Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan?

Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, địa hình và khí hậu đa dạng chính vì vậy các đới cảnh quan thiên nhiên rất phong phú. Vậy châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan thiên nhiên?

Trả Lời Nhanh

Châu Á có 10 đới cảnh quan, bao gồm: Đài nguyên, rừng lá kim (bụi gai), rừng hỗ hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm, xavan và cây bụi, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao.

Các đới cảnh quan ở Châu Á

Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đọa nên có đủ các đới khí hậu trên trái đất. Lãnh thổ mở rộng theo chiều Đông - Tây. Bên cạnh đó, địa hình cắt của châu Á cũng rất phức tạp với nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. Khí hậu châu Á cũng rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau. Chính vì vậy, đã tạo nên sự đa dạng các đới cảnh quan của châu Á.
Lược đồ cảnh quan thiên nhiên châu Á

Các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam dọc theo kinh tuyến 80°

* Đài nguyên:

- Đới cảnh quan đài nguyên núi cao xuất hiện ở bất kỳ vùng đất đá miền núi có cao độ đủ lớn tại bất cứ vĩ độ nào trên Trái Đất.

- Đài nguyên núi cao cũng không có cây thân gỗ, nhưng phần bên dưới không phải là lớp băng vĩnh cửu, nhìn chung có khả năng hấp thụ cao hơn so với lớp băng vĩnh cửu.
Đới cảnh quan đài nguyên

* Rừng lá kim:

- Đới rừng lá kim hay còn gọi là rừng taiga chiếm một dải rộng về phía Bắc vành đai ôn đới với khí hậu ôn đới lục địa lạnh. Về mùa đông ở đây băng giá kéo dài và băng kết vĩnh cửu có mặt ở khắp nơi. Rừng nghèo về thành phần loài và có cấu trúc đơn giản.

- Thực vật chủ yếu là các loại cây lá kim: thông, vân sam, linh sam, tuyết tùng.

- Rừng taiga của châu Á được phân biệt thành hai kiểu chính là: "Rừng taiga tối" và "Rừng taiga sáng". Rừng taiga tối phân bố ở chủ yếu ở vùng đồng bằng Tây Siberi trở về phía Tây. Trong rừng cây mọc dày, vươn lên rất cao nên rừng rậm, tối và ẩm ướt. Rừng taiga sáng phân bố chủ yếu ở Trung và Đông Siberi, là những nơi có khí hậu giá lạnh gay gắt nhất. Ở đây chỉ có tùng rụng lá là loài chịu được các điều kiện khắc nghiệt nói trên. Trong rừng, cây mọc thưa, thấp và rụng lá về mùa đông. Phần Nam đới rừng taiga, về mùa hạ thời tiết khá ấm, mưa ít hơn, phát triển rừng cây lá nhỏ gồm thùy dương và liễu. (Theo wiki)
Đới cảnh quan rừng lá kim

* Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng

- Đới cảnh quan rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới hay còn có tên gọi khác là rừng hỗn hợp (Mixed forest) là một kiểu sinh cảnh mặt đất ôn đới với vùng sinh thái cây lá rộng, cùng với vùng sinh thái lá kim và rừng lá kim hỗn hợp cây lá rộng.

- Những khu rừng này thì phong phú và dễ phân biệt nhất ở phía đông Bắc Mỹ và Trung Quốc, với một số vùng sinh thái khác biệt toàn cầu khác tại Transcaucasia dãy Himalaya, Viễn Đông Nga và Nam Châu Âu.
Đới cảnh quan rừng hỗn hợp và rừng lá rộng

* Thảo nguyên

- Đới thảo nguyên có mùa đông lạnh và kéo dài, nhiệt độ trung bình tháng 1 từ -5 đến -20 °C, mùa hạ tương đối nóng, nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 17-23 °C. Lượng mưa trung bình năm từ 250–400 mm.

- Do mưa ít nhưng nước bốc hơi mạnh nên có hiện tượng thiếu ẩm. Chính vì vậy thực vật của đới thảo nguyên chủ yếu là thực vật cỏ ưa khô phát triển thuận lợi hơn cây thân gỗ.

- Trong thảo nguyên rừng, các cây thân gỗ gồm có sồi, dẻ rừng, phong và bạch dương. Các loại cỏ của thảo nguyên phổ biến nhất là cỏ vũ mao, cỏ vũ mao lông dài và cỏ mục dịch.

- Thảo nguyên có đất tốt, đồng cỏ rộng, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, do độ ẩm không khí không đầy đủ và kém ổn định nên trong sản xuất cần có biện pháp tưới tiêu, chống xói mòn đất mới bảo đảm được năng suất cao.
Đới cảnh quan thảo nguyên

* Rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải

- Đới cảnh quan rừng mọc ở các vùng cận nhiệt đới với mùa đông mưa nhiều, mùa hè nóng và khô, lá thường xanh (lá không thay đổi trong vài năm) và một lớp vỏ cứng như sáp với nhiều loại dầu.

- Rừng một tán, ít khi hai, gồm các cây gỗ thường xanh cao từ 15 – 20 m. Đặc điểm cây bụi Địa Trung Hải: Mặt đất thưa thớt cỏ, một vài cụm cây bụi gai (bán hoang mạc)
Đới cảnh quan rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải

* Rừng cận nhiệt đới ẩm

- Đới rừng này phát triển trong các khu vực thuộc kiểu cận nhiệt đới gió mùa, phân bố chủ yếu ở Đông Trung Quốc, phía Nam bán đảo Triều Tiên và Nam Nhật Bản.

- Nhờ khí hậu nóng và ẩm về mùa hạ, hơi lạnh về mùa đông nên thực vật gồm các cây lá rộng xen cây lá kim, các loài điển hình là sơn trà, nguyệt quế, mộc lan...

- Động vật cũng rất phong phú. Các đại diện thường gặp là khỉ, báo, gấu trúc, lợn rừng, nhiều loài chim như trĩ, vẹt, vịt trời, cốc...
Đới cảnh quan rừng cận nhiệt đới ẩm

* Rừng nhiệt đới

- Đới cảnh quan rừng mưa nhiệt đới ẩm là rừng có cây cao, khí hậu ấm áp, mưa nhiều. Ở một số khu rừng nhiệt đới, lượng mưa có thể lên tới hơn 1 inch mỗi ngày.

- Rừng nhiệt đới ẩm ướt được tìm thấy ở Châu Phi, Châu Á, Châu Úc và Trung và Nam Mỹ. Rừng nhiệt đới ẩm lớn nhất là Amazon.

* Xavan và cây bụi

- Các đồng cỏ, xavan và cây bụi nhiệt đới và cận nhiệt đới được đặc trưng bởi lượng mưa hàng năm từ 90-150 cm (35-59 in). Lượng mưa có thể cao theo mùa, với lượng mưa hàng năm đôi khi kéo dài trong vài tuần.

- Các thảo nguyên châu Phi xuất hiện trong rừng và đồng cỏ. Thực vật bao gồm các loài keo và bao báp, cỏ và cây bụi thấp. Acacias rụng lá để giữ nước trong mùa khô, trong khi baobabs trữ nước trong thân vào mùa khô.

- Các loài động vật có vú lớn đã tiến hóa để tận dụng lợi thế của thảo nguyên là điển hình của sự đa dạng sinh học liên quan đến các môi trường sống này. Những loài động vật có vú lớn này đa dạng nhất ở các savan và đồng cỏ của Châu Phi
Đới cảnh quan xavan và cây bụi

* Hoang mạc và bán hoang mạc

- Hoang mạc và bán hoang mạc là khu vực có lượng mưa rất ít, ít hơn so với lượng mưa mà hầu hết các loài thực vật cần để phát triển, và là đại diện của vùng khí hậu lục địa khô nhiệt đới.

- Những khu vực có lượng mưa dưới 200 mm/năm (10 inch/năm), do đó có rất ít nước trên sa mạc, thường không có sông suối và sự sống khan hiếm vì ở sa mạc có ít loại nước.

- Và thực vật cũng có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này, chỉ với một số cây ít gai, họ xương rồng có thể sống được trong điều kiện khô hạn và thiếu nước.

* Cảnh quan núi cao

- Cảnh quan núi cao là vùng núi cao nhất và lớn nhất Châu Á, độ cao trung bình trên 4000m, nhiều nơi trên 5000m. Vì vậy, trên đỉnh núi, nhiệt độ không khí thấp, băng tuyết bao phủ, quá trình hình thành đất rất hạn chế, sinh vật kém và khó phát triển, chỉ xuất hiện một số loài núi cao điển hình.

Cảnh quan thiên nhiên châu Á có sự thay đổi từ Đông sang Tây, vì sao?

Từ đông sang tây theo vĩ độ 40°B, cảnh quan thay đổi từ rừng hỗn loài lá rộng, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, núi cao, thảo nguyên, rừng cây bụi Địa Trung Hải.

Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sự thay đổi của khí hậu mà cụ thể là lượng mưa. Vùng lân cận bờ phía đông, ảnh hưởng của biển, khí hậu ẩm hình thành cảnh quan rừng hỗn hợp.
  • Càng vào sâu nội địa, lượng mưa giảm làm cho khí hậu khô hạn, hình thành thảo nguyên.
  • Vào khu vực trung tâm, hoang mạc và bán hoang mạc được hình thành do lượng mưa giảm.
  • Ở vùng núi cao có cảnh quan núi cao do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều cao.
  • Ở vùng ven Địa Trung Hải, hình thành cảnh quan rừng cây bụi lá cứng Địa Trung Hải do mưa vào thu đông.

Thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á

* Thuận lợi của cảnh quan thiên nhiên châu Á

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :

+ Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...

+ Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

* Khó khăn của cảnh quan thiên nhiên châu Á

- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:

+ Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

+ Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN