Thiên nhiên VN không chỉ có sự phân hoá theo hướng như trong bài 2 trang 18, mà còn phân hoá theo vĩ độ, cụ thể như số liệu thống kê dưới đây.
Câu hỏi
Dựa vào bảng số liệu phần “Câu hỏi và bài tập” trang 50 trong SGK Địa lí 12, em hãy nhận xét chế độ nhiệt và chế độ mưa ở 2 địa điểm là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (chú ý đến vĩ độ của 2 địa điểm).
Xem thêm: Bài 1 trang 18 TBĐ Địa 12
Lời giải bài 3 trang 19 Tập bản đồ Địa lí lớp 12
- Chế độ nhiệt:
+ Hà Nội có nhiệt độ TB năm thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (23,5ºC < 27,1ºC).
+ Nhiệt độ TB tháng lạnh nhất của Hà Nội là 16,4ºC, TP.Hồ Chí Minh là 25,7ºC.
+ TP. Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm lớn (13,8ºC), trong khi Hà Nội chỉ 3,2ºC.
+ TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ tối thấp cao gấp 4,5 lần Hà Nội (13,80C > 2,7ºC); Hà Nội có nhiệt độ tối cao tuyệt đối lớn hơn (42,8ºC > 40ºC).
+ Hà Nội có biên độ nhiệt tuyệt đối cao hơn TP. Hồ Chí Minh (40,1ºC > 26,2ºC).
+ Hà Nội có một cực đại vào tháng 7, TP. Hồ Chí Minh có hai cực đại vào tháng 4 và tháng 10 (trùng với thời kì lần mặt trời lên thiên đỉnh).
- Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa ở TP. Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.
+ Mùa mưa ở Hà Nội kéo dài 5 tháng (tháng 5 – 10), khoảng 85% lương mưa cả năm), mưa nhiều nhất là tháng 8 (trên 315 mm).
+ TP. Hồ Chí Minh có mùa mưa kéo dài 6 tháng (tháng 5-11), chiếm > 90% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất là tháng 9 (330 mm) ⟶ phân hóa mưa – khô sâu sắc.
***
Để giúp các em học tốt môn Địa lý 12 một cách dễ dàng và chuẩn bị cho cả các kì thi cuối cấp quan trọng, doctalieu.com tổng hợp và chia sẻ cho các em học sinh Giải bài tập Tập bản đồ Địa lý lớp 12 ngắn gọn, chính xác nhất. Chúc các em học tốt môn Địa lí.