Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa mã đề 216 là đề thi tham khảo được Đọc Tài Liệu sưu tầm và biên soạn. Qua bộ đề sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải đề thi thử môn hóa 2020.
Đề thi thử môn hóa 2020
Đề thi THPT Quốc gia 2020 môn Hóa mã đề 216 này gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn theo đúng câu trúc đề thi chính thức của Bộ GD&ĐTvà nội dung theo sát chương trình học môn Hóa học lớp 12. Các em có thể làm bài thi online hoặc ghi đáp án từng câu ra giấy với thời gian làm bài là 50 phút rồi sau đó kiểm tra lại kết quả thi của mình qua phần đáp án ở phần cuối tài liệu này.
Có thể tải đề thi thử này về với 2 định dạng PDF hoặc DOC để in ra phía dưới!
Câu 41 Trong các kim loại sau, kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
A. Fe
B. Cu
C. Na
D. Ag
Câu 42 Etyl axetat có công thức là
A. C₂H₅;COOCH₃
B. C₂H₅COOC₂H₅
C. CH₃COOC₂H₅
D. CH₃COOCH₃
Câu 43 Số đồng phân có công thức phân tử C₅H₁₀O₂ mà khi thủy phân trong môi trường axit thu được axit axetic là
A. 3
B. 1
C. 4.
D. 2
Câu 44 Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. H₂N-(CH₂)₅-COOH
B. HOOC-(CH₃)₄-COOH và H₂N-(CH₂)₆-NH₂
C. HOOC-(CH₂)₄-COOH và HO-(CH₂)2-OH
D. HOOC-(CH₂)2-CH(NH₂)-COOH
Câu 45 Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Metyl axetat
B. Benzyl axetat
C. Etyl axetat
D. Tristearin
Câu 46 Chất không có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. Glucozơ
B. Xenlulozơ
C. Tinh bột
D. Saccarozơ
Câu 47 Trong các kim loại Fe, Al, Cu, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Fe
B. Cu
C. Au
D. Al
Câu 48 : Khí CO₂ được coi là chất gây ô nhiễm, chủ yếu là vì
A. gây mưa axit.
B. gây hiệu ứng nhà kính.
C. rất độc với con người
D. phá hủy tầng ozon.
Câu 49 Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H₂SO₄ loãng là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 50 Kim loại nào sau đây tác dụng với H₂O ngay ở nhiệt độ thường?
A. K
B. Fe
C. Mg
D. Cu
Câu 51 : Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO₃, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn | thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là
A. Mg(NO₃)₂ và Fe(NO₃)₂
B. Fe(NO₃)₃ và Mg(NO₃)₂
C. AgNO₃ và Mg(NO₃)₂
D. Fe(NO₃)₂ và AgNO₃
Câu 52 : Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
T | Quỳ tím | Quỳ tím chuyển xanh |
X | Dung dịch AgNO₃ trong NH₃ đun nóng | Kết tủa Ag trắng sáng |
X,Z | Cu(OH)₂ | Dung dịch xanh lam |
Y | Nước brom | Kết tủa trắng |
X,Y,Z,T lần lượt là
A. Glucozơ, anilin, saccarozơ, etylamin
B. Glucozơ, anilin, etylamin, saccarozơ
C. Glucozơ, saccarozơ, anilin, etylamin
D. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin.
Câu 53 Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất hòa tan Cu(OH)₂ tạo thành dung dịch màu xanh là:
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 54 Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. H₂SO₄ và Cu(NO₃)₂
B. FeCl₃ và KNO₃
C. NaOH và NaNO₃
D. CuCl₂ và NaOH
Câu 55 : Cho các chất sau: H₂NCH₂COOH, CH₃COOH, CH₃CH₃NH₂, CH₃CH(NH₂)COOH, C₆H₅NH₂, CH₃COONH₄, C₆H₅OH. Số chất vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với HCl là
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 56 : Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. Dung dịch CH₃COONa
B. Dung dịch KCl
C. Dung dịch NaHSO₄
D. Dungdịch Na₂CO₃
Câu 57 : Cho 2,74 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO₄ 0,02M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khối lượng kết tủa là:
A. 4,66 gam
B. 6,62 gam
C. 3,42 gam
D. 1,96 gam
Câu 58 : Cho 14,2 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 22,2 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 150 ml
B. 250 ml
C. 500 ml
D. 300 ml
Câu 59 : Cho 180 gam dung dịch glucozơ 10% tác dụng với dung dịch AgNO₃/NH₃ dư, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 12,96
B. 10,8
C. 21,6
D. 16,2
Câu 60 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin bậc 1, mạch hở, no, đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng thu được CO₂ và H₂O với tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 8. Hai amin có CTPT lần lượt là:
A. CH₃NH₂ và C₂H₅NH₂.
B. C₂H₅NH₂ và C₃H₇NH₂
C. C₃H₇NH₂ và C₄H₉NH₂
D. C₄H₉NH₂ và C₅H₁₁NH₂
Câu 61 : Cho 16,8 lít (đktc) hỗn hợp X gồm propin và hiđro qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y chỉ chứa ba hiđrocacbon có tỉ khối so với H₂ là 21,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br₂ trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,25
B. 0,20
C. 0,10
D. 0,15
Câu 62 : Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(a) Sục khí SO₂ vào dung dịch H₂S.
(b) Cho dung dịch NH₃ dư vào dung dịch AlCl₃.
(c) Cho dung dịch AgNO₃ vào dung dịch H₃PO₄.
(d) Sục khí CO₂ vào dung dịch Na₂SiO₃.
(e) Cho dung dịch AgNO₃ vào dung dịch HF.
(g) Cho dung dịch FeCl₃ vào dung dịch AgNO₃.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
Câu 63 : Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala Val) nhưng không thu được peptit Gly-Gly. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 64 : Cho các phát biểu sau:
(1) Đipetit Ala-Gly có phản ứng màu biure.
(2) Dung dịch lysin làm quì tím chuyển màu xanh.
(3) Anilin có lực bazơ mạnh hơn metylamin.
(4) Metyl fomat có phản ứng tráng gương. .
(5) Thủy phân vinyl axetat cho sản phẩm có phản ứng tráng gương.
(6) Tất cả protein đều tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
Câu 65 : Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe(NO₃)₃.
(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch Cu(NO₃)₂.
(3) Nhung thanh đồng vào dung dịch FeCl₃.
(4) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
(5) Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl. Con
(6) Để đồ vật bằng thép cacbon ngoài không khí ẩm. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 3
B. 4
C. 5
D.6
Câu 66 : Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,22 mol O₂ thu được CO₂ và 2,12 mol H₂O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng vừa đủ NaOH thu được a gam hỗn hợp hai muối natri stearat và natri oleat. Giá trị của a là
A. 33,36
B. 36,56
C. 34,96
D. 35,44
Câu 67 : Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 16,32 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO₃ (dư), thoát ra 2,688 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m là
A. 13,44.
B. 14,0
C. 6,72
D. 16,32
Câu 68 : Hòa tan 5,6 gam Fe vào dung dịch H₂SO₄ loãng dư thu được V lít khí H₂ (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48
B. 3,36
C. 2,24
D. 6,72
₂ : Điện phân 100 ml dung dịch A chứa AgNO₃ 0,2M, Cu(NO₃)₂ 0,1M và Zn(NO₃)₂ 0,15M với cường độ dòng điện I= 1,34A trong 72 phút. Số gam kim loại ở catot sau điện phân là:
A. 3,45 gam
B. 2,48 gam
C. 3,775 gam
D. 2,8 gam
Câu 70 : Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Fe(NO₃)₂ vào dung dịch AgNO₃.
(2) Dẫn luồng khí H₂ đến dư qua ống sứ chứa Cuo.
(3) Cho dung dịch HCl vào dung dịch AgNO₃.
(4) Cho Na kim loại vào dung dịch CuSO₄.
(5) Cho Cu dạng bột vào lượng dư dung dịch FeCl₃.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 71 : Cho 0,15 mol axit glutamic vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 61,0
B. 50,2
C. 48,4
D. 46,2
Câu 72 : Khi clo hoá PVC thu được một loại tơ clorin chứa 66,77% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC, Giá trị của k là
A. 1,5
B. 3,5
C. 2
D. 3
Câu 73 : Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Mg với tỉ lệ mol tương ứng 3 :1 vào dung dịch chứa Cu(NO₃)₂ 1,2M và AgNO₃ 0,8M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 22,84 gam chất rắn Y. Để tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 0,36 mol NaOH. Giá trị của m là
A. 11,52 gam
B. 9,6 gam
C. 14,4 gam
D. 12,48 gam
Câu 74 : Cho 0,5 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở, có tham gia phản ứng tráng gương) và 75,4 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 16,8 lít khí O₂ (đktc). Khối lượng của 0,5 mol X là
A. 49,4
B. 54,8 com
C. 53,0
D. 50,47
Câu 75 : Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic, metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 8,568 lít (đktc) khí O₂ thu được 6,72 lít (đktc) khí CO₂. Nếu cho 0,18 mol hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 23,43
B. 25,62
C. 21,24
D. 26,72
Câu 76 : Chất X (\({C_n}{H_{2n+2}}{O_4}{N_2}\)) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y(\({C_m}{H_{2m-4}}{O_7}{N_6}\)) là hexapeptit được tạo bởi một amino axit. Biết 0,1 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với 0,32 mol NaOH trong, dung dịch, đufn nóng, thu được etylamin và dung dịch chỉ chứa 31,32 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 77
B. 52
C. 49
D. 22.
Câu 77 : Sục tử từ CO₂ đến dư vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)₂ và 0,3 mol KOH, ta thu được kết quả như đồ thị sau: Giá trị của x là
A. 0,55
B. 0,65
C. 0,45
D. 0,5
Câu 78 : Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO₃) tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H₂SO₄ loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H₂ là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25
B. 15
C. 40
D. 30
Câu 79: Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C₈H₈O₂ và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m là
A. 16,32
B. 13,60
C. 20,40
D. 8,16.
Câu 80 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500ml dung dịch hỗn hợp HNO₃ 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO₃ dư, thu được m (g) chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của \({N^{+5}}\)
trong các phản ứng. Giá trị của m làA. 29,24
B. 30,05
C. 28,7
D. 34,1
Đáp án đề thi thử Hóa THPTQG mã 216
41-C | 42-C | 43-D | 44-B | 45-D | 46-A | 47-B | 48-B | 49-D | 50-A |
51-A | 52-A | 53-B | 54-D | 55-D | 56-C | 57-B | 58-C | 59-C | 60-B |
61-D | 62-D | 63-B | 64-C | 65-A | 66-B | 67-A | 68-C | 69-A | 70-D |
71-B | 72-C | 73-D | 74-C | 75-A | 76-B | 77-D | 78-B | 79-C | 80-B |
Để xem thêm lời giải chi tiết cho các câu hỏi trong đề thi thử môn hóa THPT QG mã đề 216, các em học sinh có thể tải tài liệu trong phần file đính kèm phía dưới.
Trên đây là bộ đề thi thử thpt quốc gia 2020 môn Hóa có đáp án Mã đề 216 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì kiểm tra THPT sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.
Chúc các em thi tốt!