Giải bài tập luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?

Xuất bản: 20/05/2018

Bài soạn là lời giải bài tập trang 27, sách giáo khoa Tiếng Việt 3, giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức về biện pháp tu từ nhân hóa. Cách đặt và trả lời câu hỏi liên quan tới trạng từ và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi tới lớp, Các bạn có thể xem trực tiếp hoặc tải về máy.

Câu 2 (trang 27 sgk Tiếng Việt 3): Những sự vật nào được nhân hoá? Nhân hoá bằng cách nào?

Đáp Án:

Trong bài thơ trên có nhiều sự vật được nhân hoá :

Mây được gọi bằng chị, sấm được gọi bằng ông, trời cũng được gọi bằng ông.

Các sự vật cũng có hành động, ý nghĩa như người : trăng sao biết trốn, đất nóng lòng chờ đợi, đất hả hê uống nước, ông sấm vỗ tay cười, ông trời bật lửa xem lúa trổ bông.

Tác giả coi mưa như một người bạn thân thiết đã từ lâu đi vắng, nay nóng lòng muốn gặp lại nên đã gọi rất thân mật Xuống đi nào, mưa ơi !

 

Câu 3 (trang 27 sgk Tiếng Việt 3): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ở đâu ? và gạch dưới bộ phận đó.

Đáp Án:

a) Trần Quốc Khái quê ở huvện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

b) Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.

c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.

 

Câu 4 (trang 27 sgk Tiếng Việt 3): Đọc lại bài tập Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU và trả lời :

a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra khi nào và ở đâu?

b) Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở đâu?

c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu?

Đáp Án:

a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp ở tại chiến khu Bình-Trị-Thiên.

b) Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong cái lán.

c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn tại chiến khu, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về với gia đình.

Giải bài tập luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
 

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM