Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lý có đáp án mẫu số 16

Xuất bản: 23/05/2021 - Tác giả:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lý có đáp án mẫu số 16 với lời giải chi tiết giúp em thử sức với các dạng câu hỏi, bài tập vận dụng trong kỳ thi THPTQG tốt hơn.

Mục lục nội dung

   Đề thi thử môn Lý 2021 có đáp án mẫu số 16 dựa theo chuẩn cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT. Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi thử thpt quốc gia 2021 này và đối chiếu với đáp án phía dưới bạn nhé.

(Tải ngay đề thi về máy trong file đính kèm bên dưới.)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lý số 16

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Gia tốc của một vật dao động điều hòa

A. luôn hướng về vị trí cân bằng.

B. độ lớn tỉ lệ với li độ của vật.

C. luôn ngược pha với li độ của vật.

D. có giá trị nhỏ nhất khi đổi chiều chuyển động.

Câu 2. Mức cường độ âm tại điểm A là 100 dB và tại điểm B là 60 dB. So sánh cường độ âm tại \(A\left( {{I_A}} \right)\) với cường độ âm tại \(B\left( {{I_B}} \right)\).

A. \({I_A} = 100{I_B}.\)

B. \({I_A} = 40{I_B}\).

C. \({I_A} = {10^{ - 4}}{I_B}\).

D. \({I_A} = {10^4}{I_B}\).

Câu 3. Đặt vào hai đầu một tụ điện một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số f thay đổi. Khi f = 50Hz thì cường độ hiệu dụng qua tụ là 2,4 A. Để cường độ hiệu dụng qua tụ là 3,6 A thì tần số của dòng điện phải bằng

A. 25 Hz.

B. 75 Hz.

C. 100 Hz.

D. 50√2 Hz.

Câu 4. So với hạt nhân \(_{14}^{29}Si\), hạt nhân \(_{20}^{40}Ca\) có nhiều hơn

A. 11 nơtrôn và 6 prôtôn.

B. 5 nơtrôn và 6 prôtôn.

C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn.

D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.

Câu 5. Trong nguyên tử Hiđrô, bán kính Bo là \({r_0} = 5,{3.10^{ - 11}}m\). Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử Hiđrô, electron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là \(r = 2,{2.10^{ - 10}}m\). Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng

A. L.

B. O.

C. N.

D. M.

Câu 6. Biết giới hạn quang điện của kẽm là 0,35μm. Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào lá kẽm tích điện âm thì

A. điện tích âm của lá kẽm mất đi.

B. tấm kẽm sẽ trung hòa về điện.

C. điện tích của tấm kẽm không đổi.

D. tấm kẽm tích điện dương.

Câu 7. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng

A. 0,48μm.

B. 0,40μm.

C. 0,60μm.

D. 0,76μm.

Câu 8. Quang phổ nào sau đây không phải là do nguyên tử, phân tử bức xạ

A. quang phổ vạch phát xạ giống nhau.

B. quang phổ vạch phát xạ khác nhau.

C. quang phổ vạch hấp thụ khác nhau.

D. tính chất vật lý giống nhau.

Câu 9. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ \(\left( {25 \div \infty } \right)\), dùng một kính lúp có độ tụ +20 dp. Số bội giác của kính người này ngắm chừng ở điểm cực cận là

A. 6,5.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lý có đáp án mẫu số 16 trang 1
Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lý có đáp án mẫu số 16 trang 2
Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lý có đáp án mẫu số 16 trang 3
Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lý có đáp án mẫu số 16 trang 4

- Kết thúc đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lý mẫu số 16 - 

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lý số 16

Dưới đây là bảng đáp án đề thi thử lý 2021 mẫu số 16 mà các em có thể so sánh:

(Lưu ý: Lời giải chi tiết của đề thi thử lý này ở trong file đính kèm bên dưới.)

CâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/a
1D2D3B4B5A
6C7C8C9D10D
11D12D13D14D15C
16C17D18B19D20C
21C22B23D24D25A
26B27D28B29A30A
31C32A33A34D35D
36A37C38B39D40A

Nguồn tài liệu: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn lý của Megabook

-/-

Với nội dung chi tiết và đáp án đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Lý mới nhất ở trên, chắc hẳn các em đã có thêm những kiến thức, kĩ năng làm đề mới cho môn học này. Chúc các em học tốt mỗi ngày.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM