Đề thi thử vào lớp 10 môn Sử năm 2020 có đáp án - Mã đề 008

Xuất bản: 04/03/2020 - Tác giả:

Xem ngay đề thi thử vào lớp 10 môn Lịch Sử năm 2020 mã đề 008 có đáp án kèm theo giúp các em ôn luyện lịch sử thi tuyển sinh vào 10 tốt nhất!

Mục lục nội dung

Cùng Đọc tài liệu ôn luyện đề thi thử lịch sử vào 10 năm 2020 mã đề 008 bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm theo cấu chung đề tuyển sinh lớp 10.

Thử sức với đề thi này trong 60 phút em nhé!

Đề thi thử

Câu 1: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thái độ của thực dân Pháp như thế nào?

A. Đẩy mạnh việc xâm lược nước ta một lần nữa.

B. Rút hết quân về nước.

C. Thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định sơ bộ và tạm ước.

D. Tiếp tục đề nghị và đàm phán với ta.

Câu 2: Vào thời điểm nào những người lãnh đạo Trung Quốc có chủ trương sửa chữa sai lầm?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12/1978.

B. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9/1982).

C. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (10/1987).

D. Bình thường hóa quan hệ Xô – Trung (1989).

Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong xã hội Việt Nam có những giai cấp nào?

A. Nông dân, địa chủ.

B. Nông dân, địa chủ, công nhân, tiểu tư sản.

C. Nông dân, địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.

D. Nông dân, địa chủ, công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của Đồng Minh?

A. Quân Anh, quân Mĩ.

B. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc.

C. Quân Anh, quân Pháp.

D. Quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh.

Câu 5: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một quyết định được đánh giá là sáng suốt, kịp thời, quyết định này mang đến thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của Tướng Võ Nguyên Giáp

A. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.

B. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

C. chuyển từ “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh, thắng nhanh”.

D. chuyển từ “đánh chắc, tiến chắc” sang “đánh lâu dài”.

Câu 6: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng như thế nào?

A. Những nước hoàn toàn độc lập.

B. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

C. Những nước Cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

D. Thuộc địa của Anh, Pháp.

Câu 7: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.

Câu 8: Vào tháng 9 - 1954, Mĩ đã lôi kéo nước nào gia nhập vào khối phòng thủ Đông Nam Á (SEATO)?

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Phi-líp-pin.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Cam-pu-chia.

Câu 9: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?

A. Pháp trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng vào tất cả các nước thuộc địa.

B. Đời sống nhân dân thuộc địa càng cơ cực, đói khổ.

C. Kinh tế suy thoái, khủng hoảng, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.

D. Kinh tế chịu đựng hậu quả nặng nề, đời sống nhân dân khổ cực.

Câu 10: Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 được kí kết trong mối tương quan lực lượng giữa ta với địch như thế nào?

A. Pháp thất thế so với ta trên chiến trường.

B. Ta và địch có tương quan sức mạnh quân sự bằng nhau.

C. Pháp thất thế trong hoạt động ngoại giao.

D. Ta yếu hơn địch.

Câu 11: Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ trong thời gian 20 năm sau CTTG II?

A. Kinh tế Mỹ suy thoái.

B. Bị kinh tế Nhật cạnh tranh quyết liệt.

C. Mỹ trở thanh trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.

D. Kinh tế Mỹ bước đầu phát triển.

Câu 12: Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.

B. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu.

C. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.

D. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người Cộng sản ra khỏi chính phủ.

Câu 13: Sau chiến tranh, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng minh chống phát xít không có?

A. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.

B. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.

C. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa.

D. Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm.

Câu 14: Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ này còn lẻ tẻ, tự phát nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng. Đó là đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ nào?

A. 1919-1924.

B. 1919-1926.

C. 1919-1927.

D. 1919-1925.

Câu 15: Nguyên nhân quyết định dẫn tới sự phát triển mạnh của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào.

C. Đời sống của nhân dân lao động đói khổ trầm trọng.

D. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

Câu 16: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần 8 đề ra khẩu hiệu gì?

A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”.

B. “Người cày có ruộng”,

C. “Giảm tô, giảm tức”.

D. “Đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày”.

Câu 17: Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương họp từ ngày nào?

A. Ngày 8/5/1954.

B. Ngày 7/5/1954.

C. Ngày 1/5/1954.

D. Ngày 26/4/1954.

Câu 18: Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra như thế nào?

A. Ổn định và phát triển.

B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.

C. Ngày càng trở nên căng thẳng.

D. Ổn định.

Câu 19: Phong trào cách mạng ở Nghệ-Tĩnh phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào?

A. Tháng 5/1930.

B. Tháng 7/1930.

C. Tháng 9/1930.

D. Tháng 10/1930.

Câu 20: Cách mạng nước nào được xem là “lá cờ đầu” của Mĩ La tinh?

A. Vê-nê-duê-la.

B. Ni-ca-ra-gua.

C. Mê-hi-cô.

D. Cu Ba.

Câu 21: Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp công dân ở các nước thuộc địa trong

A. Hội nghị Quốc tế nông dân (6/1923).

B. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924).

C. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929).

D. Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (12/1920).

Câu 22: Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na – va:

A. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương trong 18 tháng hi vọng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

C. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.

D. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.

Câu 23: Mục đích của Đảng khi thực hiện cải cách ruộng đất là

A. Xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của cả nước.

B. Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.

C. Xây dựng đời sống mới cho nhân dân.

D. Củng cố khối liên minh công – nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Câu 24: Hội nghị quân sự Bắc Kì (15/4/1945) quyết định những vấn đề gì?

A. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

B. Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.

D. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.

Câu 25: Sau đại thắng mùa xuân 1975, tình hình Nhà nước cả nước như thế nào?

A. Mỗi miền tồn tại một hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau.

B. Nhà nước trong cả nước được thống nhất.

C. Miền Bắc là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, miền Nam là Nhà nước tư bản chủ nghĩa.

D. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ chính quyền hai miền.

Câu 26: Nen xơn Man – đê – la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

A. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

B. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ.

C. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

D. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.

Câu 27: Đánh giá ý nghĩa lớn nhất của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Phong trào công nhân đã đóng góp vai trò trung tâm của phong trào giải phóng dân tộc.

B. Là cơ sở để tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin, lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

C. Thúc đẩy các phong trào yêu nước phát triển theo khuynh hướng vô sản.

D. Là một nhân tố để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 28: Ngày 24,25/4/1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm mục đích gì?

A. Xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân 3 nước Đông Dương.

B. Vạch trần âm mưu “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ.

C. Đối phó với âm mưu của đế quốc Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của nhân dân 3 nước Đông Dương.

D. Bắt tay nhau cùng kháng chiến chống Mĩ.

Câu 29: Cho các sự kiện sau

1. Chi bộ Cộng sản đầu tiên.

2. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

3. An Nam Cộng sản Đảng.

4. Đông Dương Cộng sản đảng.

Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian các sự kiện trên.

A. 2,1,3,4.

B. 4,2,1,3.

C. 3,2,1,4.

D. 1,4,3,2.

Câu 30: Đầu năm 1945, những vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh là gì?

A. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.

B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh.

C. Phân chia khu vực chiếm đóng, phạm vi ảnh hưởng của các nước.

D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 31: Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh?

A. Tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. Đây là thắng lợi có tính quyết định nhất.

C. Thắng lợi có tính chất thời đại, làm phá sản học thuyết Ních-Xơn.

D. Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.

Câu 32: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ 2 được khởi đầu ở nước nào?

A. Mĩ.

B. Liên Xô.

C. Anh.

D. Nhật.

Câu 33: Giai cấp nào ở Việt Nam có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Địa chủ.

D. Tư sản dân tộc.

Câu 34: Trong chiến lược chiến tranh đặc biệt, chính quyền Mĩ-Diệm tập trung nhiều nhất vào việc

A. Dồn dập lập “Ấp chiến lược”.

B. Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào vùng “đất thánh Việt cộng”.

C. Mở rộng quy mô đánh phá miền Bắc.

D. Xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn.

Câu 35: Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là

A. Sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội.

B. Sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học.

C. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa.

D. Sự sụp đổ của một đường lối sai lầm.

Câu 36: Cho các dữ liệu sau

1. phong trào Đồng khởi bùng nổ ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh.

2. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm.

3. Phong trào đầu tiên bùng nổ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái, Trà Bồng.

4. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo thứ tự thời gian.

A. 1;3;2;4.

B. 2;1;3;4.

C. 3;2;1;4.

D. 2;3;1;4.

Câu 37: Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vác-sa-va mang tính chất

A. Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu.

B. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.

C. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.

D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.

Câu 38: Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta ngày 29 - 3 – 1973 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng miền Nam?

A. Chính quyền Sài Gòn không còn nhận được sự viện trợ từ Mĩ.

B. Quân Mĩ không còn tham chiến ở miền Nam.

C. Hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.

D. Là cơ hội để giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 39: Mối quan hệ giữa trận Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương là:

A. Quân sự và ngoại giao.

B. Chính trị và quân sự.

C. Chịnh trị và ngoại giao.

D. Chính trị, quân sự và kính tế.

Câu 40: Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936-1939 thực sự là một cuộc cách mạng gì?

A. Một cuộc đấu tranh giai cấp.

B. Một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ.

C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Một cuộc tổng diễn tập cho giai đoạn cách mạng tiếp theo.

Trên đây là nội dung đề thi thử môn lịch sử vào 10 năm 2020 mã đề 008, hãy thử làm bài rồi đối chiếu đáp án dưới đây em nhé!

Kiến thức trong đề số 008 đều thuộc chương trình Lịch sử 9 mà các em cần ôn luyện.

Nguồn tài liệu đề: Sưu tầm

Đáp án đề thi thử số 008 lịch sử vào 10

CâuTLCâuTLCâuTLCâuTL
1A11C21B31A
2A12D22B32A
3D13C23B33A
4D14D24C34A
5B15B25A35B
6C16A26B36D
7B17A27D37C
8B18C28C38C
9C19C29D39A
10D20D30B40B

Cùng Đọc tài liệu thử sức các mẫu đề thi thử vào lớp 10 tất cả các môn có hướng dẫn giải chi tiết để ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 thật tốt!

Xem thêm:

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM