Dựa theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân năm nay, Đọc tài liệu muốn gửi tới các em một mẫu đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn GDCD vừa được ra của trường chuyên Thái Bình lần thi thử thứ 3 làm tài liệu thử sức tại nhà em nhé!
Cùng thử sức với đề thi thử THPTQG Quốc gia 2020 môn GDCD này em nhé:
Đề thi
SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN (Đề thi gồm 04 trang) | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN 3 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN; LỚP: 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi: 357 |
Câu 1. Gia đình ông T không đồng ý cho con gái mình là H kết hôn với M vì lí do hai người không cùng đạo. Gia đình ông T đã không thực hiện:
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.
C. quyền bình đẳng về tín ngưỡng.
D. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Câu 2. Pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện phản ánh:
A. tính bắt buộc chung của pháp luật.
B. bản chất xã hội của pháp luật.
C. tính quyền lực của pháp luật.
D. bản chất giai cấp của pháp luật.
Câu 3. “Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình”
là một nội dung thuộcA. nội dung quyền bầu cử, ứng cử.
B. ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử.
C. khái niệm quyền bầu cử, ứng cử.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
Câu 4. Nhận định nào sai: Khi xác định người không thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang bị quản chế hành chính.
B. Người đang bị tạm giam.
C. Người mất năng lực hành vi dân sự.
D. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của tòa án.
Câu 5. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, chủng tộc, màu da, … đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được hiểu là:
A. quyền bình đẳng giữa các công dân.
B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. quyền bình đẳng giữa các cá nhân.
Câu 6. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật là
A. nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. khái niệm quyền bình đẳng trong kinh doanh.
C. bình đẳng trong kinh doanh.
D. ý nghĩa quyền bình đẳng trong kinh doanh.
Câu 7. Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của
A. công dân.
B. lãnh đạo nhà nước.
C. Nhà nước.
D. nhân dân.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?
A. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
B. Ưu tiên nữ trong những việc liên quan đến chức năng làm mẹ.
C. Làm mọi công việc không phân biệt điều kiện việc làm.
D. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
Câu 9. Nghĩa vụ mà công dân phải chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là:
A. vi phạm pháp luật.
B. nghĩa vụ pháp lí.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. thực hiện pháp luật.
Câu 10. Anh H bán xe ô tô (tài sản chung của hai vợ chồng) mà không bàn bạc với vợ. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ:
A. tài sản riêng.
B. tài sản chung.
C. tình cảm.
D. nhân thân
Câu 11. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là
A. bình đẳng trong quan hệ thân nhân.
B. bình đẳng trong quan hệ riêng tư.
C. bình đẳng trong quan hệ dân sự.
D. bình đẳng trong quan hệ tài sản.
Câu 12. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là:
A. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.
B. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội.
C. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực dân sự.
D. quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân.
Câu 13. Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử?
A. Công khai.
B. Phổ thông.
C. Bình đẳng.
D. Trực tiếp.
Câu 14. Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Khẳng định này là nội dung của khái niệm
A. quyền bình đẳng của công dân.
B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. bình đẳng trước pháp luật.
Câu 15. “Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật” thể hiện
A. khái niệm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
B. ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 16. Việc làm nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?
A. Khống chế và bắt tên trộm khi hắn vào nhà.
B. Bố mẹ phê bình con cái khi con cái mắc lỗi.
C. Bắt người theo quy định của tòa án.
D. Đánh người gây thương tích.
Câu 17. Trong hợp đồng lao động giữa công ty X và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 03 năm làm việc cho công ty mới được lập gia đình và sinh con. Quy định này không phù hợp với:
A. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
B. bình đẳng trong việc sử dụng lao động.
C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Câu 18. Hai người đi ngược chiều và đâm vào nhau, gây tai nạn. Khi cảnh sát giao thông lập biên bản xử lý vụ việc vi phạm giao thông, anh K bị kiểm tra giấy tờ sau đó được mang xe về, anh C bị lập biên bản xử phạt và tạm giữ xe. Có người nói là vì anh K là người có chức có quyền nên không bị xử phạt còn anh C là dân thường nên bị xử phạt nặng. Xin cho biết việc cảnh sát giao thông có xử phạt đúng không? Vì sao?
A. Đúng. Vì anh T có chức có quyền nên được pháp luật ưu tiên.
B. Đúng. Vì anh C là người có lỗi, gây tai nạn nên bị cảnh sát giao thông xử phạt.
C. Sai. Vì cả hai anh không vi phạm pháp luật.
D. Sai. Vì cả hai anh đều vi phạm pháp vi phạm.
Xem thêm một đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 tỉnh Ninh Bình lần 1 khác giúp em ôn luyện nữa nhé!
Câu 19. Quan niệm nào dưới đây là biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân?
A. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
B. Chồng là trụ cột về kinh tế thì vợ phải nội trợ, chăm sóc gia đình.
C. Vợ chồng có quyền như nhau đối với tài sản chung và tài sản riêng.
D. Vợ chồng đóng góp như nhau về mọi chi phí trong gia đình.
Câu 20. Việc nhà nước quy định tỷ lệ thích hợp người dân tộc trong các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về
A. giáo dục.
B. văn hóa.
C. kinh tế.
D. chính trị.
Câu 21. “Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.” Là ý nghĩa của:
A. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
B. quyền bình đẳng giữa các tín ngưỡng.
C. quyền tự do hoạt động tín ngưỡng.
D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính thuyết phục, nêu gương.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 23. Trường hợp thực hiện bầu cử nào sau đây đúng với quy định của pháp luật?
A. Cha mẹ nhờ con đã thành niên đi bỏ phiếu bầu cử hộ
B. Vận động bạn bè, người thân bỏ phiếu cho một người.
C. Mang phiếu về nhà, suy nghĩ kỹ rồi quay lại điểm bầu cử để bỏ phiếu.
D. Không tự viết được, nhờ người viết phiếu bầu và tự bỏ vào hòm phiếu kín.
Câu 24. Nhà nước đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển xã hội vào các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ:
A. các quyền của công dân.
B. tính phổ biến của pháp luật.
C. các giá trị đạo đức.
D. tính quyền lực của pháp luật.
Câu 25. Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng:
A. tự ứng cử và được giới thiệu.
B. tự ứng cử và bình đẳng.
C. tự ứng cử và trực tiếp.
D. tự ứng cử và dân chủ.
Câu 26. Mọi công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là nội dung khái niệm nào sau đây?
A. Công dân bình đẳng trước xã hội.
B. Công dân bình đẳng trước pháp luật.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Câu 27. “Tự tiện bắt giam, giữ người là hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh.” Là một nội dung thuộc:
A. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
C. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
Câu 28. Khi tham gia các giao dịch dân sự phải có người đại diện đối với:
A. người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.
B. người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 14 tuổi.
C. người từ đủ 12 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
D. người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Câu 29. Hành vi nào dưới đây không phải là thực hiện pháp luật?
A. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
B. Làm những việc mà pháp luật cấm.
C. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
D. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
Câu 30. Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nhiều nữ sinh đánh bạn học, làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm lí của người bị hại là vi phạm nội dung của:
A. quyền được pháp luật bảo đảm về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Câu 31. Cảnh sát giao thông xử lý đúng luật việc H đi xe máy ngược chiều và gây tai nạn là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính chặt chẽ về mặt nội dung.
Câu 32. Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 33. “Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.” Là một nội dung thuộc:
A. Ý nghĩa quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. Khái niệm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
D. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
Câu 34. Các hành vi:
1. Học sinh đến trường để học tập.
2. Nam công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Nhà máy không xả chất thải chưa được xử lý ra môi trường
4. Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép.
5. Anh X đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội.
6. Anh T và chị H đến UBND xã đăng ký kết hôn.
Chọn phương án đúng:
A. Thi hành pháp luật: 2, 3.
B. Tuân thủ pháp luật: 2, 3.
C. Sử dụng pháp luật: 1, 5, 6.
D. Áp dụng pháp luật: 4, 6.
Câu 35. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là:
A. cơ sở đảm bảo trật tự xã hội và an toàn xã hội.
B. cơ sở để thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
C. cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. cơ sở, nguyên tắc để chống diễn biến hòa bình.
Câu 36. Nội dung: “Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình”, thể hiện:
A. các dân tộc đều bình đẳng về kinh tế.
B. các dân tộc đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
C. các dân tộc đều bình đẳng về tự do tín ngưỡng.
D. các dân tộc đều bình đẳng về chính trị.
Câu 37. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là mọi người đều:
A. được đối xử ngang nhau không phân biệt giới tính, tuổi tác.
B. có quyền làm việc theo sở thích của mình.
C. có quyền quyết định nghề nghiệp phù hợp với khả năng.
D. có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp.
Câu 38. Trong các quyền tự do cơ bản của công dân, quyền đóng vai trò quan trọng nhất là:
A. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. quyền tự do ngôn luận.
Câu 39. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây cần có sự tham gia của Nhà nước?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật
Câu 40. Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
A. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án.
B. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
C. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp tội phạm quả tang hoặc đang bị truy nã.
D. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
- HẾT -
Đây là một đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn GDCD của trường THPT chuyên Thái Bình, đề thi dựa trên lượng kiến thức đã học. Làm thử trong 50 phút rồi đối chiếu kết quả ở bảng dưới bạn nhé.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD
Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | D | 11 | C | 21 | D | 31 | C |
2 | A | 12 | A | 22 | B | 32 | B |
3 | B | 13 | C | 23 | D | 33 | C |
4 | A | 14 | C | 24 | A | 34 | A |
5 | B | 15 | C | 25 | C | 35 | C |
6 | A | 16 | D | 26 | B | 36 | C |
7 | A | 17 | B | 27 | C | 37 | D |
8 | C | 18 | B | 28 | A | 38 | B |
9 | C | 19 | A | 29 | B | 39 | D |
10 | B | 20 | D | 30 | D | 40 | C |
Trên đây là đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn GDCD vừa ra giúp các em có thể tham khảo và thử sức làm tại nhà. Mong rằng những nội dung này sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập.