bấy giờ tuy mọi người có học đến thơ ca nhưng chỉ học qua loa nên chưa hiểu được hết cái hay trong thơ ca. Cũng có khi là do các sĩ tử bận tâm quá nhiều vào thi cử trong quan trường nên không có thời gian học và hiểu được giá trị tinh túy trong thơ ca.

Nguyên nhân thứ 3 là do có người quan tâm và yêu thích thơ ca nhưng không đủ năng lực và tâm huyết để theo đuổi niềm đam mê của mình đến cùng. Điều này cho thấy muốn giúp cho những người yêu thơ ca quyết tâm theo đuổi thơ ca đến cùng thì thời thế lúc đó phải tạo điều kiện tốt để cho những người đó không phải bận tâm nhiều đến cuộc sống, chú tâm và thưởng thức cái tinh hoa kết lại trong thơ ca.

Nguyên nhân thứ 4 là do triều đình chưa quan tâm đến thơ ca. Lúc này triều đình chỉ lo là làm sao để nhân dân đủ ăn đủ uống chứ chưa đề cao đến cuộc sống tinh thần của người dân.

Ngoài những nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan như: thời gian làm hủy hoại sách vở và binh lửa (chiến tranh, hỏa hoạn,…) làm tiêu hủy thư tịch. Chúng ta không thể nào biết được những sức hủy diệt của chiến tranh không chỉ là chết người mà nó còn mang đi cả những thơ ca nữa. Thời gian làm cho thơ ca bị mai một đi không còn ai nhớ đến bài thơ đó nữa.

Sang đoạn tiếp theo Hoàng Đức Lương thể hiện những động cơ giúp ông sưu tầm biên soạn cuốn sách. Từ những thực trạng như trên ông đã trình bày, ông thật đau xót trước thực tại thơ ca không được trân trọng, lưu giữ và phát huy. Từ lí do trên là một phần là động lực giúp ông hoàn thành tác phẩm này. Với tác phẩm này ông cũng mong muốn những nét văn hiến lâu đời của dân tộc, những nét đẹp nhất, tinh hoa nhất của mọi thời đại cần được lưu giữ để có thể truyền lại cho các thế hệ sau này.

Tiếp đến Hoàng Đức Lượng bày tỏ những khó khăn trong việc sưu tầm biên soạn lại thơ ca của ông cha.Nhưng với ông động lực lớn nhất giúp ông vượt qua khó khăn và niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ và phát huy truyền thống của dân tộc.

Qua bài Tựa Trích diễm thi tập đã góp phần làm cho nền nghệ thuật dân tộc có thêm những hương vị mới cho đọc giả. Tác phẩm đã nêu cao tinh thần giữ gìn, phát huy nét đẹp và dân tộc và nó cũng là một lời tâm sự thủ thỉ của tác giả đến với bạn đọc rằng: hãy trân trọng và phát huy thơ ca, vì thơ ca là một phần của cuộc sống!

***************

Trên đây là hướng dẫn làm bài phân tích Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ việc học tập của các em. Ngoài ra, các em hãy truy cập doctailieu.com để tham khảo những bài văn mẫu 10 phong phú khác mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp nhé. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM