Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn 2021 Hà Nội đề số 7

Xuất bản: 25/04/2021 - Tác giả:

Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn đề số 7 lớp văn cô Phương - Hà Nội trong bộ đề thi thử mới nhất dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo.

Tham khảo ngay đề thi thử vào lớp 10 2021 môn văn đề số 7 của cô Phương hay nhất dành cho các em học sinh lớp 9. Cùng Đọc tài liệu thử sức với đề thi dưới đây nhé:

Đề thi thử vào 10 môn văn đề số 7 lớp văn cô Phương - Hà Nội

Phần I: (6 điểm) 

Cho câu thơ sau:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ,

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”

(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Câu 2: Từ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Phép tu từ này có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có những câu thơ xuất hiện hình ảnh “mặt trời” qua cách sử dụng phép tu từ tương tự. Chép những câu thơ đó và cho biết tên tác giả, tác phẩm.

Câu 4: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu, triển khai theo lối lập luận tổng phân hợp để thấy được dòng cảm xúc chân thành của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép nối liên kết. (Gạch chân và chú thích rõ)

Phần II: (4 điểm) 

Cho đoạn thơ sau:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng.”

(Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo? Dựa vào trình tự ra khơi của đoàn thuyền thì đoạn trích em vừa chép mang nội dung gì ? (Diễn đạt ngắn gọn bằng một câu văn)

Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”? Các biện pháp nghệ thuật đó đã góp phần khắc họa vẻ đẹp nào của những người ngư dân?

Câu 3: Từ đoạn thơ vừa chép, với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay.

- Chúc em làm bài tốt -

Vậy là Đọc tài liệu đã giới thiệu tới các em đề thi thử vào lớp 10 môn Văn, mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập. Đừng quên còn rất nhiều tài liêu đề thi thử vào 10 môn văn khác của các tỉnh thành trên cả nước nhé.

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn đề số 7 lớp văn cô Phương - Hà Nội

Phần I: (6 điểm) 

Câu 1 

- Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác: 1976 khi đất nước vừa thống nhất và lăng Bác mới được khánh thành.

Câu 2 

- Từ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ.

- Tác dụng: Giúp bộc lộ cảm xúc biết ơn, tự hào, ngưỡng mộ của tác giả đối với Bác – Người đã mang lại ánh sáng, sự sống cho dân tộc Việt Nam.

- Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa.

- Vì: Sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời trong câu thơ chỉ mang tính chất lâm thời, không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào giải thích trong từ điển.

Câu 3 

- Những câu thơ xuất hiện hình ảnh “mặt trời: “Mặt trời của bắp thì năm trên đồi/ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”.

- “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm

Học sinh có nhiều cách diễn đạt để hoàn thành đoạn văn nhưng cần biết 3 điểm triển khai lí lẽ và dẫn chứng hợp lí:

* Về nội dung:

Khai thác các tín hiệu nghệ thuật để cảm nhận về nội dung: Dòng cảm xúc chân thành của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác.

- Hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi “mặt trời” => vừa khẳng định sức sống trường tồn của Bác vừa thể hiện lòng tôn kính, ngưỡng mộ, tự hào, biết ơn đối với Bác.

- Hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo + hoán dụ gợi liên tưởng “dòng người - tràng hoa”, “bảy mươi chín mùa xuân” => tấm lòng thành kính của nhân dẫn dành cho Bác.

=> Những vần thơ được viết trong sự thăng hoa của cảm xúc, nỗi xúc động lớn lao của trái tim.

>>>Tham khảo: Cảm nhận 2 khổ giữa bài Viếng lăng Bác

Phần II: (4 điểm) 

Câu 1.

- Chép chính xác ba câu thơ tiếp của câu thơ: Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

- Nêu được nội dung đoạn thơ bằng một câu văn: Đoạn thơ đã khắc họa hình ảnh đoàn thuyền đánh cá giữa biển đêm hùng tráng và thơ mộng.

Câu 2 

- Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, nói quá.

- Tác dụng: Góp phần khắc hoạ vẻ đẹp người ngư dân:

+ Tư thế lớn lao, kì vĩ ngang tầm thiên nhiên, vũ trụ.

+ Tâm hồn: phóng khoáng, lãng mạn.

Câu 3 

* Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài quy định, kết hợp các phương thức biểu đạt ...

>>Tham khảo: Phân tích vẻ đẹp người lao động trong khổ 3 Đoàn thuyền đánh cá

* Nội dung: Hs bày tỏ những suy nghĩ chân thành về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay.

+ Khẳng định đây là một hình ảnh đẹp, được toàn dân ngợi ca, ủng hộ

+ Nêu hiểu biết về công việc của người ngư dân: khó khăn, gian khổ, phải đương đầu với thử thách của thiên nhiên, biển cả, hiểm nguy luôn rình rập ....

+ Nêu ý nghĩa công việc của những người ngư dân: lao động hăng say, đầy hào hứng để góp phần khai thác tài nguyên, nuôi sống bản thân, làm giàu cho gia đình, xây dựng đất nước; kiên trì bám biển để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước, bảo vệ vùng biển đảo quê hương.

+ Suy nghĩ, hành động bản thân: khâm phục, tự hào về những người ngư dân kiên cường, chăm chỉ, ra sức học tập, trở thành người có ích cho xã hội, giúp đất nước phát triển; ủng hộ về vật chất và tinh thần cho những người ngư dân để họ yên tâm bám biển, quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước.

-/-

Mong rằng với trọn bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm này thì các em có thể hoàn thiện kĩ năng làm văn và giải đề tốt hơn. Chúc các em học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM