Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn GDCD lần 2 trường Hàn Thuyên

Xuất bản: 08/06/2021 - Tác giả:

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn GDCD lần 2 trường Hàn Thuyên, Bắc Ninh (có đáp án) chắc chắn là tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn GDCD mà em đang tìm.

Cùng Đọc tài liệu tham khảo Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn GDCD lần 2 trường Hàn Thuyên vừa diễn ra, đề thi được ra bám sát cấu trúc đề thi tham khảo của bộ GD, hi vọng tài liệu giúp các em chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD.

Chi tiết đề thi thử môn GDCD như sau:

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn GDCD trường Hàn Thuyên lần 2

Mã đề132

Câu 1: Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi các doanh nghiệp thực hiện bình đẳng trong kinh doanh?

A. Có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.

B. Có quyền chủ động tìm kiếm thị trường đầutư.

C. Có quyền tự ý chấm dứt hợp đồng.

D. Có quyền chủ động mở rộng quy mô sản xuất.

Câu 2: Hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó là vi phạm quyền

A. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. được bảo đảm an toàn đời sống cá nhân.

D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 3: Công an xã tự ý bắt người vì nghi ngờ lấy trộm xe đạp là hành vi xâm phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân.

D. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 4: Người có hành vi vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm

A. hành chính.

B. hình sự.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Câu 5: Mục đích của việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng trên cơ sở pháp luật là

A. tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp.

B. thúc đẩy kinh doanh phát triển.

C. xây dựng nền kinh tế ổn định.

D. tạo điều kiện cho thực hiện quyền của cá nhân, tổ chức.

Câu 6: Người có hành vi buôn bán ma túy thì phải chịu trách nhiệm

A. kỉ luật.

B. hành chính.

C. hình sự.

D. dân sự.

Câu 7: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là

A. công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước, xã hội.

B. bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.

C. hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau trước Nhà nước và xã hội.

D. hưởng quyền như nhau và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân trước pháp luật?

A. Quyền của công dân không tách rời các nghĩa vụ của công dân.

B. Trong cùng điều kiện, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau.

C. Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành.

D. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi người không giống nhau.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, công dân thuộc các tôn giáo được nhà nước công nhận đều

A. hưởng mọi quyền lợi như nhau.

B. không được đảm bảo công bằng.

C. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

Câu 10: Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?

A. Quản lý công dân.

B. Bảo vệ các giaicấp.

C. Quản lý xã hội.

D. Bảo vệ các công dân.

Câu 11: Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính phù hợp về mặt nội dung.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 12: Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh?

A. Nộp thuế và bảo vệ môitrường.

B. Khai thác thị trường.

C. Chủ động tìm kiếm thị trường.

D. Tự chủ kinh doanh.

Câu 13: Công dân tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. thi hànhpháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. sử dụngpháp luật.

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 14: Trường hợp nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Đe dọagiếtngười.

B. Tự tiện bắt giữ người.

C. Nói xấu, vu oan người khác.

D. Đánh người gây thương tích.

Câu 15: Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây?

A. Cảnhcáo.

B. Chuyển công táckhác.

C. Buộcthôiviệc.

D. Phêbình.

Câu 16: Điểm giống nhau giữa ba hình thức: sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật thể hiện ở

A. chủ thể thực hiện là các cơ quan nhànước.

B. chủ thể thực hiện là các cá nhân vi phạm pháp luật.

C. chủ thể thực hiện là các cá nhân và tổ chức trong xã hội.

D. chủ thể thực hiện là các công chức nhànước.

Câu  17: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ của mình là bình đẳng về

A. kinhtế.

B. trách nhiệmpháplí.

C. quyền và nghĩa vụ.

D. chínhtrị.

Câu 18: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhânphẩm.

B. Bất khả xâm phạm về chỗở.

C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sứckhoẻ.

D. Bất khả xâm phạm về thânthể.

Câu 19: Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dướiđây?

A. Bản chấtxã hội.

B. Bản chấtnhândân.

C. Bản chấtgiaicấp.

D. Bản chất hiện đại.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói công dân bình đẳng về làm nghĩa vụ trước pháp luật?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp qu tthiện.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ nộpthuế.

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ kinh doanh.

D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

Câu 21: Đặc trưng nào dưới đây thể hiện quyền lao động của công dân?

A. công dân chỉ được làm việc ở một thành phần kinhtế.

B. Công dân phải lao động dưới sự giám sát của chínhquyền.

C. Công dân được tự do sử dụng sức lao động củamình.

D. Công dân làm việc không cần theo quy định của pháp luật.

Câu 22: Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với

A. mọi người t 18 tuổitrởlên.

B. mọi cá nhân, tổchức.

C. mọi cán bộ,côngchức.

D. mọi đối tượng cầnthiết.

Câu 23: Pháp luật không cấm kinh doanh ngành, nghềnào sau đây?

A. Kinh doanh cácchất nổ,chấtcháy.

B. Kinh doanh các chất matúy.

C. Kinh doanh các loại động vật quý hiếm.

D. Kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện, truyền thông.

Câu 24: Nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là các cơ sở

A. tínngưỡng.

B. tôngiáo.

C. họp hànhtôngiáo.

D. truyềnđạo.

Câu 25: Hành vi nào dưới đây không thể hiện quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật?

A. Khi con ốm, vợ chồng anh C thay nhau nghỉ làm để chăm sóccon.

B. Anh B tạo điều kiện cho vợ đi học để nâng cao trìnhđộ.

C. Vợ chồng anh D bàn bạc, thống nhất về thời gian sinh con thứhai.

D. Chị A quyết định mọi vấn đề về chi tiêu trong giađình.

Câu 26: Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh không đảm bảo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. hành chính.

B. kỉ luật.

C. dân sự.

D. hình sự.

Câu 27: Nghi ngờ con bò nhà bà P phá hỏng ruộng lúa nhà mình. Bà K đã nhốt con trai bà P do không trông coi bò cẩn thận. Hành vi của bà K đã vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở cuả công dân.

Câu 28: Bố con ông V bắt được kẻ trộm trèo tường vào nhà mình. Ngay lập tức, ông V báo với tổ dân phố và can ngăn không cho mọi người đánh tên trộm. Việc làm này của ông V đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được bảo hộ về danh dự,nhânphẩm.

B. Bất khả xâm phạm về chỗở.

C. Bất khả xâm phạm vềthânthể.

D. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 29: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinhtế?

A. Doanh nghiệp Nhà nước luôn được ưu tiên tạo điều kiện pháttriển.

B. Được khuyến khích, phát triển lâudài.

C. Được hợp tác và cạnh tranh lànhmạnh.

D. Là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinhtế.

Câu 30: Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà H phản ánh nhà ông P lôi kéo người dân theo Hội thánh đức chúa trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng sáng tụ tập tại nhà ông P để nghe giảng kinh là trái pháp luật. Ông X cắt ngang lời bà H: Đó là quyền tự do tôn giáo, việc của người ta bà nói làm gì. Bà V chen vào: Xã ta đã nhiều tôn giáo rồi, cần gì phải thêm tôn giáo nào nữa. Những ai dưới đây hiểu sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Bà H.

B. Bà H, bà V.

C. Bà V,ông X.

D. Ông X.

Câu 31: Ông M là Hiệu trưởng trường Y lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình đã tham ô 200 triệu đồng tiền chế độ của học sinh. Ông M phải chịu hình phạt là 10 năm tù giam và bồi hoàn số tiền trên. Hình phạt này đã thể hiện quyền bình đẳng bình đẳng trách nhiệm nào dưới đây?

A. Trách nhiệm hình sự.

B. Trách nhiệm kỉ luật.

C. Trách nhiệm hành chính.

D. Trách nhiệm dân sự.

Câu 32: Anh S và anh T đã thực hiện hành vi cướp tiệm vàng. Hành vi của anh S và anh T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C.  Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 33: Bạn M đã mượn xe đạp điện của bạn K một buổi sáng nhưng 3 ngày không trả mà mang bán xe của K. Hành vi của M trái với hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu  34: Do chuyển công tác anh H đã bắt vợ phải chuyển nhà đến ở gần nơi công tác mới của mình. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về

A. tôn trọng, giữ gìn danh dự của nhau.

B. tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

C. sở hữu tài sản chung.

D. lựa chọn nơi cư trú.

Câu 35: Trong thời gian chờ quyết định ly hôn của tòa án, chị A nhận được tin đồn anh B chồng chị đang tổ chức tiệc cưới với chị H tại nhà hàng X. Vốn đã nghi ngờ t trước, chị A cùng con trai đến nhà hàng, bắt gặp anh B đang liên hoan vui vẻ với các đồng nghiệp, hai mẹ con lao vào sỉ nhục và đánh anh thậm tệ. Bảo vệ nhà hàng X trong quá trình can ngăn đã làm vỡ nát chiếc điện thoại của chị A. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

A. Chị A, anh B, con trai và chị H.

B. Chị A, anh B và chị H.

C. Chị A và con trai.

D. Anh B, bảo vệ nhà hàng, chị A và con trai.

Câu  36: Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã “bồi dưỡng” cho H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên U cũng hứa giúp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Anh G, H và U.

B. Anh G và H.

C. Anh K và anh G.

D. Anh K, G, H và U.

Câu 37: Sau khi ly hôn, anh P đã đăng nhiều hình ảnh nhạy cảm giữa anh và vợ cũ là chị G lên mạng xã hội khiến chị G bị suy sụp tinh thần vì mọi người dị nghị, bàn tán. Anh V và anh Q đã có những bình luận với nội dung xúc phạm chị G và chia sẻ bài viết cho K, L và M. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

A. Anh P, V, Q, K, L và M.

B. Anh P, K, L và M.

C. Anh P.

D. Anh P, anh V và anh Q.

Câu 38: Chất thải của công ty X và công ty Y cùng gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở gần đó, điều này được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Nhưng chủ tịch xã lại bảo vệ công ty X và cho rằng chỉ có công ty Y mới xả chất thải ra môi trường. Bực tức, ông H và K là đại diện cho người dân đã viết đơn khiếu kiện gửi đến tòa án. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Công ty XvàY.

B. Ông H vàôngK.

C. Chủ tịch xã, công ty X và Y.

D. Chủ tịch xã.

Câu 39: Nhận được tin báo nghi chị K đang dụ dỗ để bắt cóc cháu M, ông Q Chủ tịch phường vội đi công tác nên đã giao anh T nhân viên dưới quyền tìm hiểu thông tin này. Anh T tiếp cận chị K khai thác thông tin, bị chị K chống đối, anh T đã bắt và nhốt chị tại UBND phường 2 ngày. Để ép anh T thả vợ mình, anh H - chồng chị K đón đường khống chế, đưa mẹ anh T về nhà mình giam giữ 3 ngày. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh T và anh H.

B. Ông Q, anh T, chị K và anh H.

C. Anh T, ông Q và anh H.

D. Ông Q và anh H.

Câu  40: Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc P yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên G đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai người mắng chửi, quát nạt nhau thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

A.Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô G và bảo vệ.

B.Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô G.

C.Giám đốc P và trưởng phòng S.

D.Chồng cô G và bảo vệ.

-HẾT-

- Xem thêm trọn bộ đề thi thử thpt quốc gia 2021 năm 2021 tất cả các môn - 

Đáp án đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn GDCD Hàn Thuyên lần 2

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1C11A21C31A
2A12A22B32A
3A13A23D33A
4A14B24B34D
5B15D25D35C
6C16C26A36A
7B17C27A37D
8C18C28D38C
9C19A29A39A
10C20A30C40A

Trên đây là một tài liệu đề thử tốt nghiệp 2021 có đáp án kèm theo khá sát cấu trúc Bộ GD&ĐT đưa ra, đừng quên còn rất nhiều đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn GDCD đang đợi các em khám phá nữa nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM